Chồng đổi tính vì “súng hết đạn”

(Kiến Thức) - Tôi 53 tuổi, còn chồng tôi 58. Chúng tôi ở riêng, kinh tế khá dư dả, cuộc sống rất thoải mái. Sáng, chiều, hai vợ chồng tôi cùng đi tập thể dục, ai cũng khen chúng tôi hạnh phúc mỹ mãn.

Tôi 53 tuổi, còn chồng tôi 58. Chúng tôi ở riêng, kinh tế khá dư dả, cuộc sống rất thoải mái. Sáng, chiều, hai vợ chồng tôi cùng đi tập thể dục, ai cũng khen chúng tôi hạnh phúc mỹ mãn. Thế nhưng, cách đây khoảng nửa năm, chồng tôi có trục trặc về sinh lý. Ông ấy không thể cương mỗi lần gần gũi vợ. Ông ấy tỏ ra buồn phiền, hay cáu gắt, rồi ngấm ngầm đi mua các biệt dược (nói để “tăng đạn”) về ngâm rượu uống. 
Sợ ông rước thêm bệnh vào người, tôi bắt ông vứt bỏ hết mấy thứ đó, bảo tôi không cần, hết nhu cầu rồi. Tuy nhiên, ông lại cho rằng tôi lạnh nhạt, không còn hứng thú với chồng. Từ đó ông lại càng khó tính, đặc biệt không còn muốn tôi tham gia các hoạt động tập thể. Đi đâu ông cũng vặn vẹo, tra xét, có khi đùng đùng lôi tôi giữa chốn đông người về nhà, làm tôi mất mặt. Tôi không biết phải làm sao để ông ấy trở lại như xưa, cuộc sống hiện tại ngột ngạt quá - Vũ Xuân Hoa (Hải Dương).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Bác Hoa kính mến, rất nhiều đấng nam nhi coi tình dục như một thước đo cho bản lĩnh đàn ông. Cho nên khi “chuyện ấy” trục trặc thì tự ti, mất hết nhuệ khí, cho rằng mình không còn khả năng đem lại hạnh phúc, sự mãn nguyện cho người bạn đời nữa. 
Bác tuy không trách móc, tỏ ý bực bội với “sự cố” của bác trai, tuy nhiên, nếu như trước đây chuyện chăn gối của hai bác vẫn bình thường thì việc bỗng dưng bác nói “không cần, hết nhu cầu” nó lại giống như sự hắt hủi, “lừa dối” chồng. Vì thế, vừa buồn về bệnh tật, lại thêm sự “lạnh lẽo”, bất cần từ phía vợ, bác trai thay đổi tâm tính, trở nên buồn phiền, khó tính cũng là điều có thể thông cảm được. 
Bác nên động viên bác trai đến khám ở chuyên khoa uy tín để nhận được những lời khuyên, bài thuốc tốt nhất, tránh tiền mất tật mang, bệnh nọ xọ bệnh kia như bác lo lắng. Đồng thời chia sẻ những lo lắng, tâm tư cùng chồng. Mong bác trai sớm hết bệnh. 

Khổ vì vợ cứ “dửng dưng“

Hồi mới kết hôn, vấn đề thầm kín của vợ chồng tôi cũng chẳng đến nỗi nào. Dù vợ ít khi chủ động, nhưng mỗi khi chồng “đòi” thì cũng lẳng lặng chiều.

Hồi mới kết hôn, vấn đề thầm kín của vợ chồng tôi cũng chẳng đến nỗi nào. Dù vợ ít khi chủ động, nhưng mỗi khi chồng “đòi” thì cũng lẳng lặng chiều.

Thật lòng, đàn ông thuở ban đầu thích vợ mình “hiền”, “khờ” trong vấn đề ấy, nhưng rồi cứ bổn cũ soạn lại hoài cũng nhàm chán. Chia sẻ với vợ về việc cải thiện chuyện gối chăn, nhận được câu trả lời bàng quan rằng, anh muốn làm gì thì làm!

Cú sốc của anh chồng già có vợ đẹp

Thế là chị và ông đã có tuần trăng mật lãng mạn và trần tục, công khai mà kín đáo giữa sự đùm bọc thương yêu của những người cao tuổi. 

Chị về hưu sớm, khi chưa đầy 50 tuổi. Đang từ một trưởng phòng năng động giờ quanh quẩn trong nhà, ra chợ, làm mấy việc nội trợ linh tinh, chị thấy hụt hẫng kinh khủng. Hai đứa con suốt ngày ở trường, về đến nhà là chui tọt vào phòng riêng, ngày nghỉ thì du hý với bạn bè. Anh, do tính chất công việc nên đi suốt, ít khi ở nhà, mà có ở nhà thì cũng ít chuyện trò, hơn 20 năm hôn nhân, biết hết cả chân tơ, kẽ tóc của nhau, có gì mà nói!.

Rảnh rỗi, chị lên Facebook, đầu tiên thì cũng thích thú với các mối quan hệ vừa ảo, vừa thực, sau dần cũng chán bởi đấy như cái chợ hỗn độn, khoe mình, tự sướng, đố kỵ, nhỏ nhoi, lặt vặt…đủ cả, chị bỏ không ngó ngàng đến nữa. Chị cũng không thích vũ trường ồn ào, tí tởn, cũng chẳng thích các câu lạc bộ sức khỏe, chủ yếu là những ông bà già đang cố chứng tỏ mình còn… xuân sắc.

Chị còn một sự giải trí đó là cái ti vi mà chị chỉ thích xem phim Hàn lâm ly gia cảnh, éo le tình ái. Song, do bị chồng con chê là “thị hiếu của các bà nội trợ” nên chị cũng bỏ nốt.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Một cái đáng ra phải tự hào nhưng chị lại thấy phiền là chị đẹp, trẻ trung hơn rất nhiều so với lứa tuổi sắp lên chức bà ngoại của chị. Chị biết rõ sức hấp dẫn nhan sắc viên mãn của mình nhưng chị cũng quá hiểu cánh đàn ông hiếu sắc, tính cách sở khanh, chị chẳng dại gì mà dây vào cái sự tình ái lằng nhằng, vui phút chốc mà lo dai dẳng, đánh mất sự yên ổn gia đình như chơi.

Phần anh quá yên tâm với vợ đẹp, con ngoan, gia đình hòa thuận nên thản nhiên để ngọn lửa ấy cháy trong bốn bức tường hôn nhân không có ngọn gió nào lọt vào làm bùng lên hoặc thổi tắt nó. Anh thiêm thiếp ngủ trên hạnh phúc của mình, còn sự hào hoa, phong nhã vô cùng linh hoạt của một quý ông anh dành cho đối ngoại.

Ngay lần dự họp tổ dân phố đầu tiên chị đã để lại ấn tượng cho nhiều người, đặc biệt là ông Tổ trưởng dân phố. Ông này cũng hưu non như chị, nhưng phong độ thì chưa hưu. Ông thường lui tới nhà chị, việc “hàng tổng” thôi, khi thì thu tiền nọ, tiền kia, khi thì ủng hộ bão lụt, khi thì đưa bản cam kết này nọ… rồi khi thì chẳng có lý do gì cũng đến, hai người cùng cảnh hưu non tha hồ phung phí quỹ thời gian. Ông có ý định “xây dựng” hình mẫu “Gia đình văn hóa” tại nhà chị nên càng phải lui tới nhiều hơn.

Có một đợt tham quan kết hợp nghỉ dưỡng dành cho các cụ về hưu, ông vận động chị đi cùng. Thế là chị và ông đã có tuần trăng mật lãng mạn và trần tục, công khai mà kín đáo giữa sự đùm bọc thương yêu của những người cao tuổi. Chị cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa khi thấy mình quan trọng, ít nhất là đối với một người.

Rồi danh hiệu “Gia đình văn hóa” cũng đến. Chị được cử đi dự hội nghị từ phường đến quận, cả thành phố nữa, luôn có ông Tổ trưởng dân phố phong độ tháp tùng.

Sự việc chỉ vỡ lở khi bà vợ của ông này tố cáo đòi rút danh hiệu vẻ vang ấy ra khỏi gia đình chị, bà này quan niệm: “Không thể có thứ văn hóa cướp chồng người khác!”.

Dĩ nhiên là anh thoát khỏi tình trạng ngái ngủ hôn nhân bằng một cú sốc,muốn đập phá tất cả một trận cho hả giận. Song, sau một ngày đầu như muốn nổ tung, vùi mình trong phòng riêng, nghĩ lại anh thấy mình cũng có lỗi trong chuyện này, anh trách mình chủ quan, tin rằng vợ anh không bao giờ đánh đổi một hạnh phúc gia đình (dù tẻ nhạt) để đổi lấy niềm vui phù phiếm… Anh cũng không muốn gia đình xáo trộn bởi chuyện chưa phải quá lớn. Anh quyết định lặng lẽ đợi xem chị ứng xử ra sao với lỗi mà chị gây ra…

Phụ nữ là một bí ẩn của tạo hóa

Nói “bí ẩn” nghe có vẻ sách vở, thực tế vẫn nghe than phiền rằng các bà “phức tạp quá”, hoặc các bà đang “phức tạp hóa” vấn đề.

Phụ nữ là một bí ẩn của tạo hóa, bí ẩn đến mức nhiều khi không thể hiểu nổi. Bao nhiêu giấy mực văn chương, bao nhiêu sự kiện lịch sử đã thăng trầm theo cái bí ẩn ấy. Sự thật là, dù các chị em có thể nói chuyện suốt ngày, thở than kể lể rất nhiều, các sự kiện vẫn không vì thế mà đơn giản hơn, sáng rõ hơn. Nói “bí ẩn” nghe có vẻ sách vở, thực tế vẫn nghe than phiền rằng các bà “phức tạp quá”, hoặc các bà đang “phức tạp hóa” vấn đề.

Đây là một sự phức tạp: “Em vừa sinh con gái, được hơn một tháng tuổi. Bé đầu cũng là con gái. Gia đình chồng em không quan tâm đến cháu, nhưng lại muốn đặt tên cho cháu, chồng em thì hoàn toàn theo ý ba mẹ. Em thích con gái có chữ “thị”, gia đình chồng em không muốn. Ông bà chỉ muốn có cháu trai thôi. Tại sao em sinh con ra mà không được đặt tên con theo ý mình? Mấy hôm nay em rất buồn, nhiều lần nghĩ đến việc ly hôn…”.

Còn đây là một cách giải quyết phức tạp: “Em lập gia đình nhưng hai mẹ con vẫn ở nhà ông bà ngoại, đến nay đã hai năm. Chồng em đi làm xa nhưng tiền bạc không thấy mang về. Lo ngại anh có người khác, em giục chồng phải dành dụm để mua nhà, ra riêng, nhưng chồng em chỉ ừ ừ rồi thôi. Sau nhiều lần nhắc nhở không kết quả gì, em tự ý vay tiền mua một miếng đất. Không ngờ, miếng đất thuộc diện giải tỏa không làm được giấy tờ. Giờ em cũng không biết tính sao, chồng em rất giận nên mấy tháng nay không về…”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Một kiểu phức tạp khác: “Tôi nghi ngờ chồng tôi có người khác. Điều làm tôi buồn nhất là cách ông ấy đối xử với tôi. Cả ngày vợ chồng không nói với nhau câu nào, đi làm về thì coi ti vi hay đi chơi rồi ngủ. Ông ấy còn hay cáu. Ngày trước, chuyện gì tôi nói ông ấy cũng nghe có trước có sau, nhưng giờ nhiều lần ông ấy nghe lời người khác về nhà mắng chửi tôi. Tôi buồn lắm. Cứ nghĩ đến lúc họ cần mình thì mình đến, mà sao lúc mình cần họ thì họ lại quay đi. Tôi có nên dọn hẳn sang nhà con trai ở, để ông ấy sống một mình cho ông ấy thấm thía…”.

Thế đấy, trẻ có sự phức tạp của trẻ, già có sự phức tạp của già, nghèo cũng tâm tư mà có của ăn của để cũng tâm tư. Bản thân những vấn đề của gia đình đã phức tạp, lại càng bị làm cho rối rắm thêm vì cách nghĩ vơ hết mọi chuyện vào mình, liên tưởng triền miên, kết dính chuyện này với hàng loạt những chuyện khác.

Trong tất cả các trường hợp, những người trong cuộc luôn mong muốn các nhà tư vấn sẽ đưa ra cho mình được giải pháp “khác thường”, “đặc biệt” nào đó và cơ bản là có thể giải quyết được ngay vấn đề họ đang gặp phải. Trả lời câu hỏi “tại sao” của phụ nữ thường không đơn giản, vì mỗi một câu trả lời luôn có nguy cơ kéo theo một câu hỏi “tại sao” nữa.

Thật ra, các giải pháp thường rất đơn giản nhưng chẳng có giải pháp nào có thể giải quyết được vấn đề ngay lập tức.

Đừng đi tìm những giải pháp ở bên ngoài ngôi nhà của mình. Những giải pháp thường có sẵn ngay trong nhà mà bạn không biết đó thôi. Hãy tách vấn đề thành từng chuyện nhỏ riêng biệt và giải quyết từng chuyện, đừng vò cho cuộn chỉ đã rối còn rối thêm. Hầu như trong tất cả mọi trường hợp, giải pháp đầu tiên vẫn là trò chuyện, trao đổi. Hãy nói rõ mong muốn của mình, đồng thời tôn trọng mong muốn của người khác. Đừng phủ định sạch trơn, đừng phỏng đoán và làm theo phỏng đoán, đừng định kiến…

Lời tham vấn có thể cần thiết, giải pháp mà tư vấn viên đưa ra có thể là rất tốt, nhưng người thực hiện giải pháp đó mới là điều quan trọng. Cùng một giải pháp nhưng có thể gỡ rối được chuyện này mà không gỡ được chuyện kia. Vậy nên, hãy coi chính bản thân mình đã là một phần rất quan trọng của giải pháp, lần lượt bước từng bước một, gỡ từng việc. Một quyết định như ly hôn hay ly thân không phải là giải pháp, chỉ là một cách đối phó mà thôi.

Do không quan tâm đến tính lâu dài của giải pháp, chị em thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi một cách làm nào đó trong thời gian dài. Thử một lần không được, thay vì cần thử lần hai, lần ba, chị em thường bỏ cuộc. Điểm yếu của phụ nữ là quá lệ thuộc vào cảm xúc, dễ bị cảm xúc đẩy đi chệch hướng. Sau một lần thấy không kết quả gì, chị em nản lòng, lại hỏi “có cách nào để...”, rồi phân bua “tôi đã làm rồi, tôi đã có thử rồi, nhưng…”.

“Đơn giản - đó chính là sự phức tạp đã được giải quyết”. Tuy nhiên, sống đơn giản không dễ dàng gì và cũng không mấy phù hợp với bản chất người phụ nữ. Thôi thì, phụ nữ hãy vẫn cứ bí ẩn, cứ phức tạp, nhưng nếu “đụng chuyện”, hãy tự nhắc mình điều đầu tiên là phải nhìn nhận sự vật đơn giản như chính bản thân nó, để tìm một giải pháp đơn giản, dễ thực hiện và kiên trì với giải pháp đó cho đến khi mọi chuyện trở nên đơn giản hơn…