Chơi ảnh nghệ thuật với khung ảnh Led One

(Kiến Thức) - Khung ảnh Led One cho phép bất kỳ hình ảnh trên điện thoại trở thành tác phẩm nghệ thuật đóng khung của bạn.

 

Đây là sản phẩm của một công ty của Thụy Điển sản xuất. Nó là một khung hình backlit kết nối với điện thoại, giúp bạn thay đổi hình ảnh trên khung trang trí cho nhà mình mỗi ngày tùy theo sở thích.
 

 

Khung ảnh được làm từ gỗ với một hệ thống đèn LED được cài đặt bên trong. Ánh sáng của khung có thể thay đổi, do đó bạn có thể thiết lập các giai điệu hoàn hảo và mỗi bức ảnh mà bạn chọn có thể hiển thị một ánh sáng khác nhau.
 

Để có được hình ảnh hiển thị trong khuôn khổ của khug Led One, nhà sản xuất đã phát triển một ứng dụng miễn phí. Và ứng dụng này sẽ sớm được bán thông qua iTunes và Google Play. Bạn chỉ cần tải lên hình ảnh lên và ứng dụng sẽ gửi lại cho bạn các bản in tùy chỉnh để hiển thị. Bạn cũng sẽ có thể đặt hàng in từ bộ sưu tập của họ.
 

Khung ảnh đặc biệt này hiện có sẵn và cho đặt hàng trước trên Kickstarter nếu bạn đang quan tâm đến việc trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu sản phẩm này.

Giúp bé vừa học vừa chơi với ứng dụng NAHI Kids

(Kiến Thức) - Với ứng dụng bổ ích này, các bậc cha mẹ không còn lo lắng khi con quá mê điện thoại thông minh hay máy tính bảng.

NAHI Kids là một thư viện phim, sách, nhạc, game vui học khổng lồ với hơn 10.000 nội dung cho trẻ từ 2-12 tuổi. Cha mẹ có thể dạy con tập đọc, dạy tiếng Anh,  dạy những câu chuyện về đạo đức, động vật, cây cỏ… . Chỉ cần mở ra, cha mẹ có thể chơi với bé, hoặc học luôn với con mà không cần sắm sửa thêm sách vở. Báo Nhi Đồng, truyện đọc thiếu nhi, ca nhạc của NXB Kim Đồng, Phương Nam Book, NXB Giáo Dục, Phương Nam Film… có đủ hết trong ứng dụng và có báo mới theo từng kỳ cho bé.
 

Tận mắt xem đại gia Thanh Hóa chăm bẵm hổ

Thấy người vào trại, nhiều con hổ nặng tới 2 tạ lại chồm lên nhe nanh gầm gừ. Sau 6 năm nuôi nhốt, trại hổ của ông Chiến mới được cấp phép.

Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du
 Trại nuôi 11 con hổ của gia đình Nguyễn Mậu Chiến (44 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được đánh giá là địa điểm nuôi loài “chúa sơn lâm” lớn nhất khu vực.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-2
 Ông Chiến cho biết, đàn hổ này được mua về từ năm 2006. Đến năm 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép nuôi nhốt.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-3
 Nói về nguồn gốc đàn hổ, chủ trang trại cho biết, hồi năm 2006, trong một lần lên xã Na Mèo (huyện Quan Sơn) mua gỗ, ông bắt gặp cảnh người dân bắt được đàn hổ từ bên Lào đưa về nên đã mua lại đưa về quê.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-4
 Đàn hổ lúc đầu có 16 con, nặng 3-4 kg/con. Từ 2008 đến 2012, 5 con hổ lần lượt chết do bệnh nặng. Sau nhiều năm được chăm sóc, 11 con hổ còn lại đều trưởng thành, nặng từ 1,5 đến 2 tạ.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-5
 Trong số 11 con hổ, một số rất hung dữ, thấy người là chúng chồm lên, khiến những ai vào trang trại không khỏi rùng mình, hoảng hốt. Thời điểm đầu, ông Chiến thừa nhận nuôi trái phép.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-6
 Đến 2012, ông mới được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho phép nuôi. Trước đây, số hổ này được gia đình ông Chiến nuôi nhốt ngay tại nhà trong thôn 27, xã Xuân Tín.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-7
Không chỉ làm người dân lo lắng, mất ăn mất ngủ mỗi khi hổ đói ăn gầm lên mà chúng còn gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư.  
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-8
 Đến năm 2010, trại nuôi hổ được xây dựng ở khu vực cồn Tàu Voi.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-9
 Dù xa khu dân cư, nhưng người dân vẫn lo lắng vì hiểm họa mà đàn hổ gây ra là khôn lường vì khu vực nuôi nhốt hiện chỉ cách đê Cầu Chày khoảng 300 m. Nếu đê vỡ, nước tràn vào thì nguy cơ hổ thoát ra ngoài là rất lớn.
Tan mat xem dai gia Thanh Hoa cham bam dan ho hung du-Hinh-10
Dù vậy, chủ trại hổ khẳng định hệ thống chuồng trại của mình rất kiên cố. Để nuôi được đàn hổ này, chủ nhân đã phải bỏ ra tiền triệu mỗi ngày để mua thức ăn.