“Choáng” với công nghệ sạc đầy 70% pin trong 2 phút

(Kiến Thức) - Hãy tưởng tượng điện thoại của bạn nhanh chóng nạp đầy đến 70% pin trong hai phút, viên pin có tuổi thọ 20 năm và không bị chai.

Đây là vài thông số kỹ thuật của pin lithium ion đang được phát triển tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore). Điều này có thể trở thành hiện thực bằng cách đẩy nhanh quá trình phản ứng hóa học bên trong tế bào pin.
 
Thay vì sử dụng một anode than chì, pin này sử dụng một ống nano titan dioxide anode. Điều này cho phép pin có 10.000 chu kỳ sạc, lớn hơn gấp nhiều lần so với 500 lần sạc ở pin thông thường. Các ống titan nhỏ hơn có mức giá rẻ và dễ dàng để thực hiện. 
Công nghệ mới sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2016, thay thế các dòng pin truyền thống. Theo ước tính thì trong khoảng 2 năm, thị trường pin lithium ion chiếm tới 23,4 tỷ USD. Những loại pin có tuổi thọ cao sẽ giúp người dùng sử dụng thiết bị lâu hơn mà không cần mua điện thoại hoặc thay pin mới.

Truy tìm thủ phạm âm thầm “ngốn” pin điện thoại

(Kiến Thức) - Trong nháy mắt, điện thoại của bạn cạn kiệt pin. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bắt đầu truy tìm thủ phạm âm thầm "ngốn" pin của máy.

1. Chất lượng pin không tốt Nếu mua điện thoại kém chất lượng, bạn có thể "nếm trái đắng" vì pin cũng "cùi bắp" không kém gì máy, hiện tượng hao pin, sụt pin là điều khó tránh. Lời khuyên đưa ra là bạn nên mua máy ở cửa hàng uy tín, có chế độ bảo hành, tránh "rinh" phải pin hết đát.
1. Chất lượng pin không tốt
Nếu mua điện thoại kém chất lượng, bạn có thể "nếm trái đắng" vì pin cũng "cùi bắp" không kém gì máy, hiện tượng hao pin, sụt pin là điều khó tránh. Lời khuyên đưa ra là bạn nên mua máy ở cửa hàng uy tín, có chế độ bảo hành, tránh "rinh" phải pin hết đát.
2. Sạc pin không đúng cách Thói quen sạc pin qua đêm hoặc dùng không đúng loại sạc sẽ làm pin nhanh chai, tất yếu dẫn đến tình trạng pin "ngỏm" sớm dù đã nạp đầy. Tốt nhất, bạn hãy sạc điện đúng cách và xả pin định kỳ.
 2. Sạc pin không đúng cách
Thói quen sạc pin qua đêm hoặc dùng không đúng loại sạc sẽ làm pin nhanh chai, tất yếu dẫn đến tình trạng pin "ngỏm" sớm dù đã nạp đầy. Tốt nhất, bạn hãy sạc điện đúng cách và xả pin định kỳ.
3. Sử dụng nhiều tính năng cùng lúc Nguyên nhân khác là do bạn đồng thời "xài" nhiều ứng dụng cùng lúc như: lướt web, chat, chơi game, tải ảnh lên Facebook. Để kéo dài thời gian dùng pin, tốt nhất nên hạn chế thói quen này.
3. Sử dụng nhiều tính năng cùng lúc
Nguyên nhân khác là do bạn đồng thời "xài" nhiều ứng dụng cùng lúc như: lướt web, chat, chơi game, tải ảnh lên Facebook. Để kéo dài thời gian dùng pin, tốt nhất nên hạn chế thói quen này.
4. Sóng điện thoại chập chờn Nếu bạn ở trong vùng sóng điện thoại yếu, máy sẽ mất thời gian và lượng pin nhất định để dò tìm và kết nối trở lại.
4. Sóng điện thoại chập chờn 
Nếu bạn ở trong vùng sóng điện thoại yếu, máy sẽ mất thời gian và lượng pin nhất định để dò tìm và kết nối trở lại. 
5. Tốn "sức" kết nối internet Khi thường xuyên kết nối 3G, wifi, thiết bị của bạn sẽ tiêu tốn năng lượng rất nhanh. Vì thế, khi không cần sử dụng, bạn hãy tắt 3G, vào Setting > General > Network và chọn Enable 3G to Off để thoát.
5. Tốn "sức" kết nối internet
Khi thường xuyên kết nối 3G, wifi, thiết bị của bạn sẽ tiêu tốn năng lượng rất nhanh. Vì thế, khi không cần sử dụng, bạn hãy tắt 3G, vào Setting > General > Network và chọn Enable 3G to Off để thoát. 

Những hiểm họa rình rập khi dùng di động trời mưa

(Kiến Thức) - Bạn vẫn vô tư "xài" điện thoại mặc dù đang đi dưới trời mưa, sấm sét? Hành động này tiềm ẩn mối nguy cho thiết bị và chính bạn.

1. Ngấm nước vào bo mạch điện thoại Nước mưa có thể ngấm vào bo mạch, pin điện thoại và làm chập linh kiện máy. Nếu cắm sạc sau đó có thể gây gây chập, cháy hoặc nổ thiết bị rất nguy hiểm.
1. Ngấm nước vào bo mạch điện thoại
 Nước mưa có thể ngấm vào bo mạch, pin điện thoại và làm chập linh kiện máy. Nếu cắm sạc sau đó có thể gây gây chập, cháy hoặc nổ thiết bị rất nguy hiểm. 
 
2. Thu hút nguy hiểm từ sấm sét Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hoá điện hoá) cho biết: khi mưa, sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại sẽ vô tình thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào thiết bị, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.
2. Thu hút nguy hiểm từ sấm sét 
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hoá điện hoá) cho biết: khi mưa, sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại sẽ vô tình thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào thiết bị, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.
Hơn nữa, hầu hết vỏ điện thoại đều làm bằng kim loại, chúng có thể là tác nhân thu hút điện trường, sấm sét nếu ở trong hoàn cảnh có thêm nhiều nhân tố tác động như mưa ẩm hoặc môi trường có điện tích lớn.
Hơn nữa, hầu hết vỏ điện thoại đều làm bằng kim loại, chúng có thể là tác nhân thu hút điện trường, sấm sét nếu ở trong hoàn cảnh có thêm nhiều nhân tố tác động như mưa ẩm hoặc môi trường có điện tích lớn.
Có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt laptop, tivi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng thiết bị này. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường, trong đó có điện thoại di động.
Có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt laptop, tivi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng thiết bị này. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường, trong đó có điện thoại di động. 
Sử dụng điện thoại trong điều kiện mưa bão nguy hiểm như khi bạn dùng chúng tại trạm xăng. Nếu như điện trường là nguyên nhân thu hút sấm sét đánh trúng bạn, thì sự kết hợp điện tích dương mạnh mẽ của điện thoại di động và khí dễ cháy trong xăng sẽ dễ dàng gây cháy nổ.
Sử dụng điện thoại trong điều kiện mưa bão nguy hiểm như khi bạn dùng chúng tại trạm xăng. Nếu như điện trường là nguyên nhân thu hút sấm sét đánh trúng bạn, thì sự kết hợp điện tích dương mạnh mẽ của điện thoại di động và khí dễ cháy trong xăng sẽ dễ dàng gây cháy nổ.  
Tốt hơn hết, bạn nên tắt nguồn thiết bị khi ở khu vực trống trải (cánh đồng, đường cao tốc...), hạn chế nghe hoặc sử dụng thiết bị nếu đang di chuyển trong điều kiện mưa gió, sấm, bão.
 Tốt hơn hết, bạn nên tắt nguồn thiết bị khi ở khu vực trống trải (cánh đồng, đường cao tốc...), hạn chế nghe hoặc sử dụng thiết bị nếu đang di chuyển trong điều kiện mưa gió, sấm, bão.
3. Xuất hiện tạp âm khi dùng điện thoại dưới trời mưa Các phân tử hơi nước trong khí quyển có thể hút sóng điện từ làm cho tín hiệu sóng điện thoại suy yếu, khiến cuộc gọi lẫn tạp âm khó chịu. Điện thoại di động sử dụng tần số càng cao thì hiện tượng tạp âm sẽ nghiêm trọng hơn.
3. Xuất hiện tạp âm khi dùng điện thoại dưới trời mưa
Các phân tử hơi nước trong khí quyển có thể hút sóng điện từ làm cho tín hiệu sóng điện thoại suy yếu, khiến cuộc gọi lẫn tạp âm khó chịu. Điện thoại di động sử dụng tần số càng cao thì hiện tượng tạp âm sẽ nghiêm trọng hơn. 
Trong tình huống tín hiệu kém, điện thoại sẽ tự động tăng tần suất phát sóng điện từ, nếu để máy sát tai sẽ gây khó chịu. Đồng thời, sóng bức xạ cũng tỉ lệ thuận tăng lên rõ rệt theo sóng điện từ, ảnh hưởng đến não bộ.
Trong tình huống tín hiệu kém, điện thoại sẽ tự động tăng tần suất phát sóng điện từ, nếu để máy sát tai sẽ gây khó chịu. Đồng thời, sóng bức xạ cũng tỉ lệ thuận tăng lên rõ rệt theo sóng điện từ, ảnh hưởng đến não bộ.