Chính phủ mới Ukraine “khai khống” số tiền cần được viện trợ?

(Kiến Thức) - Giám đốc Quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh, bà nghi ngờ Ukraine không lâm vào tình trạng nguy cấp và không cần nhiều tiền viện trợ như họ tuyên bố.

"Chúng tôi không nhận thấy bất cứ điều gì khẩn cấp để phải “hoảng loạn” tại thời điểm này. Chúng tôi rất hy vọng chính phủ mới của Ukraine không khai khống lên một số tiền kếch xù vô nghĩa trước khi họ đánh giá đúng những gì họ cần”, bà Christine Lagarde, Giám đốc Quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh.
Trước đó, chính phủ mới Ukraine tuyên bố, kho bạc của họ hiện rỗng tuếch và cạn kiệt do bị biển thủ và do phải chi trả những khoản nợ kếch xù. Từ nay cho tới cuối năm 2015, Ukraine cần số tiền khủng trị giá 35 tỷ USD để tránh nguy cơ vỡ nợ. Họ có thể cần vay nóng 4 tỷ USD và kêu gọi phương Tây, Mỹ cũng như IMF ngay lập tức viện trợ.
Bà Christine Lagarde, Giám đốc Quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
 Bà Christine Lagarde, Giám đốc Quản lý Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Một nhóm nghiên cứu của IMF vừa được thành lập và sẽ tới Kiev vào đầu tuần tới để khảo sát, thu thập thông tin đồng thời bắt đầu soạn thảo một chương trình cho vay.
“Tôi cho rằng, còn quá sớm để đánh giá nhu cầu tài chính (của Ukraine). Chúng tôi cần phải đánh giá dựa trên tình hình thực tế”, bà Lagarde tuyên bố sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier.
IMF có 188 quốc gia thành viên có những quy định nghiêm ngặt trước khi cung cấp viện trợ nhỏ giọt cho một quốc gia nào đó để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Tuy nhiên, IMF có khả năng phải đối mặt với áp lực, buộc nới lỏng một số điều kiện hoặc đẩy nhanh quy trình cho vay nhằm đảm bảo giúp Ukraine không vỡ nợ.

Cờ Nga tung bay rợp trời ở Crimea, Ukraine

(Kiến Thức) - Cộng hòa tự trị Crimea dự kiến tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định hướng đi tương lai trong bối cảnh đụng độ, bạo lực giữa các nhóm đối lập đang nổ ra gay gắt.

Hàng nghìn người dân bán đảo Crimea rầm rộ xuống đường biểu tình thể hiện quan điểm ủng hộ Nga, phản đối việc thay đổi chế độ ở Kiev, Ukraine. Người biểu tình giương cao cờ Nga trong các cuộc biểu tình tại Simferopol, thủ phủ của Cộng hòa Crimea ngày 26/2.
 Hàng nghìn người dân bán đảo Crimea rầm rộ xuống đường biểu tình thể hiện quan điểm ủng hộ Nga, phản đối việc thay đổi chế độ ở Kiev, Ukraine. Người biểu tình giương cao cờ Nga trong các cuộc biểu tình tại Simferopol, thủ phủ của Cộng hòa Crimea ngày 26/2.

Hình ảnh hiếm tái xuất sau bị lật đổ của ông Yanukovych

(Kiến Thức) - Dù thần sắc buồn thiu và liên tục thở dài trong cuộc họp báo - đánh dấu sự xuất hiện trở lại sau khi bị lật đổ, cựu Tổng thống Yanukovych trông vẫn khá hồng hào, khỏe mạnh.

Cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych tái xuất lần đầu sau khi chạy trốn khỏi Ukraine trong một cuộc họp báo công khai ở thành phố phía nam của Nga Rostov-on-Don ngày 28/2 với gương mặt buồn thiu.
 Cựu Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych tái xuất lần đầu sau khi chạy trốn khỏi Ukraine trong một cuộc họp báo công khai ở thành phố phía nam của Nga Rostov-on-Don ngày 28/2 với gương mặt buồn thiu.

Điểm mặt nhân vật "sừng sỏ" chính phủ mới Ukraine

(Kiến Thức) - Chính phủ mới ở Ukraine bao gồm các chính trị gia thân phương Tây sẽ phải đương đầu với những thách thức to lớn để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị.

1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…
 1. Thủ tướng tạm quyền Arseniy Yatsenyuk: Đứng đầu chính phủ mới Ukraine là thủ lĩnh phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, một trong ba nhà lãnh đạo nổi bật nhất của các cuộc biểu tình đường phố, lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovych. Ông Yatsenyuk mới 39 tuổi và từng giữ các chức vụ như ngoại trưởng, bộ trưởng kinh tế, phó chủ tịch ngân hàng trung ương…