Chiêu trục lợi đất vàng của quan huyện

Nắm được quy hoạch dự án một khu nghỉ dưỡng sẽ đặt tại xã Thịnh Lộc, khoảng tháng 10/2016, một số cán bộ Phòng TN&MT huyện đã mua lại đất của người dân đang để hoang.

Cấp sổ đỏ thần tốc
Tìm hiểu của VietNamNet, việc cấp 1.293,5m2 đất ở xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà) cho bà Nguyễn Thị Là có liên quan trực tiếp đến ông Lê Văn Thuỷ, Trưởng Phòng TN&MT huyện.
Chieu truc loi dat vang cua quan huyen
Lô đất của bà Là nằm cạnh khu nghỉ dưỡng. 
Theo đó, nắm được quy hoạch dự án một khu nghỉ dưỡng sẽ đặt tại xã Thịnh Lộc, khoảng tháng 10/2016, một số cán bộ Phòng TN&MT huyện đã mua lại đất của người dân đang để hoang, chưa có giấy tờ.
Mảnh đất của bà Nguyễn Thị Là (85 tuổi, thôn Hoà Bình) được xem là đất vàng, nằm ngay cạnh khu nghỉ dưỡng. Phải mất mấy tháng, người nhà ông Thuỷ mới thoả thuận được với gia đình bà Là.
Đến cuối năm 2016, giao dịch giữa người thân ông Thuỷ với bà Là thành công, số tiền bà Là nhận được là 350 triệu. Sau khi có sổ đỏ, sẽ làm thủ tục sang tên cho người thân ông Thủy.
Hồ sơ cấp đất được tiến hành nhanh chóng, bỏ qua nhiều quy trình, quy định, khoảng tháng 4, bà Là được đứng tên sổ đỏ với diện tích gần 1.300m2 đất ở.
Sổ đỏ cấp tốc hoàn thành, một vị cán bộ cấp dưới của ông Thuỷ đã trực tiếp làm hồ sơ chia khu đất thành 4 lô, đứng tên 4 người thân của ông Thuỷ.
4 người đứng tên mua gồm: ông Lê Mạnh Hùng (cháu ông Thuỷ), Lê Xuân Linh (bạn ông Thuỷ), Lê Quang Trung (em trai ông Thuỷ), và Lâm Ngọc Hùng (cấp dưới ông Thuỷ).
Khi đang hoàn thành thủ tục chia lô thì bị phát hiện, và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tuýt còi.
Ông Lê Văn Thuỷ thừa nhận có nhiều sai sót trong quá trình cấp đất ở cho một số hộ dân ở Thịnh Lộc, trong đó có gần 1.300m2 đất ở của bà Nguyễn Thị Là.
“Có nhiều quy trình bị bỏ qua nên dẫn tới sai sót. Có sự chồng chéo trong quy hoạch, cắm mốc nên cấp chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhưng có lẫn đất rừng, chưa chuyển đổi. Chủ trương của huyện là sẽ thu hồi những lô đất cấp sai, với diện tích hàng ngàn m2”, ông Thuỷ nói.
Về thông tin người nhà ông Thuỷ mua lại đất bà Là, ông Thuỷ xác nhận, có em trai và bạn ông cùng chung nhau mua.
Hồ sơ ban đầu đã bị sửa
Chủ tịch xã Thịnh Lộc Lê Công Trình khẳng định, khi trình hồ sơ lên huyện để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho bà Là, xã chỉ đề nghị 200m2 đất ở, còn lại 1093,5m2 là đất vườn.
“Xã đề nghị vậy, biên bản các cuộc họp hội đồng xét duyệt cũng ghi là 200m2 đất ở theo quy định, không hiểu sao khi lên huyện thì lại cấp thành 1.293,5 m2 đất ở. Tôi nghĩ có thể hồ sơ bị sửa”, ông Trình nói.
Vị Chủ tịch xã cũng thừa nhận, sau khi có sổ đỏ thì có cán bộ cấp dưới ông Thuỷ mang hồ sơ chuyển nhượng đất bà Là cho 4 người khác, xuống nhờ xã xác nhận.
“4 hồ sơ mua lại đất bà Là là người nhà ông Thuỷ, Trưởng Phòng TN&MT huyện”, ông Trình nói.
Theo ông Trình, chỉ đến khi Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ về làm việc, xã mới biết là hồ sơ đất bà Là đã thay đổi.
Ngay sau đó, ông Trình đã ký văn bản báo cáo UBND huyện, khẳng định hồ sơ đã bị sửa so với ban đầu.
Một cán bộ Phòng TN&MT huyện Lộc Hà xác nhận với phóng viên, hồ sơ đất bà Là khi gửi lên huyện đã bị sửa so với ban đầu. Cụ thể, đã có cán bộ thực hiện việc tẩy xoá, thêm số, biến 200m2 đất ở, 1.093,5m2 đất vườn thành 1.293,5m2 đất ở.

Có thể điều tra vụ mua giùm đất Đà Nẵng từ nguồn tiền

Về vụ việc ông Lý Phước Cang đứng tên mua đất ven biển Đà Nẵng giúp người khác, TS Đỗ Văn Đại - khoa Luật dân sự ĐH Luật TP HCM cho biết.

Nhiều luật sư, chuyên gia cho ý kiến về vụ việc ông Lý Phước Cang đứng tên mua đất ven biển Đà Nẵng giúp người khác đang gây xôn xao dư luận. Dưới đây là phần trao đổi với TS Đỗ Văn Đại - trưởng khoa Luật dân sự ĐH Luật TP HCM

Tại Việt Nam, theo luật về đất đai thì cá nhân, tổ chức không bị hạn chế về quyền chuyển nhượng, sử dụng đất được phép chuyển nhượng, sử dụng.

Thanh Hóa: Chính quyền xã nhận thiếu sót và làm lại cầu cho dân

Ngày 31/7, ông Phạm Duy Tấn, Chủ tịch UBND xã Thành Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá) cho biết, chính quyền địa phương đã tiến hành làm lại cầu cho dân đi lại sau khi nhận được phản ánh của cơ quan báo chí.

Trước đó, báo Công lý đã có bài: “Dân liều mình qua kênh bằng thang sắt tự chế”, phản ánh tình trạng 56 hộ dân với trên 100 nhân khẩu bị chính quyền phá cầu tạm với lý do để khơi thông dòng chảy khiến người dân đi lại rất khó khăn, phải đi lại qua kênh bằng thang sắt, mất an toàn.

Sai phạm đất Đồng Tâm: 14 bị cáo đều khai chưa nhận được đất

(Kiến Thức) - Trong phiên tòa sáng nay, 14 bị cáo trong vụ sai phạm đất ở Đồng Tâm thừa nhận sai sót. Tuy nhiên, tất cả đều khai chưa nhận được đất.

Tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 cựu cán bộ trong vụ án sai phạm đất đai ở xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức sáng 8/8 với hai tội danh: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", sau khi đại diện cơ quan công tố công bố bản cáo trạng dài hơn 20 trang, Hội đồng xét xử bước vào phần xét hỏi.
Đứng trước vành móng ngựa, trả lời thẩm vấn đầu tiên là bị cáo Nguyễn Văn Đức (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm) cho rằng, chưa được nhận đất như cáo trạng đã nêu. “Sổ đỏ” đất trong cáo trạng đứng tên vợ của bị cáo. Năm 2013, bị cáo đã tự nguyện nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho UBND huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội). Thời điểm đó, bị cáo chưa phải đóng một đồng nào", bị cáo Đức nói.