Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến kinh tế thế giới đi xuống

Sản lượng hàng hóa toàn cầu có thể sụt giảm 1% chỉ trong vòng 1 năm nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt một cuộc chiến thương mại với các đối tác thương mại hàng đầu của mình.
 

Trong một bài phát biểu ngày 6/4 tại Cernobbio, Italy, nhà kinh tế Benoit Coeure, một thành viên Ban Điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết các nhà kinh tế ECB đã vạch ra viễn cảnh khi Mỹ tăng thuế đánh vào toàn bộ mặt hàng nhập khẩu thêm 10% và các đối tác thương mại của nước này có hành động trả đũa.
Theo tính toán của các chuyên gia ECB, nếu kịch bản này xảy ra, trao đổi hàng hóa trên toàn thế giới có thể sụt giảm tới 3% trong năm đầu tiên sau khi có sự thay đổi về các loại thuế quan, trong khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cũng giảm 1%.
Ông Coeure nhấn mạnh một cuộc chiến thương mại sẽ tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chính nền kinh tế đi đầu trong việc tăng thuế. Cụ thể, GDP của Mỹ sẽ thấp hơn 2,5% sau một năm so với việc nước này không đưa ra các loại thuế mới. Trong năm 2009, nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng âm 2,8% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, GDP châu Âu cũng sẽ ghi nhận sự sụt giảm, song ít hơn Mỹ.
Vận chuyển hàng hóa tại cảng container ở Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
 Vận chuyển hàng hóa tại cảng container ở Los Angeles, California (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
Cũng trong phát biểu của mình, mặc dù đánh giá tăng trưởng thương mại trong những thập kỷ gần đây đã giúp nâng cao đời sống của người dân các nước trên thế giới và sản lượng kinh tế nói chung, song ông Coeure lưu ý rằng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chịu nhiều thua thiệt. Tuy nhiên, quan chức ECB này cảnh báo việc đi ngược lại tiến trình toàn cầu hóa lại là "một giải pháp sai lầm" vốn sẽ "chỉ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng, hàng hóa trở nên đắt đỏ và thu nhập thực tế giảm". Điều này cũng sẽ làm lung lay sự tin tưởng giữa các quốc gia, kéo theo nguy cơ dẫn đến một trật tự quốc tế bất ổn hơn.
Do đó, ông Coeure khuyến cáo thay vì khiến căng thẳng thương mại gia tăng, chính phủ các nước nên vạch ra những chính sách giúp mang lại "những kết quả công bằng hơn" cho các công dân của mình.
Trong những tuần gần đây, Tổng thống Trump đã đưa ra những quyết sách làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Washington và các đối tác trên thế giới. Hôm 23/3 vừa qua, Mỹ bắt đầu áp mức thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% với mặt hàng nhôm nhập khẩu, với lý do “an ninh quốc gia”. Đến ngày 3/4, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) lại công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ USD từ Trung Quốc có thể bị áp thuế bổ sung do "các hoạt động thương mại không công bằng" của Trung Quốc liên quan việc Trung Quốc "cưỡng ép" các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ.
Phản ứng trước động thái này, ngày 4/4, Trung Quốc đã công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế bổ sung 25% đối với 106 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có đậu tương, xe ôtô và hóa phẩm.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang với các hành động được xem là "ăn miếng trả miếng" liên tiếp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 tuyên bố sẽ yêu cầu Bộ Thương mại nước này xem xét tiếp tục tăng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, thay vì chỉ đánh thuế vào lượng hàng hóa có giá trị nhập khẩu 50 tỷ USD, Tổng thống Trump gợi ý tăng gấp đôi con số này lên 100 tỷ USD. Chỉ thị mới nhất này của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp đáp trả tương tự.
Giới phân tích nhận định mặc dù các biện pháp trả đũa thuế quan của cả Washington và Bắc Kinh chưa có hiệu lực, song việc 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới đắm chìm trong "cuộc đấu giữa các cường quốc" không chỉ gây tổn hại cho cả 2 phía mà còn tác động bất lợi đến kinh tế toàn cầu.

Cựu TT Hàn Quốc Park Geun Hye bị tuyên 24 năm tù

Phiên tòa xử cựu tổng thống Park Geun Hye đang được truyền hình trực tiếp tại Hàn Quốc. Tòa án tuyên bố bà Park phạm tội lạm dụng quyền lực và hối lộ.

Yonhap cho biết cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị tuyên 24 năm tù và phải nộp phạt 18 tỷ won (tương đương 18 triệu USD). Phán quyết của Tòa án cấp quận Trung tâm Seoul nêu cựu tổng thống phạm 16 tội, bao gồm nhận hối lộ, lạm quyền, cưỡng bách.

Hình ảnh thủ đô Indonesia chìm trong biển nước

(Kiến Thức) - Thủ đô Jakarta của Indonesia đang chìm dần với tốc độ nhanh nhất so với các thành phố khác trên thế giới. Giới khoa học cảnh báo, chỉ còn 10 năm nữa để “cứu” lấy thành phố này trước khi quá muộn.

Theo Daily Mail, Thủ đô Jakarta, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, đang chìm dần với tốc độ nhanh hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Ảnh: EPA.
 Theo Daily Mail, Thủ đô Jakarta, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, đang chìm dần với tốc độ nhanh hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Ảnh: EPA.

Được biết, một số khu vực trong thủ đô Indonesia đã bị chìm xuống tới 25cm mỗi năm. Ảnh: EPA.
Được biết, một số khu vực trong thủ đô Indonesia đã bị chìm xuống tới 25cm mỗi năm. Ảnh: EPA. 

Ngoài biến đổi khí hậu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm trong thành phố. Ảnh: EPA.
Ngoài biến đổi khí hậu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm trong thành phố. Ảnh: EPA. 

Chính quyền Jakarta đang cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách xây dựng những bức tường dọc theo bờ biển thành phố. Ảnh: EPA.
 Chính quyền Jakarta đang cố gắng khắc phục vấn đề này bằng cách xây dựng những bức tường dọc theo bờ biển thành phố. Ảnh: EPA.

Các nhà khoa học cảnh báo, chỉ còn 10 năm nữa để “cứu” lấy thành phố này trước khi quá muộn.
 Các nhà khoa học cảnh báo, chỉ còn 10 năm nữa để “cứu” lấy thành phố này trước khi quá muộn.

Một vấn đề nữa đặt ra cho thủ đô Indonesia đó là tình trạng thiếu hệ thống thoát nước và xử lý chất thải. Các kênh, mương bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước. Ảnh: EPA.
Một vấn đề nữa đặt ra cho thủ đô Indonesia đó là tình trạng thiếu hệ thống thoát nước và xử lý chất thải. Các kênh, mương bị tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến quá trình thoát nước. Ảnh: EPA. 

Các nhà thủy văn học ước tính, Bắc Jakarta cùng 4 triệu cư dân trong khu vực này sẽ bị chìm hoàn toàn trong vòng một thập kỷ nữa nếu không tìm ra giải pháp xử lý vấn đề này một cách triệt để. Ảnh: EPA.
Các nhà thủy văn học ước tính, Bắc Jakarta cùng 4 triệu cư dân trong khu vực này sẽ bị chìm hoàn toàn trong vòng một thập kỷ nữa nếu không tìm ra giải pháp xử lý vấn đề này một cách triệt để. Ảnh: EPA. 

Trong khi đó, Chính quyền thành phố đang cân nhắc việc xây dựng một bức tường trị giá 40 tỷ USD tại Vịnh Jakarta.
 Trong khi đó, Chính quyền thành phố đang cân nhắc việc xây dựng một bức tường trị giá 40 tỷ USD tại Vịnh Jakarta.

Một khu ổ chuột ngập lụt ở Bắc Jakarta. Được biết, một trận lũ lụt ở Jakarta xảy ra vào năm 2007 đã khiến 50 người thiệt mạng và 300.000 người phải sơ tán.
 Một khu ổ chuột ngập lụt ở Bắc Jakarta. Được biết, một trận lũ lụt ở Jakarta xảy ra vào năm 2007 đã khiến 50 người thiệt mạng và 300.000 người phải sơ tán.

Sau trận lũ năm 2007, người ta mới phát hiện ra rằng trung bình mỗi năm, Jakarta bị chìm xuống 10cm. Ảnh: EPA.
Sau trận lũ năm 2007, người ta mới phát hiện ra rằng trung bình mỗi năm, Jakarta bị chìm xuống 10cm. Ảnh: EPA. 

Sự phát triển nhanh chóng nhưng thiếu quy hoạch của thành phố đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: EPA.
Sự phát triển nhanh chóng nhưng thiếu quy hoạch của thành phố đã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: EPA. 

Một con thuyền neo đậu trên bức tường biển ở Muara Baru. Ảnh: EPA.
 Một con thuyền neo đậu trên bức tường biển ở Muara Baru. Ảnh: EPA.