Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Chiến thuật nào giúp quân Nga giành lợi thế ở Donbass?

06/06/2022 06:15

Quân đội Nga tại mặt trận Donbass đang sử dụng một loạt chiến thuật mới, trong đó có bao vây – chia cắt khu vực nhỏ và “ném đá dò đường”.

Tiến Minh

Tướng Mỹ: Những tuần tới sẽ mang tính quyết định với Ukraine

Sieverodonetsk: Quân Nga tiến vào trung tâm thành phố

Nga sẽ không ngồi yên, nếu Ukraine sở hữu vũ khí nguy hiểm này

Moscow trang bị xe tăng T-62M cho dân quân Ukraine thân Nga?

Sau hơn 3 tháng kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Quân đội Nga dường như đã tìm ra chiến thuật phù hợp để giành thế áp đảo ở Donbass, khi chia nhỏ lực lượng, tìm cách khép vòng vây với các mục tiêu nhỏ, chia cắt lực lượng phòng ngự với tuyến hậu cần và quân tiếp viện; đồng thời sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh để đè bẹp ý chí kháng cự của đối phương.
Sau hơn 3 tháng kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Quân đội Nga dường như đã tìm ra chiến thuật phù hợp để giành thế áp đảo ở Donbass, khi chia nhỏ lực lượng, tìm cách khép vòng vây với các mục tiêu nhỏ, chia cắt lực lượng phòng ngự với tuyến hậu cần và quân tiếp viện; đồng thời sử dụng tối đa hỏa lực pháo binh để đè bẹp ý chí kháng cự của đối phương.
Quân đội Nga đã phát huy tối đa sức mạnh pháo binh vào các mục tiêu bị bao vây, gây ra thương vong đáng kể cho lực lượng phòng thủ của Ukraine ở vùng Donbass. Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 22/5 thừa nhận, có tới 50-100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và 500 bị thương mỗi ngày tại chiến trường Donbass.
Quân đội Nga đã phát huy tối đa sức mạnh pháo binh vào các mục tiêu bị bao vây, gây ra thương vong đáng kể cho lực lượng phòng thủ của Ukraine ở vùng Donbass. Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 22/5 thừa nhận, có tới 50-100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng và 500 bị thương mỗi ngày tại chiến trường Donbass.
Với tốc độ “nướng quân” như vậy, đồng nghĩa Ukraine có thể mất tới 3.000 quân mỗi tháng, và số binh sĩ bị thương có thể đến 2 sư đoàn thiếu. Đây là tổn thất nghiêm trọng cho lực lượng Ukraine phòng ngự tại Donbass, với quân số khoảng 30.000 người trước khi chiến sự nổ ra và đã được bổ sung thêm sau đợt tổng động viên.
Với tốc độ “nướng quân” như vậy, đồng nghĩa Ukraine có thể mất tới 3.000 quân mỗi tháng, và số binh sĩ bị thương có thể đến 2 sư đoàn thiếu. Đây là tổn thất nghiêm trọng cho lực lượng Ukraine phòng ngự tại Donbass, với quân số khoảng 30.000 người trước khi chiến sự nổ ra và đã được bổ sung thêm sau đợt tổng động viên.
Báo cáo ngày 24/5 của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ nhận định, lực lượng Nga tuần qua kiểm soát nhiều khu vực hơn so với hồi đầu tháng 5, đặc biệt là khu vực xung quanh thành phố Severodonetsk ở tỉnh Lugansk và các làng lân cận.
Báo cáo ngày 24/5 của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ nhận định, lực lượng Nga tuần qua kiểm soát nhiều khu vực hơn so với hồi đầu tháng 5, đặc biệt là khu vực xung quanh thành phố Severodonetsk ở tỉnh Lugansk và các làng lân cận.
Ông Gadai, Thống đốc tỉnh Lugansk cho biết, số trận pháo kích nhằm vào Severodonetsk đang tăng theo cấp số nhân. Khoảng 10.000 quân Nga cùng 2.500 đơn vị khí tài, đang tham gia tiến công thành phố ở phía tây tỉnh Lugansk.
Ông Gadai, Thống đốc tỉnh Lugansk cho biết, số trận pháo kích nhằm vào Severodonetsk đang tăng theo cấp số nhân. Khoảng 10.000 quân Nga cùng 2.500 đơn vị khí tài, đang tham gia tiến công thành phố ở phía tây tỉnh Lugansk.
Giới chuyên gia nhận định, đà tiến quân của Nga ở Donbass không quá nhanh, song cho thấy hiệu quả của chiến thuật mới. Quân Nga không còn tìm cách bao vây khu vực có diện tích lớn, thay vào đó chia cắt đối phương bằng các vòng vây nhỏ hơn, đặc biệt tập trung vào thành phố Severodonetsk.
Giới chuyên gia nhận định, đà tiến quân của Nga ở Donbass không quá nhanh, song cho thấy hiệu quả của chiến thuật mới. Quân Nga không còn tìm cách bao vây khu vực có diện tích lớn, thay vào đó chia cắt đối phương bằng các vòng vây nhỏ hơn, đặc biệt tập trung vào thành phố Severodonetsk.
Ông Eduard Basurin, chỉ huy đơn vị vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, xác nhận lực lượng Nga và phe ly khai đang nỗ lực tạo ra các vòng vây nhỏ, để cắt đứt tuyến hậu cần và chia tách quân tiếp viện của Ukraine với các đơn vị tuyến trước.
Ông Eduard Basurin, chỉ huy đơn vị vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, xác nhận lực lượng Nga và phe ly khai đang nỗ lực tạo ra các vòng vây nhỏ, để cắt đứt tuyến hậu cần và chia tách quân tiếp viện của Ukraine với các đơn vị tuyến trước.
Công tác bảo hẩm hậu cần chiến dịch của Nga tại Donbass cũng thuận lợi hơn nhiều, nhờ tuyến đường ngắn hơn từ biên giới Nga tới khu vực. Họ cũng tận dụng được mạng lưới đường sắt dày đặc tại tỉnh Lugansk, vốn do phe ly khai kiểm soát phần lớn từ năm 2014.
Công tác bảo hẩm hậu cần chiến dịch của Nga tại Donbass cũng thuận lợi hơn nhiều, nhờ tuyến đường ngắn hơn từ biên giới Nga tới khu vực. Họ cũng tận dụng được mạng lưới đường sắt dày đặc tại tỉnh Lugansk, vốn do phe ly khai kiểm soát phần lớn từ năm 2014.
Ngoài ra, các đơn vị tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, sau khi rút khỏi Kiev và Mariupol đã được điều động chi viện cho vùng Donbass; nhưng chính việc thay đổi chiến thuật, mới đem lại những chiến quả quan trọng cho quân Nga.
Ngoài ra, các đơn vị tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt, sau khi rút khỏi Kiev và Mariupol đã được điều động chi viện cho vùng Donbass; nhưng chính việc thay đổi chiến thuật, mới đem lại những chiến quả quan trọng cho quân Nga.
Cùng với chiến thuật bao vây chia cắt, quân Nga đang áp dụng chiến thuật tấn công linh hoạt và thận trọng hơn trên chiến trường. Những trận đánh thường mở màn bằng những trận pháo kích dữ dội không ngừng, sau đó phân đội trinh sát cùng thiết giáp Nga tiến lên, áp sát phòng tuyến của Ukraine và nổ súng thăm dò.
Cùng với chiến thuật bao vây chia cắt, quân Nga đang áp dụng chiến thuật tấn công linh hoạt và thận trọng hơn trên chiến trường. Những trận đánh thường mở màn bằng những trận pháo kích dữ dội không ngừng, sau đó phân đội trinh sát cùng thiết giáp Nga tiến lên, áp sát phòng tuyến của Ukraine và nổ súng thăm dò.
Khi lính Ukraine bắn trả và để lộ vị trí phòng thủ, đội trinh sát Nga rút lui và chỉ thị các hỏa điểm của quân Ukraine vừa xuất hiện cho pháo binh tiếp tục dập xuống. Chiến thuật này có thể hiểu là "ném đá dò đường".
Khi lính Ukraine bắn trả và để lộ vị trí phòng thủ, đội trinh sát Nga rút lui và chỉ thị các hỏa điểm của quân Ukraine vừa xuất hiện cho pháo binh tiếp tục dập xuống. Chiến thuật này có thể hiểu là "ném đá dò đường".
Mặc dù đạt được những bước tiến, nhưng Quân đội Nga cũng chịu tổn thất. Giới chức Mỹ hôm 1/6 ước tính, sức mạnh chiến đấu tổng thể của quân Nga đã giảm khoảng 20%. Vào cuối tháng 3, NATO cho rằng khoảng 7.000-15.000 lính Nga đã thiệt mạng.
Mặc dù đạt được những bước tiến, nhưng Quân đội Nga cũng chịu tổn thất. Giới chức Mỹ hôm 1/6 ước tính, sức mạnh chiến đấu tổng thể của quân Nga đã giảm khoảng 20%. Vào cuối tháng 3, NATO cho rằng khoảng 7.000-15.000 lính Nga đã thiệt mạng.
Trước nguy cơ thất bại tại Donbass, Ukraine đang thúc giục phương Tây cung cấp các loại vũ khí mạnh hơn, trong đó có pháo phản lực tầm xa M270. Loại pháo phản lực này có nhiều biến thể, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 80 km khi sử dụng đạn thường và 165 km nếu dùng tên lửa.
Trước nguy cơ thất bại tại Donbass, Ukraine đang thúc giục phương Tây cung cấp các loại vũ khí mạnh hơn, trong đó có pháo phản lực tầm xa M270. Loại pháo phản lực này có nhiều biến thể, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 80 km khi sử dụng đạn thường và 165 km nếu dùng tên lửa.
Tính năng kỹ chiến thuật của pháo phản lực M270 vượt xa những vũ khí mà Ukraine đang sở hữu và được cho là sẽ bổ sung đáng kể cho kho vũ khí của nước này. Tuy nhiên Nga tuyên bố, nếu Ukraine sở hữu pháo M270, đây sẽ là mục tiêu săn lùng số 1 của Quân đội Nga.
Tính năng kỹ chiến thuật của pháo phản lực M270 vượt xa những vũ khí mà Ukraine đang sở hữu và được cho là sẽ bổ sung đáng kể cho kho vũ khí của nước này. Tuy nhiên Nga tuyên bố, nếu Ukraine sở hữu pháo M270, đây sẽ là mục tiêu săn lùng số 1 của Quân đội Nga.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ khó có thể chấm dứt trong thời gian ngắn. Nga cũng khó có thể sớm kiểm soát được toàn bộ hai khu vực ly khai ở Donbass, đặc biệt là khi Ukraine nhận được thêm các vũ khí hạng nặng của phương Tây.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, cuộc xung đột Nga – Ukraine sẽ khó có thể chấm dứt trong thời gian ngắn. Nga cũng khó có thể sớm kiểm soát được toàn bộ hai khu vực ly khai ở Donbass, đặc biệt là khi Ukraine nhận được thêm các vũ khí hạng nặng của phương Tây.
Trong khi đó, Quân đội Ukraine dường như cũng còn lâu mới đủ khả năng tiến hành cuộc phản công xoay chuyển tình thế. Theo tính toán, những vũ khí hạng nặng mà mà phương Tây cam kết viện trợ, sẽ mất ít nhất hai tháng để đến được vùng giao tranh. Điều này có thể khiến lực lượng Nga tiếp tục duy trì lợi thế hỏa lực trong thời gian trước mắt.
Trong khi đó, Quân đội Ukraine dường như cũng còn lâu mới đủ khả năng tiến hành cuộc phản công xoay chuyển tình thế. Theo tính toán, những vũ khí hạng nặng mà mà phương Tây cam kết viện trợ, sẽ mất ít nhất hai tháng để đến được vùng giao tranh. Điều này có thể khiến lực lượng Nga tiếp tục duy trì lợi thế hỏa lực trong thời gian trước mắt.
Có những dấu hiệu cho thấy giới chức Nga hài lòng với tiến độ chiến dịch hiện tại ở Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 24/5 tuyên bố, Quân đội Nga cố ý giảm đà tiến công, để tránh thương vong cho dân thường. Điều này cũng cho thấy Nga đang chuẩn bị cho chiến sự kéo dài tại Ukraine.
Có những dấu hiệu cho thấy giới chức Nga hài lòng với tiến độ chiến dịch hiện tại ở Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu ngày 24/5 tuyên bố, Quân đội Nga cố ý giảm đà tiến công, để tránh thương vong cho dân thường. Điều này cũng cho thấy Nga đang chuẩn bị cho chiến sự kéo dài tại Ukraine.
Trong khi đó, mối đe dọa lớn nhất với Ukraine là phương Tây trở nên mệt mỏi hoặc thiếu đoàn kết nếu chiến sự kéo dài quá lâu. Phil Osborn, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo quốc phòng Anh nhận định, tình hình chiến sự cho thấy Ukraine cần nhận được giúp đỡ từ phương Tây nhiều nhất có thể.
Trong khi đó, mối đe dọa lớn nhất với Ukraine là phương Tây trở nên mệt mỏi hoặc thiếu đoàn kết nếu chiến sự kéo dài quá lâu. Phil Osborn, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo quốc phòng Anh nhận định, tình hình chiến sự cho thấy Ukraine cần nhận được giúp đỡ từ phương Tây nhiều nhất có thể.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status