Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

VietnamDaily News

Chiến hạm Ấn Độ mang vũ khí "khủng" thăm Việt Nam

06/08/2014 13:30

(Kiến Thức) - INS Shivalik được xem là một trong những lớp tàu hộ vệ tên lửa mạnh nhất hiện nay với kho vũ khí “khủng” đủ sức nhấn chìm tàu sân bay.

Hoàng Lê
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Sáng ngày hôm qua (5/8), tàu hộ vệ tên lửa đa năng INS Shivalik (F47) của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 4 ngày (5-8/8).
Sáng ngày hôm qua (5/8), tàu hộ vệ tên lửa đa năng INS Shivalik (F47) của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài 4 ngày (5-8/8).
Trong ảnh là tàu hộ vệ tối tân bậc nhất thế giới INS Shivalik (F47) tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng.
Trong ảnh là tàu hộ vệ tối tân bậc nhất thế giới INS Shivalik (F47) tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng.
INS Shivalik (F47) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Project 17 Shivalik được thiết kế cải tiến dựa trên lớp tàu Talwar (Nga phát triển), việc đóng mới được thực hiện ở nhà máy Mazagon Dock Limited (Ấn Độ). Tổng cộng có 3 chiếc được chế tạo với đơn giá mỗi chiếc 380 triệu USD.
INS Shivalik (F47) là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu hộ vệ Project 17 Shivalik được thiết kế cải tiến dựa trên lớp tàu Talwar (Nga phát triển), việc đóng mới được thực hiện ở nhà máy Mazagon Dock Limited (Ấn Độ). Tổng cộng có 3 chiếc được chế tạo với đơn giá mỗi chiếc 380 triệu USD.
Đây được xem là một trong những lớp tàu hộ vệ "khủng" nhất thế giới với hệ thống điện tử, vũ khí cực mạnh. INS Shivalik có lượng giãn nước toàn tải khoảng 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC công suất 15.200 mã lực và 2 động cơ tuốc bin khí 33.600 mã lực cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h.
Đây được xem là một trong những lớp tàu hộ vệ "khủng" nhất thế giới với hệ thống điện tử, vũ khí cực mạnh. INS Shivalik có lượng giãn nước toàn tải khoảng 6.800 tấn, dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m. Tàu được trang bị 2 động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC công suất 15.200 mã lực và 2 động cơ tuốc bin khí 33.600 mã lực cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h.
Tàu được trang bị hệ thống radar kết hợp của Nga - Israel và châu Âu, gồm: hệ thống radar trinh sát đường không - biển MR-760 Fregat M2EM của Nga; radar trinh sát đường không - biển EL/M-2238 của Israel; hệ thống định vị thủy âm Sintra, HUMSA của Thales; hệ thống chiến tranh điện tử Ajanta của Ấn Độ...
Tàu được trang bị hệ thống radar kết hợp của Nga - Israel và châu Âu, gồm: hệ thống radar trinh sát đường không - biển MR-760 Fregat M2EM của Nga; radar trinh sát đường không - biển EL/M-2238 của Israel; hệ thống định vị thủy âm Sintra, HUMSA của Thales; hệ thống chiến tranh điện tử Ajanta của Ấn Độ...
Cận cảnh hệ thống màn hình tích hợp của thuyền trưởng tàu INS Shivalik - màn hình cảm ứng này cung cấp các thông tin định vị, vị trí tàu, thông số động cơ để thuyền trưởng ra các lệnh điều khiển hướng đi tàu.
Cận cảnh hệ thống màn hình tích hợp của thuyền trưởng tàu INS Shivalik - màn hình cảm ứng này cung cấp các thông tin định vị, vị trí tàu, thông số động cơ để thuyền trưởng ra các lệnh điều khiển hướng đi tàu.
INS Shivalik được vận hành bởi hơn 250 thủy thủ. Trong ảnh là phòng nghỉ khá tiện nghi của thủy thủ trên tàu.
INS Shivalik được vận hành bởi hơn 250 thủy thủ. Trong ảnh là phòng nghỉ khá tiện nghi của thủy thủ trên tàu.
Hệ thống hỏa lực của INS Shivalik giúp cho nó có thể tác chiến độc lập hoặc theo đội hình, có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu mặt nước ở tầm xa tới 300km; mục tiêu trên không ở tầm cực gần cho tới tầm xa 32km; mọi mục tiêu dưới mặt nước và thậm chí có thể tiến công mục tiêu trên bộ.
Hệ thống hỏa lực của INS Shivalik giúp cho nó có thể tác chiến độc lập hoặc theo đội hình, có thể tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu mặt nước ở tầm xa tới 300km; mục tiêu trên không ở tầm cực gần cho tới tầm xa 32km; mọi mục tiêu dưới mặt nước và thậm chí có thể tiến công mục tiêu trên bộ.
Về hỏa lực diệt hạm, INS Shivalik có thể mang 8 tên lửa diệt hạm 3M-54E Klub (tầm bắn hơn 200km) hoặc 8 tên lửa loại BrahMos (tầm bắn 290km). Cả hai loại tên lửa này đều cực kỳ nguy hiểm với tốc độ hành trình siêu thanh, gấp 2-3 lần vận tốc âm thanh, sức công phá cực mạnh đủ sức nhấn chìm mọi tàu chiến trên biển (kể cả tàu sân bay). Trong ảnh là lớp tàu khác của Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos VLS.
Về hỏa lực diệt hạm, INS Shivalik có thể mang 8 tên lửa diệt hạm 3M-54E Klub (tầm bắn hơn 200km) hoặc 8 tên lửa loại BrahMos (tầm bắn 290km). Cả hai loại tên lửa này đều cực kỳ nguy hiểm với tốc độ hành trình siêu thanh, gấp 2-3 lần vận tốc âm thanh, sức công phá cực mạnh đủ sức nhấn chìm mọi tàu chiến trên biển (kể cả tàu sân bay). Trong ảnh là lớp tàu khác của Ấn Độ phóng tên lửa BrahMos VLS.
INS Shivalik được trang bị hỏa lực phòng không đa tầng, độ chính xác cao. Ở tầm xa nhất sẽ do hệ thống tên lửa 3S90E Shtil-1 (tầm bắn 3,5-32km, tầm cao đến 15km) đảm nhiệm. Trong ảnh, đạn tên lửa 9M317ME của Shtil-1 được lắp trên giá phóng ngiêng (cơ số đạn 24 quả), hệ thống có thể tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc.
INS Shivalik được trang bị hỏa lực phòng không đa tầng, độ chính xác cao. Ở tầm xa nhất sẽ do hệ thống tên lửa 3S90E Shtil-1 (tầm bắn 3,5-32km, tầm cao đến 15km) đảm nhiệm. Trong ảnh, đạn tên lửa 9M317ME của Shtil-1 được lắp trên giá phóng ngiêng (cơ số đạn 24 quả), hệ thống có thể tham chiến với 4 mục tiêu cùng lúc.
Ở tầm thấp hơn sẽ do hệ thống tên lửa phóng đứng Barak 1 (Israel chế tạo, tầm bắn đến 12km) và 2 bệ pháo cao tốc AK-630 đảm nhận.
Ở tầm thấp hơn sẽ do hệ thống tên lửa phóng đứng Barak 1 (Israel chế tạo, tầm bắn đến 12km) và 2 bệ pháo cao tốc AK-630 đảm nhận.
Ngoài ra, hải pháo chủ lực của INS Shivalik Otobreda 76,2mm cũng có tham gia phòng không khi cần bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên biển, tầm gần 15km.
Ngoài ra, hải pháo chủ lực của INS Shivalik Otobreda 76,2mm cũng có tham gia phòng không khi cần bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên biển, tầm gần 15km.
Vũ khí săn ngầm của INS Shivalik có 2 bệ rocket RBU-6000 (tầm bắn 5km, có thể đánh chặn ngư lôi) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm.
Vũ khí săn ngầm của INS Shivalik có 2 bệ rocket RBU-6000 (tầm bắn 5km, có thể đánh chặn ngư lôi) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm.
Ngoài ra, ở đuôi INS Shivalik còn có sân đỗ và hangar đủ sức chứa 2 trực thăng săn ngầm HAL Dhruv hoặc Sea King.
Ngoài ra, ở đuôi INS Shivalik còn có sân đỗ và hangar đủ sức chứa 2 trực thăng săn ngầm HAL Dhruv hoặc Sea King.

Bạn có thể quan tâm

Rửa mặt đồng giá 340.000đ – Tầm nhìn thay đổi làn da Việt của W Facewash

CNN: Lần thứ hai Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth dừng cấp vũ khí cho Ukraine, ông Trump không hay biết?

Kinh hoàng thịt lợn bệnh, mắc tả lợn châu Phi ra chợ ở Hà Nội mỗi đêm, đây là cách để nhận biết

Huấn Hoa Hồng khoe nộp thuế 1,2 tỷ đồng, lên tiếng về mối quan hệ với Tiến “bịp”

 Bí quyết giữ sắc vóc của diễn viên, doanh nhân An Hiền

Không cần “xịn” mới vui – Redmi Pad 2 đủ chất để giải trí mỗi ngày

Nguy kịch sau khi ăn tiết canh, lòng lợn ở quán quen

Người đàn ông nuốt thìa vào bụng khi say rượu, 5 tháng sau mới phát hiện ra

Hé lộ thời điểm ra mắt của iPhone 17e

Giá xe Mitsubishi Attrage lăn bánh tháng 7/2025, hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ

Báo Mỹ: Nhà Trắng cân nhắc lần đầu chuyển hệ thống vũ khí quan trọng cho Ukraine

Giá xe ga Yamaha Grande tháng 7/2025, giảm 3 triệu đồng

Top tin bài hot nhất

Xe ga Yamaha Vinoora 125 đậm chất Anime, rất tiết kiệm xăng

09/07/2025 08:52

Giá xe Mitsubishi Xforce tháng 7/2025, hỗ trợ 50% phí trước bạ

09/07/2025 08:52

Hyundai Stargazer X giá 599 triệu đồng liệu có đáng “đồng tiền bát gạo”?

09/07/2025 07:54

Yamaha Finn 2025 bản Thái ra mắt, giá 33 triệu đồng

09/07/2025 04:52

CNN: Lần thứ hai Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth dừng cấp vũ khí cho Ukraine, ông Trump không hay biết?

09/07/2025 18:52

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status