Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Chiếc xe tăng Con Cọp cuối cùng còn tồn tại tới nay

22/07/2022 06:45

Chiếc xe tăng Tiger huyền thoại cuối cùng và duy nhất trên thế giới còn hoạt động được hiện đang thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Xe tăng Bovington, Anh.

Trần Trân

Trận đấu pháo lớn nhất thế kỷ 21 và bài học của Nga

Xác xe tăng - thiết giáp nằm la liệt khắp miền Đông Ukraine

Nga tung vào chiến trường phương tiện đặc biệt khắc chế 'Tướng Rasputitsa Ukraine'

Đây là chiếc xe tăng Tiger I đời đầu, bị Trung đoàn Xe tăng Hoàng gia số 48 của Anh thu giữ ở chiến trường Tunisia tại Mặt trận Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Đây là chiếc xe tăng Tiger I đời đầu, bị Trung đoàn Xe tăng Hoàng gia số 48 của Anh thu giữ ở chiến trường Tunisia tại Mặt trận Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo hồ sơ mà quân Đồng minh có được sau khi Chiến tranh Thế giới kết thúc, chiếc Tiger này được lắp ráp tại Kassel, Đức với phần thân được sản xuất bởi Henschel trong khi tháp pháo được sản xuất bởi hãng Wegmann A. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo hồ sơ mà quân Đồng minh có được sau khi Chiến tranh Thế giới kết thúc, chiếc Tiger này được lắp ráp tại Kassel, Đức với phần thân được sản xuất bởi Henschel trong khi tháp pháo được sản xuất bởi hãng Wegmann A. Nguồn ảnh: Vitaly.
Xe tăng Tiger số hiệu 131 được hoàn thiện vào tháng 1 hoặc tháng 2/1943 với số khung là 250122 và được vận chuyển tới chiến trường Tunisia trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 tới 16/4 cùng năm đó. Nguồn ảnh: Vitaly.
Xe tăng Tiger số hiệu 131 được hoàn thiện vào tháng 1 hoặc tháng 2/1943 với số khung là 250122 và được vận chuyển tới chiến trường Tunisia trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 tới 16/4 cùng năm đó. Nguồn ảnh: Vitaly.
Khi tới mặt trận, chiếc xe tăng này được gia nhập vào Trung đội số 3, Đại đội số 1 Lữ đoàn thiết giáp hạng nặng 504 và chiến đấu trong chiến dịch Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Khi tới mặt trận, chiếc xe tăng này được gia nhập vào Trung đội số 3, Đại đội số 1 Lữ đoàn thiết giáp hạng nặng 504 và chiến đấu trong chiến dịch Bắc Phi. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong trận chiến đấu diễn ra vào cuối tháng 4/1943 - nghĩa là chỉ sau khi tới châu Phi khoảng một tuần, Tiger 131 đã bị dính 3 phát đạn chống tăng từ xe tăng Churchill của Anh. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong trận chiến đấu diễn ra vào cuối tháng 4/1943 - nghĩa là chỉ sau khi tới châu Phi khoảng một tuần, Tiger 131 đã bị dính 3 phát đạn chống tăng từ xe tăng Churchill của Anh. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo tài liệu được ghi nhận lại, một phát đạn 6 pounds (57mm) từ xe tăng Churchill đã trúng vào nòng pháo Tiger 131 nhưng không xuyên mà bật nảy vào khe giữa tháp pháo với thân xe tăng Tiger, kết quả của phát đạn đầu tiên này là tháp pháo chiếc Tiger 131 bị kẹt, tài xế và xạ thủ súng máy bị thương, radio trên chiếc Tiger 131 cũng tan tành. Nguồn ảnh: Vitaly.
Theo tài liệu được ghi nhận lại, một phát đạn 6 pounds (57mm) từ xe tăng Churchill đã trúng vào nòng pháo Tiger 131 nhưng không xuyên mà bật nảy vào khe giữa tháp pháo với thân xe tăng Tiger, kết quả của phát đạn đầu tiên này là tháp pháo chiếc Tiger 131 bị kẹt, tài xế và xạ thủ súng máy bị thương, radio trên chiếc Tiger 131 cũng tan tành. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thứ hai trúng vào phần nòng pháo tiếp giáp với tháp pháo của chiếc Tiger 131 khiến nó mất khả năng nâng hạ nòng. Vào thời điểm này, về cơ bản chiếc Tiger 131 đã gần như không còn khả năng chiến đấu khi nó vừa không xoay tháp pháo được, vừa không nâng hạ nòng pháo được. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thứ hai trúng vào phần nòng pháo tiếp giáp với tháp pháo của chiếc Tiger 131 khiến nó mất khả năng nâng hạ nòng. Vào thời điểm này, về cơ bản chiếc Tiger 131 đã gần như không còn khả năng chiến đấu khi nó vừa không xoay tháp pháo được, vừa không nâng hạ nòng pháo được. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thú ba, phát cuối cùng kết liễu cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của Tiger 131 ở Bắc Phi đã trúng vào cửa nắp của nạp đạn viên. Mảnh văng bắn vào bên trong khiến hư hỏng một vài thiết bị điện của xe tăng Tiger 131. Kíp chiến đấu trong xe tăng phải bỏ xe, đưa thương binh ra ngoài và rút lui. Nguồn ảnh: Vitaly.
Phát đạn thú ba, phát cuối cùng kết liễu cuộc phiêu lưu ngắn ngủi của Tiger 131 ở Bắc Phi đã trúng vào cửa nắp của nạp đạn viên. Mảnh văng bắn vào bên trong khiến hư hỏng một vài thiết bị điện của xe tăng Tiger 131. Kíp chiến đấu trong xe tăng phải bỏ xe, đưa thương binh ra ngoài và rút lui. Nguồn ảnh: Vitaly.
Quân đội Anh chiếm được chiếc xe tăng Tiger 131 này và đây cũng là chiếc xe tăng Tiger đầu tiên mà Anh tóm được. Đáng lẽ ra, chiếc xe tăng này sẽ được mang ra làm bia tập bắn thử cho các loại xe tăng, pháo chống tăng của Anh để tìm được điểm yếu, tuy nhiên do còn quá mới, chiếc xe tăng đã được đưa về Anh để trưng bày như một chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Vitaly.
Quân đội Anh chiếm được chiếc xe tăng Tiger 131 này và đây cũng là chiếc xe tăng Tiger đầu tiên mà Anh tóm được. Đáng lẽ ra, chiếc xe tăng này sẽ được mang ra làm bia tập bắn thử cho các loại xe tăng, pháo chống tăng của Anh để tìm được điểm yếu, tuy nhiên do còn quá mới, chiếc xe tăng đã được đưa về Anh để trưng bày như một chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong suốt thời gian kể từ khi được đưa về Anh cho tới tận năm 1990, Tiger 131 chỉ được nằm im lìm trong viện bảo tàng cho tới khi nó được bàn giao cho quân đội để sửa chữa. Nguồn ảnh: Vitaly.
Trong suốt thời gian kể từ khi được đưa về Anh cho tới tận năm 1990, Tiger 131 chỉ được nằm im lìm trong viện bảo tàng cho tới khi nó được bàn giao cho quân đội để sửa chữa. Nguồn ảnh: Vitaly.
Động cơ của chiếc Tiger 131 đã hỏng hoàn toàn và không thể khắc phục được, các Kỹ sư Công binh Hoàng gia Anh đã phải sử dụng động cơ Maybach HL230 - động cơ của chiếc Tiger II đặt vào trong chiếc Tiger I này để lấy lại khả năng di chuyển của nó. Trong khi đó, động cơ Maybach HL210 lại được mang ra, cắt đôi để trưng bày. Nguồn ảnh: Vitaly.
Động cơ của chiếc Tiger 131 đã hỏng hoàn toàn và không thể khắc phục được, các Kỹ sư Công binh Hoàng gia Anh đã phải sử dụng động cơ Maybach HL230 - động cơ của chiếc Tiger II đặt vào trong chiếc Tiger I này để lấy lại khả năng di chuyển của nó. Trong khi đó, động cơ Maybach HL210 lại được mang ra, cắt đôi để trưng bày. Nguồn ảnh: Vitaly.
Cuối năm 2003, chiếc Tiger số hiệu 131 đã được đưa trở lại bảo tàng với khả năng di chuyển được phục hồi lại. Tiger 131 với tư cách là chiếc Tiger nguyên bản duy nhất còn di chuyển được đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim lấy đề tài Chiến tranh Thế giới thứ hai và tất nhiên, trong mọi bộ phim mà nó tham gia, nó đều bị... tiêu diệt. Nguồn ảnh: Vitaly.
Cuối năm 2003, chiếc Tiger số hiệu 131 đã được đưa trở lại bảo tàng với khả năng di chuyển được phục hồi lại. Tiger 131 với tư cách là chiếc Tiger nguyên bản duy nhất còn di chuyển được đã xuất hiện trong rất nhiều bộ phim lấy đề tài Chiến tranh Thế giới thứ hai và tất nhiên, trong mọi bộ phim mà nó tham gia, nó đều bị... tiêu diệt. Nguồn ảnh: Vitaly.
Mời độc giả xem Video: Âm thanh sống động của Con Cọp khi khởi động.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status