'Chia sẻ từ trái tim' – 50 bài giảng ý nghĩa về nhân quả

Cuốn sách “Chia sẻ từ trái tim" gồm 50 bài giảng về nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa mang tới cho độc giả những chiêm nghiệm về lối sống tỉnh thức, chuyển hóa khổ đau.

"Chia sẻ từ trái tim" của thầy Thích Pháp Hòa gồm 50 bài giảng nhân quả, tuyển tập từ hàng trăm bài pháp thoại của Sa Môn Thích Pháp Hòa, được sắp xếp theo các chủ đề nhằm hệ thống lại những khái niệm, tư tưởng căn bản của đạo Phật.
'Chia se tu trai tim' – 50 bai giang y nghia ve nhan qua
 Cuốn sách "Chia sẻ từ trái tim". Ảnh" Nhà sách Nhân văn.
Với những câu chuyện đời thường, thầy Thích Pháp Hòa đã đem tới cho độc giả cách tiếp cận nhân quả theo một cách giản dị qua các câu chuyện thường ngày, như mối quan hệ, cách ứng xử giữa cha mẹ - con cái, vợ - chồng, bạn bè… Đó cũng có thể là câu chuyện trong đời sống tu hành hoặc những vấn đề liên quan đến những Phật tử...
Với sự lồng ghép khéo léo, những tư tưởng lớn của đạo Phật qua lời giảng của thầy trở nên dễ hiểu và gần gũi. Những câu chuyện đã minh họa, giải thích rõ hơn những khái niệm, giáo lý trong kinh điển một cách thoải mái, gần gũi. Từ đó, người nghe có thể liên hệ những tư tưởng thâm sâu của đạo Phật với những vấn đề trong cuộc sống của mình.
Chẳng hạn, khi nói về việc sống cho hiện tại, thầy Thích Pháp Hòa lý giải hóm hỉnh: "Quá khứ đã qua mà tương lai thì chưa tới. Nhiều người ngồi chờ tương lai bằng cách đi xem bói đầu năm. Nghe ông thầy nói "Chà, tuổi của chị tháng mười hai có tai nạn nghen" là bắt đầu ngồi rầu từ tháng Giêng cho tới tháng mười hai. Mình đi hỏi về tương lai, đi kiếm tương lai để rồi đau khổ trong từng ngày, từng phút sống của hiện tại. Tháng mười hai chưa tới, trong khi mỗi ngày, mỗi tháng trong hiện tại, mình đang đau khổ".
Trong “Chia sẻ từ trái tim”, độc giả cũng được suy nghĩ sâu sắc về Hạnh - cách sống, đạo đức thiện lành ở nơi mỗi người.
Phần “Hạnh thầm lặng” của cuốn sách cho thấy, khi làm một việc tốt, là do tâm chúng ta muốn làm, Nhưng sau khi làm rồi, chúng ta lại không thể nhịn được mà muốn cả thế giới biết rằng mình đã làm một việc có ích. Thật ra đó là bản năng vốn có của nhân loại, chúng ta muốn được khen ngợi, muốn được công nhận. Nhưng đối với nhà Phật, phước đó là phước chưa trọn.
Và trong cuộc sống hằng ngày, có những người hàng ngày làm những việc tốt âm thầm, những việc họ làm thực sự là “mật hạnh”, chúng ta phải nhận ra và ghi nhận.
Chẳng hạn, người vợ của mình, mỗi buổi sáng, có khi mình còn đang còn ngủ thì vợ đã dậy châm cho mình một bình trà hay làm cho mình một ly cà phê, một miếng bánh mì để mình ra là có ăn ngay. Mình kéo ghế ngồi ăn, coi là chuyện rất bình thường mà không nhận ra nó đã ba chục năm rồi, không ngơi nghỉ, đó là một hành động đẹp từ tình thương, từ sự quan tâm.
Có nhiều khi có những hành động tưởng chừng như rất nhỏ thôi, nhưng khi mình mỗi ngày đều làm nó, làm một cách nghiêm túc, đó chính là mật hạnh. Dù rằng không ai mỗi ngày đều khen thưởng chúng ta, nhưng trong thâm tâm chúng ta đều biết, để duy trì thói quen đó mỗi ngày, chúng ta đã phải nỗ lực thế nào, phải trải qua những trận chiến ác liệt với bản thân ra sao.
“Cho nên mình phải thấy được sự liên đới đó, và chắp tay ghi nhận, rằng những người xung quanh mình đều có những hạnh bí mật mà mình không thể nói hết được”, cuốn sách viết.
Thầy Thích Pháp Hòa là một vị tu sĩ thiên về truyền thống Tịnh Độ. Trong suốt nhiều năm, thầy không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức Phật pháp mà còn dành thời gian để thuyết giảng Phật pháp cho Phật tử ở nhiều nơi.
Trong lúc giảng pháp, thầy thường khéo léo lồng ghép nhiều thi ca, điển tích… bên cạnh những mẩu chuyện về cuộc sống đời thường để các triết lý nhà Phật thêm phần lôi cuốn, hấp dẫn. Những bài giảng của thầy luôn hướng mọi người quay về gốc rễ của đạo Phật để mỗi người tự quán chiếu và tìm ra con đường đúng đắn.
Theo báo Giác ngộ, đại diện đơn vị phát hành sách 'Chia sẻ từ trái tim' của Thầy Thích Pháp Hòa, ông Nguyễn Văn Phước, CEO của First News chia sẻ: 'Tác giả cuốn sách Chia sẻ từ trái tim đã trích 100 triệu đồng từ tiền nhuận bút để giúp đỡ đồng bào tại hai tỉnh Thái Nguyên và Yên Bái'.

Chuyên gia chỉ cách thoát khỏi ô tô khi xe rơi xuống nước

Dù không phải là một tai nạn thường gặp, nhưng trong hoàn cảnh bão lũ và thời tiết cực đoan, việc trang bị kỹ năng thoát khỏi ô tô rơi khi xe rơi xuống nước có thể là một “bảo bối” cứu mạng.

Khoảng 10h sáng ngày 9/9/2024, đã xảy ra sập cầu Phong Châu (Phú Thọ). Thời điểm xảy ra sự cố, trên cầu vẫn đang có người và phương tiện lưu thông. Báo cáo cho biết vụ việc làm 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người rơi xuống sông và bị nước cuốn trôi.
Cùng với những thông tin về vụ việc, một trong những nội dung được nhiều người quan tâm, đó là thoát khỏi ô tô khi xe rơi xuống nước thế nào?

50 năm Việt Nam tham dự IMO: Niềm tự hào không chỉ ở huy chương

Trong 50 năm tham dự Olympic Toán quốc tế (IMO), đội Việt Nam nằm trong top 10 thế giới trong phần lớn các năm dự thi với 271 huy chương, trong đó có 69 Huy chương Vàng, đem lại tự hào, vinh quang về cho đất nước.

Ngày 10/8, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp cùng Hội Toán học Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (1974 - 2024).
50 nam Viet Nam tham du IMO: Niem tu hao khong chi o huy chuong
 Các chuyên gia, thầy cô giáo, đại biểu, học sinh tham dự hoạt động 50 năm Việt Nam tham dự IMO. Ảnh: Hoài Hương.