Cháu nội Vua Mèo: Người H'Mông không có tục "bắt vợ"

Cháu nội của "Vua mèo" Vương Chí Sình cho rằng: Một số thanh thiếu niên người H’Mông vô tình hoặc cố tình lợi dụng phong tục để làm bậy, bôi xấu dân tộc mình...

Đoạn clip "bắt vợ" xảy ra tại xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang  gây xôn xao dư luận khi được cho rằng đó là phong tục của đồng bào dân tộc H'Mông. Đáng chú ý, nội dụng của đoạn clip thể hiện việc một nam thiếu niên trẻ đã có hành động cưỡng ép, bạo lực khi kéo, bắt một cô gái dù người này cự tuyệt nhưng vẫn bị lôi đi với mục đích bắt về nhà làm vợ. Khi nam sinh này đang chật vật để kéo cô gái đi thì một chiến sĩ công an địa phương đã có mặt kịp thời giải cứu cô gái.
Chau noi Vua Meo: Nguoi H'Mong khong co tuc
Ông Vương Duy Bảo chia sẻ vấn đề với PV Báo Tri thức và Cuộc sống. 
Ông Vương Duy Bảo, nguyên Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL), cháu nội "Vua mèo" Vương Chí Sình (tỉnh Hà Giang) đã có những chia sẻ cùng Báo Tri thức và Cuộc sống.
PV: Những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao về đoạn clip nam thanh niên trẻ tuổi người H’Mông “bắt vợ” là một em gái với hành động bạo lực. Đây có phải là phong tục của đồng bào dân tộc H’Mông, thưa ông?
Ông Vương Duy Bảo: Phải khẳng định rằng người H’Mông ở Việt Nam và trên thế giới không có phong tục “bắt vợ”. Vì vậy, không thể gọi “bắt vợ” là phong tục hay hủ tục. Đồng bào dân tộc H’Mông có một phong tục rất đẹp đó là “kéo vợ”.
PV: Tục “kéo vợ” là như thế nào, thưa ông?
Ông Vương Duy Bảo: Xuất phát từ những thủ tục cưới hỏi của người H’Mông rất phức tạp, kéo dài, rườm rà nên trong xã hội người H’Mông đã cho phép tồn tại phong tục “kéo dâu”.
Tức là người con trai và người con gái nếu có tình yêu với nhau thì sẽ hẹn hò ở một địa điểm nào đó để người con trai cùng nhóm bạn của mình đến đón cô gái về nhà làm vợ. Khi đến đón, người con trai phải nắm tay cô gái để đưa về.
Về đến nhà, bố của người con trai bắt con gà trống nuôi trong nhà và quay xung quanh trên đầu cô gái để thông báo với tổ tiên rằng cô gái đã chính thức làm con dâu và gia đình sẽ làm mâm cơm ăn mừng. Ngay sau đó, gia đình chú rể sẽ sang nhà cô gái báo tin. Lúc này, nhà cô gái đồng ý ngay vì con của họ đã có được tình yêu tự nguyện chứ không phải bắt buộc, cưỡng ép.
Do đó, hành vi dùng vũ lực, mạnh tay, cưỡng ép bé gái để mang về nhà làm vợ của nam thanh niên trong đoạn clip là sai trái, biến tướng, cần phải lên án.
PV: Vụ việc trên không phải là hiếm, trước đấy đã từng xuất hiện nhiều clip ghi nhận lại các hành vi “bắt vợ” tương tự, ông đánh giá sao về thực trạng này?
Ông Vương Duy Bảo: Tôi rất vui và mừng cho bé gái vì đã thoát khỏi sự cưỡng ép thô bạo, cố tình xâm phạm đến thân thể của nam thanh niên. Nhưng tôi mừng hơn nữa khi cán bộ công an xã đã trực tiếp giải vây cho cô bé, điều này có nghĩa đã có những cán bộ, những người hiểu đúng và trúng văn hóa của người đồng bào dân tộc H’Mông. Nhưng tôi cũng rất buồn vì một bộ phận người chưa hiểu hết khi luôn cho rằng đây là phong tục của dân tộc H’Mông, thậm chí nó là hủ tục.
Bởi vậy, trước đó có một số trường hợp các bé gái, cô gái người H’Mông ở một số tỉnh như Lào Cai, Yên Bái... bị một số thanh niên cưỡng ép đưa về nhà ngay giữa đường nhưng chẳng ai dám can thiệp, ngăn cản vì họ không hiểu rằng đó là hành vi trái pháp luật và đó không phải là phong tục của dân tộc H’Mông.
Đây là một lỗ hổng, lỗi thiếu sót của ngành văn hóa và ngành thông tin truyền thông của tại một số địa phương có người H’Mông sinh sống, nhất là tỉnh Hà Giang khi chưa tuyên truyền hiệu quả và sâu sát việc “bắt vợ” là hành vi vi phạm pháp luật và người H’Mông không có phong tục này. Để khi họ gặp tình huống “bắt vợ” thì sẽ ra tay giúp đỡ, can thiệp, giải vây cho các cô gái, tránh bị xâm hại thân thể, danh dự, nhất là thoát khỏi các đối tượng lợi dụng để bắt cóc, mưu đồ xấu.
PV: Các clip ghi lại việc “bắt vợ” đều là những người dân tộc H’Mông tham gia. Liệu rằng chính một bộ phận người H’Mông đang làm méo mó đi bản chất của tục “kéo dâu” như ông kể trên?
Ông Vương Duy Bảo: Đúng là những người tham gia “bắt vợ” và bị bắt đều là người H’Mông nhưng hiện tượng, vụ việc này không xảy ra nhiều, không phổ biến mà chỉ lác đác.
Có thể một số thanh thiếu niên người H’Mông vô tình hoặc cố tình lợi dụng phong tục để làm bậy, bôi xấu dân tộc mình hoặc có thể bị xúi giục, lợi dụng từ các thành phần xấu của xã hội.
Dù vậy, chính quyền địa phương và các ngành văn hóa, thông tin truyền thông cần phải tuyên truyền phổ biến rộng rãi những nét đẹp văn hóa của dân tộc người H’Mông và bài trừ sự biến tướng, lợi dụng và cần xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng lợi dụng văn hóa, phong tục để bôi xấu, xâm hại lợi ích của người khác.
Xin cảm ơn ông!
Qua xác minh ban đầu, nam thiếu niên trong clip "bắt vợ" gây xôn xao dư luận mới chỉ 16 tuổi. Hiện chính quyền địa phương đã mời người này lên làm việc, nhắc nhở.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Vụ bé gái H’Mông bị nam sinh lớp 10 bắt làm vợ ở Hà Giang: MXH tranh cãi hủ tục người H’Mông

Đề xuất sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia để cung ứng cho thị trường

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối trong mọi tình huống không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu.

Trước diễn biến giá xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động, tình hình cung ứng tại thị trường trong nước có dấu hiệu bất ổn, chiều 9/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính), lãnh đạo một số đơn vị Bộ Công Thương, đại diện UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, với nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung xăng dầu trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường trong tháng 2/2022. Từ tháng 3, nguồn cung có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường. Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy đủ 100% công suất từ 13/3/2022. Hiện, các doanh nghiệp đầu mối cũng đã có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước trong trường hợp Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất như kế hoạch.

Theo Vụ Thị trường trong nước, hiện Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil) đã có kế hoạch nhập khẩu tăng thêm và dự kiến lượng xăng dầu về cảng Việt Nam ngày 20/2/2022 là 26.000m3 xăng và 42.000m3 dầu.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường theo đúng kế hoạch đã đăng ký. Lượng bán xăng dầu ra thị trường của Petrolimex trong tháng vừa qua đã tăng khoảng 30% so với các tháng thông thường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu khác cũng đang tích cực triển khai việc ký kết, nhập khẩu xăng dầu.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương, từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại một số địa phương (Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang) có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng.

De xuat su dung nguon xang dau du tru quoc gia de cung ung cho thi truong
 

Hà Tĩnh: 381 giáo viên và học sinh dương tính với SARS-CoV-2

Để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, 37 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn

Ha Tinh: 381 giao vien va hoc sinh duong tinh voi SARS-CoV-2
Người dân test nhanh COVID-19 tại bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh. (Ảnh: Công Tường/TTXVN) 
Ngày 9/2, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này đã có 50 giáo viên và 331 học sinh là F0.

Truy tìm giám đốc công ty tổ chức thi hoa hậu "chui" ở TP HCM

Một giám đốc công ty giải trí ở TP.HCM bị cảnh sát phát thông báo truy tìm vì bị tố cáo tổ chức cuộc thi hoa hậu “chui” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 9/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đơn vị đang thụ lý điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến cuộc thi hoa hậu Doanh nhân sắc đẹp Việt 2020.

Qua điều tra ban đầu, cảnh sát tình nghi Nguyễn Bảo Linh (34 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư Du lịch Giải trí Khổng Tước) mặc dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép tổ chức cuộc thi hoa hậu, vẫn phối hợp với một số cá nhân tổ chức cuộc thi này hồi tháng 11/2020.

Các thí sinh tham dự giải, trong đó có bà Q.H.L. (đạt giải hoa hậu) sau đó đã tố cáo ban tổ chức lợi dụng cuộc thi để chiếm đoạt tài sản.

Qua xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cảnh sát xác định Nguyễn Bảo Linh không cư trú tại địa phương và không xác định được nơi cư trú hiện tại của người này.

Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án và ngăn chặn Nguyễn Bảo Linh bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thông báo truy tìm người này.

Đồng thời, nhà chức trách kêu gọi Linh liên hệ Đội 9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TPHCM tại địa chỉ 674 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, gặp điều tra viên Bùi Thị Tâm qua số điện thoại 0902.324.369 để làm rõ các nội dung liên quan.

Truy tim giam doc cong ty to chuc thi hoa hau
Ca sĩ Quang Lê trao vương miện hoa hậu trong đêm chung kết cuộc thi Doanh nhân sắc đẹp Việt 2020.