Chân dung tân Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngày 15/4, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội công bố quyết định công nhận Chủ tịch Hội đồng trường. GS.TS Lê Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Cơ khí động lực, được bổ nhiệm giữ chức vụ này.

GS.TS. Lê Anh Tuấn, sinh năm 1975, quê ở Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, tốt nghiệp đại học ngành Kỹ thuật cơ khí động lực tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngay năm đó, ông được tiếp nhận làm giảng viên của trường, đồng thời tiếp tục học lên và tốt nghiệp thạc sĩ năm 1999.
Chan dung tan Chu tich Hoi dong truong Dai hoc Bach khoa Ha Noi
GS.TS. Lê Anh Tuấn 
Năm 2005, GS.TS. Lê Anh Tuấn lấy bằng tiến sĩ ngành Kỹ thuật cơ khí động lực tại Đại học Kỹ thuật Graz (Áo). Ông được bổ nhiệm giáo sư năm 2017.
Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, GS.TS. Lê Anh Tuấn đảm nhiệm nhiều chức vụ và hiện là Viện trưởng Cơ khí động lực. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng trường, ông làm thư ký Hội đồng trường nhiệm kỳ 2015-2020 và Phó Chủ tịch nhiệm kỳ 2020-2025.
Về chuyên môn, GS.TS. Lê Anh Tuấn đã thực hiện nhiều đề tài/dự án nghiên cứu cấp quốc gia và nghị định thư với nước ngoài. Bên cạnh đó, ông đã chủ biên và tham gia biên soạn 2 giáo trình, 4 chương sách xuất bản ở Nhà xuất bản quốc tế, 2 bằng sáng chế, 37 bài báo ISI/Scopus và nhiều bài báo/báo cáo trong kỷ yếu hội nghị và các tạp chí khác.
Ngoài ra, GS.TS. Lê Anh Tuấn từng là Trưởng một tiểu ban thuộc Hội biên tập công trình Châu Á (CASE); ủy viên thường trực Hội các nhà nghiên cứu biên tập công trình Việt Nam (VASE); thành viên Hội kỹ sư ô tô quốc tế; thành viên mạng lưới xe điện toàn cầu (GEAN); thành viên Hội đồng cố vấn phát triển giao thông các bon thấp Châu Á; thành viên ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước.
Chan dung tan Chu tich Hoi dong truong Dai hoc Bach khoa Ha Noi-Hinh-2
 GS.TS. Lê Anh Tuấn, 46 tuổi là tân Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Năm 2019, GS.TS. Lê Anh Tuấn được trao Huân chương Lao động hạng Ba. Năm 2021, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
GS.TS. Lê Anh Tuấn được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng trường tiếp tục nhiệm kỳ 2020 - 2025, thay cho PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, người được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT hồi tháng 10/2020.
Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 2016, hiện có 23 thành viên, trong đó có đại diện ban giám hiệu, đảng ủy, công đoàn, giảng viên, viên chức, sinh viên trong trường.
Ngoài ra, Hội đồng trường Bách khoa Hà Nội còn có đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng 8 thành viên ngoài trường đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Lý do ánh sáng xanh của thiết bị điện tử bị xem là "kịch độc"

Vì sao, trong các loại ánh sáng, ánh sáng màu xanh của các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại… lại gây hưởng mạnh nhất đến giấc ngủ? Cách nào để phòng tránh loại ánh sáng đặc biệt này...

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
TS. Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết ánh sáng nói chung có sự hưởng đến việc tiết melatonin, một loại hormone gây buồn ngủ. Điều đáng nói, trong tất cả các loại ánh sáng ngăn chặn việc tiết melatonin, ánh sáng màu xanh của các thiết bị điện tử và smartphone có tác dụng mạnh hơn cả. 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) đã tiến hành một thử nghiệm so sánh hiệu quả của 6,5 giờ khi tiếp xúc với ánh sáng xanh và ánh sáng màu xanh lá cây để thực nghiệm so sánh. 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Kết quả: Ánh sáng màu xanh ức chế melatonin cao hơn khoảng hai lần so với ánh sáng màu xanh lá cây và có khả năng chuyển nhịp sinh học nhiều gấp đôi (3 giờ so với 1,5 giờ). 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
 Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tác động của ánh sáng màu xanh tới việc ức chế melatonin là hoàn toàn có thật và nó là nguyên nhân đầu tiên đưa con người tới việc khó ngủ, mất ngủ.

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Các nghiên cứu chỉ ra, sử dụng máy tính bảng trong vòng hai tiếng vào buổi tối có thể ngăn cơ chế sản sinh tự nhiên loại hormone này trong cơ thể bạn. Sử dụng tăng từ 2 tiếng lên 4 tiếng sẽ khiến bạn giảm cảm giác buồn ngủ, đồng thời làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn so với những người đọc sách trong thời gian tương tự. 
Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Không những thế, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ánh sáng xanh còn có sự liên quan đến một số bệnh tiểu đường, trầm cảm, béo phì và thậm chí có thể ung thư. 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Để đảm bảo không bị hại bởi ánh sáng màu xanh, nhất là vào ban đêm, bạn cần tránh nhìn vào màn hình smartphone hay màn hình máy tính, tivi… trước khi đi ngủ 2-3 giờ. 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
 Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm, tốt nhất bạn nên đầu tư một cặp kính lọc ánh sáng màu xanh. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo đây là kính chuyên dụng.

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Các nghiên cứu đã chỉ ra, kính mắt rẻ tiền với ống kính màu cam - màu chặn ánh sáng xanh, nhưng nó cũng chặn các màu sắc khác, vì vậy chúng không thích hợp để sử dụng vào mục đích lọc ánh sáng màu xanh. Kính ngăn chặn ánh sáng màu xanh có thể có giá lên đến 80 USD. 

Ly do anh sang xanh cua thiet bi dien tu bi xem la
Ngoài ra, một số điện thoại hiện đại có chức năng để lọc ánh sáng xanh, bạn có thể sử dụng chúng vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. 

Mời độc giả xem video:Đánh bom liều chết ở Afghanistan, 7 người thiệt mạng. Nguồn: THDT.



Vệt đen kỳ lạ trên sao Hỏa được giải đáp sau hơn hai thập kỷ

Dấu vết bí ẩn trên bề mặt sao Hỏa trông giống như những con nhện đen rùng rợn khiến các nhà khoa học đau đầu sau hơn hai thập kỷ cuối cùng cũng tìm được câu trả lời.

Vet den ky la tren sao Hoa duoc giai dap sau hon hai thap ky
 Những vệt đen kỳ lạ trên sao Hỏa được phát hiện qua hình ảnh vệ tinh ở cực nam của hành tinh này. Tất nhiên nó không phải là những con nhện thật nhưng hình thù kỳ lạ dạng phân nhánh, màu đen đã khiến các nhà khoa học đặt tên cho chúng là "araneiforms" (giống nhện).

Cận cảnh vệ tinh do các nhà khoa học Việt trực tiếp chế tạo

Các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh MicroSat Kit. Vệ tinh “made in” Việt này được chuyển giao cho các trường đại học để phục vụ công tác đào tạo ngành công nghệ vũ trụ.

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao

 Vệ tinh MicroSat Kit phục vụ giảng dạy  có kích thước 30x30x30 cm, nặng 18kg. Vệ tinh bao gồm các chức năng đặc trưng của một vệ tinh như: chụp ảnh, truyền ảnh, giám sát thời gian thực; điều khiển và giám sát thông tin trạng thái vệ tinh từ trạm mặt đất...

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-2
Với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và cấu hình mà một vệ tinh cần có, vệ tinh MicroSat Kit mô tả trực quan quá trình hoạt động của một vệ tinh loại quan sát trái đất ở điều kiện dưới mặt đất. 
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-3
Vệ tinh giúp người học dễ dàng hình dung được cách thức hoạt động của vệ tinh trên vũ trụ, và tiếp nhận kiến thức về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-4
 Đặc biệt, với vệ tinh thực hành MicroSat Kit, người học được trực tiếp thực hành quá trình lắp ráp, tích hợp và điều khiển, vận hành vệ tinh ngay trong môi trường phòng thí nghiệm bình thường.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-5
  Sau khi được chuyển giao, vệ tinh MicroSat Kit hỗ trợ đào tạo thực hành về thiết kế và chế tạo vệ tinh quan sát trái đất lớp micro cho sinh viên đại học, kỹ sư mới ra trường hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ vũ trụ.

Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-6
 Hiện vệ tinh đã được chuyển giao cho trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Việt Pháp (Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, USTH).
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-7
 Trong tương lai, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết tiếp tục đầu tư, phát triển sản phẩm với mục tiêu đưa vệ tinh dạy học MicroSat Kit này ra thị trường quốc tế.
Can canh ve tinh do cac nha khoa hoc Viet truc tiep che tao-Hinh-8
Ngoài vệ tinh MicroSat Kit được chuyển giao, vệ tinh NanoDragon (NDG) cũng do các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển, dự kiến phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay. Hiện vệ tinh đã hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng.

Mời độc giả xem video:Bị CSGT nhắc nhở, nữ tài xế đỗ xe chắn ngang đường thách thức. Nguồn: Tin Tức VTV24.