Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Xã hội

Chân dung Chủ tịch nước Việt Nam qua các thời kỳ

09/04/2016 06:00

(Kiến Thức) - Chủ tịch nước Việt Nam là Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang của Việt Nam,...

Hồng Liên (Tổng hợp)

Toàn cảnh bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Quy chế làm việc của Ban kiểm phiếu Đại hội Đảng XII

Sát thủ có 2 bằng đại học và con đường giang hồ đầy máu, nước mắt

Kẻ chuyên “săn” tử thi trên QL51 thành trùm giang hồ thế nào?

Công bố danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII

1. Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một chiến sỹ cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9 /1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
1. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một chiến sỹ cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9 /1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng.
Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng.
2. Huỳnh Thúc Kháng Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).
2. Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).
3. Tôn Đức Thắng Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/81888-30/31980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 – 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."
3. Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/81888-30/31980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 – 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."
4. Nguyễn Hữu Thọ Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910–24/12/1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước nhiệm kỳ 30/3/1980 – 4/7/1981
4. Nguyễn Hữu Thọ
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910–24/12/1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước nhiệm kỳ 30/3/1980 – 4/7/1981
5. Trường Chinh Ông Trường Chinh (9/2/1907–30/9/1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, ông là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ, nhiệm kỳ: 7/1981-6/1987) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ: 7/1960-7/1981).
5. Trường Chinh
Ông Trường Chinh (9/2/1907–30/9/1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, ông là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ, nhiệm kỳ: 7/1981-6/1987) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ: 7/1960-7/1981).
6. Võ Chí Công Ông Võ Chí Công (7/8/1912-8/9/2011) tên thật là Võ Toàn. Ông là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, nhà nước Việt Nam đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
6. Võ Chí Công
Ông Võ Chí Công (7/8/1912-8/9/2011) tên thật là Võ Toàn. Ông là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, nhà nước Việt Nam đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
6. Lê Đức Anh Ông Lê Đức Anh (SN 1/12/1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.
6. Lê Đức Anh
Ông Lê Đức Anh (SN 1/12/1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.
7. Trần Đức Lương Ông Trần Đức Lương (SN 5/5/1937) quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nguyên là Chủ tịch nước Việt Nam hai nhiệm kỳ, từ 24/9/1997 – 26/6/2006. Trước đó, ông từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI...
7. Trần Đức Lương
Ông Trần Đức Lương (SN 5/5/1937) quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nguyên là Chủ tịch nước Việt Nam hai nhiệm kỳ, từ 24/9/1997 – 26/6/2006. Trước đó, ông từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI...
8. Nguyễn Minh Triết Ông Nguyễn Minh Triết (SN 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27/6/2006 - 25/7/2011. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3/2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng).
8. Nguyễn Minh Triết
Ông Nguyễn Minh Triết (SN 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27/6/2006 - 25/7/2011. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3/2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng).
9. Trương Tấn Sang Ông Trương Tấn Sang (SN 21/1/1949), còn gọi là Tư Sang, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vào ngày 25/7/2011 ông được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 25/7/2011 - đến nay, thay cho ông Nguyễn Minh Triết.
9. Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang (SN 21/1/1949), còn gọi là Tư Sang, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vào ngày 25/7/2011 ông được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 25/7/2011 - đến nay, thay cho ông Nguyễn Minh Triết.
10. Trần Đại Quang Ông Trần Đại Quang (SN 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một chính khách, tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Trần Đại Quang
Ông Trần Đại Quang (SN 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một chính khách, tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Bạn có thể quan tâm

 Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết 66, Nghị quyết 68

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Hình phạt nào cho dược sĩ cầm đầu sản xuất TPCN giả?

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

Triệu tập hai đối tượng chặn đầu xe tải ở Hải Dương

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

"Nên mở rộng việc nhập quốc tịch Việt Nam để huy động sức mạnh"

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Phượng vĩ đỏ rực phố phường Hà Nội tháng 5

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Cầu Phong Châu - Phú Thọ dần thành hình vươn ra sông Hồng

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status