Chả đúc hình chép vàng cúng ông Công ông Táo ‘chốt’ vài chục con mỗi ngày

Có mức giá từ 80.000 đồng đến 145.000 đồng, chả hình cá chép xuất hiện trên thị trường vào dịp lễ ông Công ông Táo đã thu hút nhiều bà nội chợ.

Cha duc hinh chep vang cung ong Cong ong Tao ‘chot’ vai chuc con moi ngay

Lạ mắt chả hình cá chép cúng lễ ông Công ông Táo đang được bán trên thị trường.

Chả bách thảo cá chép, chả cá chép bách hoa... là tên gọi của một loại thực phẩm đang được nhiều chị em đặt mua khi ngày cúng lễ ông Công ông Táo đang cận kề.

Loại chả này đang được bán trên thị trường với giá dao động từ 80.000 đồng đến 145.000 đồng/con, tùy theo trọng lượng mỗi loại và tùy nơi bán.

Đang bán chả cá chép bách hoa với giá 145.000 đồng/con, chị Nguyễn Lan, chuyên bán thực phẩm trên chợ online ở Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết, chả cá chép bách hoa rất thơm ngon khi bên ngoài là một lớp chả lụa, bên trong có nhân là jambon, trứng muối, nấm mèo...

Loại chả này được tạo thành hình con cá chép rất đẹp mắt và rất ý nghĩa khi dùng cúng lễ dịp ông Công ông Táo. Mỗi con có trọng lượng nửa cân.

Cha duc hinh chep vang cung ong Cong ong Tao ‘chot’ vai chuc con moi ngay-Hinh-2

Chả cá chép bách hoa được người bán giới thiệu bên ngoài là một lớp chả lụa, bên trong có nhân là jambon, trứng muối, nấm mèo...

“Món này là đặc sản của miền Tây, tôi năm nay mới nhập hàng ra bán ở Hà Nội. Trước khi bán tôi đã nếm thử chả thấy vị rất đậm đà, thơm ngon và cái chính là rất tiện lợi khi không cần chế biến mà có thể sử dụng ngay”, chị Lan cho hay.

Cũng theo chị Lan, dù là năm đầu tiên bán loại chả này nhưng được chị em nội chợ đặt mua khá nhiều. Theo đó, chị chỉ bán lẻ nhưng có ngày nhiều nhất bán được 50 con.

“Bán chả cá chép chục ngày nay, tôi bán được khoảng trên 300 con, hiện chỉ còn lại khoảng 20-30 con bán nốt là hết, tôi cũng không nhập thêm nữa vì cũng sát ngày cúng ông Công ông Táo rồi”, chị Lan nói.

Tại quận 4, TP.HCM, chị Thu Phương cũng đang bán chả hoa cá chép với giá 210.000 đồng/cặp 2 con có tổng trọng lượng 1kg cho  biết ngày nào cũng có hàng chục đơn ship đi các nơi.

Theo chị Phương, chả hoa cá chép có thể bảo quản ngăn đông khoảng 2 tháng, khi ăn chỉ cần giã đông là sử dụng được. Món này thích hợp làm món nhậu, có thể chấm với muối tiêu chanh sẽ ngon hơn nữa.

Cha duc hinh chep vang cung ong Cong ong Tao ‘chot’ vai chuc con moi ngay-Hinh-3

Chả hình cá chép mới xuất hiện tại một số siêu thị lớn trong dịp ông Công ông Táo năm nay.

Ngoài ra, tại một số siêu thị hiện đang bán chả cá hình cá chép của một công ty thực phẩm. Theo giới thiệu trên bao bì, đây là chả cá được làm từ thịt cá tra cùng với một số gia vị như nước mắm, hành tỏi, dầu ăn, đường, muối....

Tuy nhiên, món này nếu mua về cần phải thêm công đoạn cho cá lên hấp chín rồi mới sử dụng được. Sản phẩm này được bán với giá trên 80.000 đồng/con trọng lượng 400gram.

Vừa mua thử chả cá hình cá chép, chị Huyền Trang ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, chị chưa ăn món này bao giờ, thấy sản phẩm tạo hình con cá chép đẹp mắt, lại có mức giá vừa phải nên chị thử mua một con về bổ sung thêm vào mâm cúng ông Công ông Táo năm nay.

“Tôi thấy trên thị trường có một loại khác đang được giới thiệu bán có cả jambon, trứng muối... nhưng vì cả nhà tôi không ai thích trứng muối nên tôi đã chọn sản phẩm chả hình cá chép này khi thấy thành phần chính chỉ có cá tra. Chưa biết món có ngon không nhưng hình cá chép vàng đẹp mắt bày mâm cúng rất phù hợp”, chị Trang cho hay.

Hình ảnh tại lễ nhập kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

8h sáng nay (23/1), lễ khâm liệm di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã diễn ra trang nghiêm và yên tĩnh, theo nghi thức Phật giáo, tại chùa Từ Hiếu, TP Huế.

Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh

Di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh được khâm liệm tại chùa Từ Hiếu, TP Huế (Ảnh: Đại Dương). 

Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-2
Hàng ngàn chư tôn đức của chùa Từ Hiếu và các chùa ở tỉnh Thừa Thiên Huế, ở các địa phương lân cận dự lễ. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-3
Lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và im lặng theo nghi thức tâm tang. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-4
Nghi thức vái lạy. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-5
Các sư làm phép trước quan tài Thiền sư. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-6
Chuẩn bị thỉnh di thể Thiền sư nhập quan. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-7
8h30' sáng, các môn đệ đã đưa thi hài của Thiền sư ra khỏi căn phòng mà ngài đã viên tịch. Tang lễ được cử hành trong vòng 7 ngày. Theo Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thế danh Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-8
Thiền sư là con kế út trong gia đình có sáu anh chị em, cha là cụ ông Nguyễn Đình Phúc, mẹ là cụ bà Trần Thị Dĩ. Năm 1942, xuất gia tại Tổ đình Từ Hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật, được ban pháp danh Trừng Quang. Tháng 9 năm 1945, thọ giới Sa di với Bổn sư, được ban pháp tự Phùng Xuân. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-9
Hàng trăm phật tử là người dân Huế và người dân ngoại tỉnh đứng xung quanh khuôn viên chùa Từ Hiếu dõi theo lễ khâm liệm thiền sư
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-10

Nhiều tăng ni, phật tử dõi theo các nghi thức lễ qua màn ảnh truyền hình trực tiếp. 

Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-11
Lễ tang được cử hành uy nghiêm và yên tĩnh theo đúng di nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-12
"Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình" - thông tin từ Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-13
Chuẩn bị làm lễ nhập quan. 
Hinh anh tai le nhap kim quan Thien su Thich Nhat Hanh-Hinh-14
Rất nhiều người dân và phật tử, các môn đệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh bật khóc khi di thể thiền sư nhập quan (Ảnh: Đại Dương). 

Tiễn Táo về trời cứ giờ Đại Cát thực hiện: Gia chủ cầu gì được nấy

Theo văn hóa cổ truyền của dân tộc ta thì nghi lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Táo vào giờ nào tốt nhất?

Theo văn hóa nước ta thì vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời. Trong dân gian ông Công là vị thần cai quản đất đai, Táo quân (gồm 2 ông, 1 bà) cai quản việc bếp núc trong gia đình.

4 loại hoa tuyệt đối không đặt lên bàn thờ ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo đã tới rất gần. Khi sắp lễ cúng, gia chủ lưu ý tới một số lễ vật tuyệt đối cấm kỵ.

23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm người dân Việt làm lễ cúng ông Công ông Táo. Đây là một nghi thức thờ cúng đặc biệt quan trọng mà gia đình nào cũng phải chú trọng, làm chỉn chu.

4 loai hoa tuyet doi khong dat len ban tho ong Cong ong Tao