"Cha đẻ" của mật khẩu máy tính qua đời, thọ 93 tuổi

Ngày 12/7, Fernando Corbato, "cha đẻ" của mật khẩu đã qua đời tại nhà riêng ở Newton, Massachusetts, Mỹ. Ông hưởng thọ 93 tuổi.

Fernando Corbato, nhà khoa học máy tính huyền thoại của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) sinh ra ở Oakland, Mỹ. Trong quá khứ, Corbato là cựu chiến binh của Hải quân Hoa Kỳ. Ông từng học tại Viện Công nghệ California.
Fernando Corbato đã phát minh ra mật khẩu máy tính. Ông vừa qua đời ngày 12/7, thọ 93 tuổi.
Fernando Corbato đã phát minh ra mật khẩu máy tính. Ông vừa qua đời ngày 12/7, thọ 93 tuổi. 
Trong suốt sự nghiệp, Corbato đã góp phần tạo ra nhiều tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực khoa học máy tính. Đáng chú ý nhất trong các phát kiến của ông là mật khẩu máy tính.
Mật khẩu được ứng dụng lần đầu trên Hệ thống Chia sẻ Thời gian Máy tính (CTSS), nó cho phép nhiều người cùng sử dụng một máy tính và bảo mật bằng mật khẩu.
Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ làm việc của các lập trình viên. Họ sẽ không phải đợi đồng nghiệp làm xong công việc mới sử dụng được máy tính. Thay vào đó, khi người này nghỉ, người khác có thể sử dụng máy tính với tài khoản riêng, giúp bảo mật thông tin và dữ liệu. Đồng thời, CTSS cũng giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy tính.
Fernando Corbato bên cạnh phòng máy tính vào năm 1965.
 Fernando Corbato bên cạnh phòng máy tính vào năm 1965.
CTSS cũng là nền tảng đầu tiên sử dụng email, một ứng dụng nhắn tin tức thời bằng văn bản. Người dùng có thể soạn thảo văn bản bằng trình soạn thảo QED. Ken Thompson, người sau này đã thiết kế ngôn ngữ lập trình Google Go, cũng từng góp phần vào sự phát triển của QED.
Sau khi tham gia dự án CTSS, Corbato bắt đầu tạo ra Multics, ngôn ngữ lập trình có ảnh hưởng rất lớn đến các máy tính ngày nay.
Công trình của Corbato cũng truyền cảm hứng cho MIT ra mắt Project MAC, tiền thân của Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính. Sau này, dự án trên được đổi thành Phòng thí nghiệm Khoa học Máy tính và Trí tuệ Nhân tạo (CSAIL) . MIT CSAIL hiện có 600 nhà nghiên cứu.
  Video Cách mở khóa máy tính không cần mật khẩu - Nguồn: Pc Gaming@Youtube 

"Siêu phẩm" Galaxy Note 10+ tiếp tục lộ ảnh dựng

(Kiến Thức) - Dựa vào những hình ảnh đồ họa rò rỉ mới nhât, thật ngạc nhiên khi cổng hồng ngoại đã trở lại trên chiếc Galaxy Note 10+. 

Hôm 13/7, thêm một hình ảnh đồ họa nữa của Galaxy Note 10+ đã bị rò rỉ và lan truyền trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội nổi tiếng. Quan sát nhanh bức ảnh này, có thể thấy ngay Galaxy Note 10+ đã có sự xuất hiện trở lại của cổng hồng ngoại - chức năng đã bị loại bỏ từ lâu. Ngoài ra phần khe sim và mép màn hình cong tràn của Galaxy Note 10+ cũng được hiển thị rất rõ trong bức ảnh này. Điều này tạo ra nhiều sự mới mẻ đáng trông đợi của "siêu phẩm" sẽ được ra mắt vào ngày 8/8.
Hôm 13/7, thêm một hình ảnh đồ họa nữa của Galaxy Note 10+ đã bị rò rỉ và lan truyền trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội nổi tiếng. Quan sát nhanh bức ảnh này, có thể thấy ngay Galaxy Note 10+ đã có sự xuất hiện trở lại của cổng hồng ngoại - chức năng đã bị loại bỏ từ lâu. Ngoài ra phần khe sim và mép màn hình cong tràn của Galaxy Note 10+ cũng được hiển thị rất rõ trong bức ảnh này. Điều này tạo ra nhiều sự mới mẻ đáng trông đợi của "siêu phẩm" sẽ được ra mắt vào ngày 8/8. 

Hacker sẽ trộm mật khẩu smartphone của bạn theo cách đơn giản này

Kỹ thuật hack này có thể hack thành công mã PIN 4 số, thậm chí là từng chữ cái và toàn bộ câu chữ trong mật khẩu của bạn.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) và Đại học Linköping (Thụy Điển) đã phát đi cảnh báo về một kỹ thuật hack mới có thể đánh cắp mật khẩu smartphone của bạn chỉ bằng âm thanh chạm màn hình.

Mẹo đặt password bảo mật cao, khó đoán nhưng lại dễ nhớ

Nhiều người dùng hay có thói quen đặt mật khẩu các tài khoản của mình bằng những ký tự đơn giản và dễ nhớ nhưng lại rất dễ đoán và độ bảo mật không cao.

Thói quen đặt mật khẩu cho các tài khoản bằng ngày tháng năm sinh hay nhanh gọn là 123456, qwerty… đã từng khiến nhiều người phải ôm hận. Vì chúng quá dễ đoán và độ bảo mật không cao khi có ai đó muốn xâm nhập vào các tài khoản đó.