CĐT phải hoàn trả kinh phí khi Nhà nước cưỡng chế biệt thự xây sai phép

UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức cưỡng chế công trình biệt thư xây dựng sai phép của dự án Ocean View Nha Trang.

2 công trình ở lô E69 và A17 được cưỡng chế đầu tiên trong số 15 công trình vi phạm tại dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang. Việc cưỡng chế công trình cao tầng được các đơn vị chuyên nghiệp cùng thiết bị chuyên dụng thực hiện. Dự kiến sẽ kết thúc trong nửa đầu tháng 1/2022.

CDT phai hoan tra kinh phi khi Nha nuoc cuong che biet thu xay sai phep

Công nhân triển khai tháo dỡ phần cưỡng chế tại dự án Ocean View.

Theo quy định, dự án Ocean View Nha Trang có 69 lô, mật độ xây dựng 40%- 60% và cao 1-3 tầng. Tuy vậy, tại đây diễn ra tình trạng xây dựng sai phép, kéo dài. Đến năm 2019, dư luận bức xúc, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa chất vấn, cơ quan chức năng xác định được có 22 lô xây dựng sai phạm với mật độ 80%-100%, chiều cao nâng lên 5-8 tầng. Tháng 9/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định cưỡng chế đối với 13 công trình vi phạm, yêu cầu hoàn thành việc cưỡng chế, tháo dỡ trước tháng 7/2020. Thế nhưng, trong thời gian này, tiếp tục có thêm 2 công trình vi phạm, nâng tổng số công trình vi phạm lên 15 công trình, khiến dư luận càng bức xúc.

UBND thành phố Nha Trang dự trù kinh phí để cưỡng chế 15 biệt thự xây sai phép ở dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang là khoảng 30 tỉ đồng. Chính quyền địa phương đang tổ chức đấu thầu, kêu gọi các đơn vị thi công có năng lực tham gia thực hiện cưỡng chế các công trình ở 13 lô còn lại. Ông Phan Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết: Toàn bộ số kinh phí cưỡng chế sẽ do các chủ công trình vi phạm chi trả.

“Hơi chậm là do thời gian vừa rồi dịch bệnh kéo dài, việc cưỡng chế cũng bị gián đoạn, giờ đang triển khai. Việc cưỡng chế cũng tốn kém nhiều công sức, công tháo dỡ cũng rất lớn. 13 công trình còn lại, UBND thành phố đã có kế hoạch đấu thầu tháo dỡ, thu hồi kinh phí cưỡng chế để nộp cho Nhà nước theo quy định", ông Liêm cho biết./.

Khám phá biệt thự vườn vô số cây ăn trái của Việt Trinh

Những lúc rảnh rỗi, Việt Trinh thường đi dạo và thu hoạch rau, trái cây trong khu vườn rộng 2.500m2 ở Bình Dương.

Kham pha biet thu vuon vo so cay an trai cua Viet Trinh
 Sống tại TP HCM nhưng thỉnh thoảng "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh vẫn về Bình Dương để nghỉ ngơi. Tại đây, cô có một ngôi nhà vườn rộng tới 2.500m2. 

Bắc Giang: Khách hàng tố không nhận được tiền vay vẫn bị Agribank Đình Trám siết nợ?

Cho rằng không nhận được khoản vay lần 2 của Agribank chi nhánh KCN Đình Trám nên bà Hồng không trả. Dù bà đang cách ly, có đơn xin hoãn tòa nhưng không được.

Vay lần 2 không được… vẫn bị siết nợ?
Theo phản ánh của bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1959) - chủ doanh nghiệp tư nhân Ánh Hồng có địa chỉ tại số 09 cụm CN Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, ngày 30/9/2010, doanh nghiệp của bà có ký hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh KCN Đình Trám, với số tiền vay là 9 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng.
Ngày 30/9/2011, hợp đồng vay hết hạn nhưng doanh nghiệp bà Hồng chưa thanh toán được khoản tiền đã vay.
Đến ngày 2/11/2011, bà Hồng có gửi số tiền 272.500.000 đồng (tiền hàng của Công ty bà Hồng) về Agribank chi nhánh KCN Đình Trám, nhưng khi bà xuống ngân hàng sao kê thì nhận được thông tin số tiền đã bị trừ mất (ngày 14/12/2011), nên không rút được.
Bac Giang: Khach hang to khong nhan duoc tien vay van bi Agribank Dinh Tram siet no?
Quyết định cưỡng chế của Chi cục Thi hành án dân sự TP Bắc Giang.  
Ngày 30/12/2011, Công ty của bà Hồng đã hoàn trả đầy đủ khoản nợ này, được thể hiện bằng các chứng từ mà Agribank chi nhánh KCN Đình Trám cấp cho Công ty lưu giữ. Cũng trong ngày 30/12/2011, bà Hồng có đề xuất Ngân hàng Agribank chi nhánh KCN Đình Trám cho vay tiếp.
Tiếp đó, ngân hàng làm thủ tục cho bà Hồng vay lại cùng số tiền vay cũ, hẹn qua Tết Dương lịch 2012 sẽ giải ngân.
"Tôi đã ký sẵn các giấy nhận nợ, giấy ủy nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt, trong đêm 30/12/2011, nhưng ngân hàng không giải ngân, mà ngân hàng lại đòi tiền tôi theo những giấy nhận nợ đó. Do không nhận tiền vay nên tôi không trả, thật vô lý", bà Hồng nhớ lại.
Bà Hồng cho biết, đến cuối năm 2012, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang bán đấu giá ngôi nhà của bà tại số 35L lô số 9, cụm công nghiệp phường Thọ Xương. Đây là ngôi nhà mà bà Hồng đã thế chấp với Agribank chi nhánh KCN Đình Trám lần vay đầu tiên. Còn lần vay thứ 2, bà Hồng cho biết do vẫn chưa nhận được tiền, nên không thể coi ngôi nhà là tài sản thế chấp?
Ngay sau đó, bà Hồng đã làm đơn lên Thanh tra ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang và Công an kiểm tra tỉnh Bắc Giang, gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và gửi lên văn phòng Chính phủ, Bộ Công an trình bày sự việc.
Đến ngày 2/2/2021, TAND Tối cao giải quyết đơn của bà Hồng là ngân hàng không giải ngân cho bà số tiền 3.374.025.000 đồng, bằng hai phiếu vay, một phiếu 2 tỷ và một phiếu 1.374.025.000 đồng. Ngân hàng không khởi kiện, còn đối với số tiền 675.000.000 đồng, bà Hồng cho rằng mình không được nhận ngày 8/3/2012.
“Hai khoản trên là tôi ký giấy nhận nợ ngày 17/4/2015, tôi xuống ngân hàng sao kê toàn bộ chứng từ giao dịch, thì tôi thấy ngày 30/12/2011, rút tài khoản là 2 tỷ; ngày 30/12/2012, rút tài khoản 1.374.025.000 đồng, còn ngày 8/3/2012 nhận nợ nhưng tôi không làm thủ tục rút tiền mặt hay chuyển khoản thể hiện trong sao kê ngày đó không có giao dịch. Vậy Tòa án tối cao lấy cơ sở nào mà trả lời như vậy, trong khi đó, tôi gửi đầy đủ hồ sơ chứng từ", bà Hồng trình bày.
Bà Hồng thông tin: "Tôi đã gửi đơn lên Cục cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị xem xét sự việc trên. Đến ngày 22/2/2021, Bộ chuyển đơn về công an tỉnh Bắc Giang điều tra và xem xét, thì tối ngày 1/3/2021, Công an tỉnh Bắc Giang hướng dẫn về ngân hàng giải quyết”.
Bị cách ly xin hoãn tòa nhưng không được?
Vụ tranh chấp dân sự đã được đưa ra TAND TP Bắc Giang giải quyết. Tại phiên xử ngày 14/7/2021, Tòa đã bác bỏ yêu cầu của bà Hồng, đòi tài sản là nhà của bà Hồng trả cho Agribank chi nhánh KCN Đình Trám.
Do không chấp nhận bản án sơ thẩm, bà Hồng tiếp tục gửi đơn phúc thẩm vụ ản.
Ngày 28/10/2021, TAND tỉnh Bắc Giang phúc thẩm xét xử vụ án "Kiện đòi tài sản" giữa nguyên đơn là Agribank chi nhánh KCN Đình Trám và bị đơn là bà Nguyễn Thị Hồng. Tuy nhiên, đúng vào ngày này, bà Hồng lại đang phải cách ly xã hội do tiếp xúc với F1 liên quan đến ca F0 COVID-19.
Tại danh sách cách ly tại nhà/nơi lưu trú/cơ quan kèm theo quyết định số 966/QĐ-BCĐ ngày 22/10/2021 của Trưởng ban phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cũng nêu rõ thời gian cách ly của bà Hồng được tính từ ngày 19/10/2021, thực hiện cách ly từ ngày 22/10/2021 đến hết ngày 2/11/2021.
Bac Giang: Khach hang to khong nhan duoc tien vay van bi Agribank Dinh Tram siet no?-Hinh-2
Danh sách cách ly của phường Thọ Xương có tên bà Hồng do tiếp xúc với F1 liên quan đến ca bệnh F0. 
Vì vậy, bà Hồng đã có đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm nhưng không được chấp thuận. Tòa sau đó đã quyết định đình chỉ xét xử vụ án này. Bà Hồng cho rằng bản thân đang bị mất quyền kháng cáo bản án sơ thẩm.
“Tòa lấy lý do không liên lạc được với tôi, trong khi tôi đang trong thời gian cách ly tại nhà, có hai lần thư ký của TAND tỉnh Bắc Giang đem giấy báo đến đều gặp tôi mà lại nói trong giấy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm không liên hệ được với tôi", bà Hồng cho biết.
Theo bà Hồng, ngày 9/11/2021, Chi Cục Thi hành án dân sự TP Bắc Giang đã gửi quyết định thi hành án theo yêu cầu ngày 30/11/2021 về việc cưỡng chế trả nhà, công trình gắn liền với quyền sử dụng đất đối với bà Hồng. Trong khi đó, bà Hồng đang khiếu nại bản án, cũng như đang phải cách ly.
"Tôi mong muốn đình chỉ thi hành án, hủy bỏ quyết định đưa ra, Công an vào cuộc điều tra rõ ràng trước khi đưa ra kết luật cuối cùng”, bà Hồng nói.
Nhằm đa chiều khách quan các thông tin liên quan, PV Báo Tri thức và Cuộc sống đang liên hệ với TAND tỉnh Bắc Giang, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh KCN Đình Trám.
Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Vinamilk trở thành đối tác đồng hành của khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Vinamilk sau 3 năm liên tục giữ vị trí số 1 trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, đã chính thức tham gia vai mới là “Đối tác đồng hành”.

Với vai trò mới này, Vinamilk sẽ đồng hành cùng với Ban tổ chức đẩy mạnh việc nghiên cứu chuyên sâu các xu hướng mới, đo lường sức hấp dẫn của thương hiệu nhà tuyển dụng cho nhiều doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy việc xây dựng môi trường làm việc tốt cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.
Từ năm 2013, Khảo sát nơi làm việc tốt nhất Việt Nam được Anphabe khởi xướng và thực hiện hàng năm. Đây là chương trình khảo sát uy tín với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp và hàng ngàn nhà quản lý nhân sự khắp cả nước. Khảo sát được thực hiện trên quy mô lớn, với các tiêu chí đánh giá toàn diện về môi trường làm việc của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Năm nay, khảo sát thực hiện đo lường, đánh giá 595 doanh nghiệp hàng đầu theo 20 ngành nghề.