Tàu câu mực chở 30 khách bị chìm ở biển Thiên Cầm hoạt động tự phát

Vụ việc tàu câu mực bị chìm khi đang chở 30 khách du lịch đi câu mực ở biển Thiên Cầm, ngành chức năng xác nhận hoạt động này là tự phát.

Ngày 21/7, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Công an xã Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, liên quan đến vụ tàu chở 27 khách du lịch đang câu mực ngoài khơi vùng biển Thiên Cầm bị sóng đánh chìm vào tối ngày 19/7, hiện nay Công an tỉnh Hà Tĩnh đã vào cuộc, phối hợp với các ngành chức năng liên quan để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Trong ngày 20/7, chủ tàu là anh Nguyễn Trọng Hoàng, trú tại xã Thiên Cầm (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên cũ) cũng đã đến cơ quan công an để trình báo sự việc.

Hình ảnh lực lượng cứu hộ và ngư dân tổ chức cứu hộ, cứu nạn 30 người trên chiếc thuyền bị sóng đánh chìm ở biển Thiên Cầm.
Hình ảnh lực lượng cứu hộ và ngư dân tổ chức cứu hộ, cứu nạn 30 người trên chiếc thuyền bị sóng đánh chìm ở biển Thiên Cầm.

Theo ông Nhân, chỉ đến khi xảy ra sự cố chìm tàu, thuyền viên bắn pháo sáng phát tín hiệu cầu cứu thì các thuyền đánh cá lân cận và lực lượng cứu nạn, cứu hộ của đồn Biên phòng Thiên Cầm (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đã kịp thời ứng cứu. May mắn, tất cả 27 hành khách và 3 thuyền viên có mặt trên tàu đều đã được cứu sống và đưa vào bờ an toàn.

Anh Nguyễn Trọng Hoàng, chủ nhân của chiếc tàu bị sóng đánh chìm ngoài khơi vùng biển Thiên Cầm cũng thừa nhận, hoạt động tổ chức cho du khách ra khơi câu mực là hoàn toàn tự phát. Du khách có nhu cầu thì sẽ tổ chức dong thuyền ra khơi để đi câu.

Các nạn nhân được lực lượng cứu nạn đưa vào đất liền an toàn lúc 0h30 ngày 20/7.
Các nạn nhân được lực lượng cứu nạn đưa vào đất liền an toàn lúc 0h30 ngày 20/7.

Con thuyền bị sóng đánh chìm mới được mua lại từ Công ty CP Hợp tác Đầu tư Việt Trung (Hà Tĩnh) với số tiền khoảng 1,5 tỷ đồng, chưa kịp làm thủ tục sang tên vì lãnh đạo doanh nghiệp này vướng vòng lao lý. “Hiện các giấy tờ, thủ tục liên quan đã chìm ngoài biển khơi theo con tàu đắm cả rồi”, anh Hoàng cho biết. Trước thời điểm tàu bị chìm, chủ nhân con tàu này cũng đã tổ chức được khoảng 3-4 chuyến cho du khách ra khơi câu mực.

Chiều tối ngày 19/7, có một đoàn du khách gồm 27 người, trong đó có 1 cháu nhỏ khoảng 5 tuổi mong muốn trải nghiệm thú câu mực đêm trên biển nên đã thỏa thuận, thống nhất với anh Hoàng để ra khơi. Tàu xuất phát lúc 17h trong điều kiện thời tiết nắng đẹp, gió nhẹ. Đến khoảng 20h30 cùng ngày, khi du khách đang câu mực trên vùng biển cách bờ khoảng 600m thì bất ngờ trời nổi gió mạnh, xuất hiện dông lốc.

Sự việc diễn biến quá nhanh và bất ngờ khiến mọi người không kịp ứng phó. Nước biển nhanh chóng tràn vào khoang tàu. Các thuyền viên chỉ kịp hét to, nhắc nhở mọi người mặc áo phao rồi liên tục bắn pháo sáng để cầu cứu.

Ngư dân Lê Văn Lĩnh kể lại giây phút đối mặt với sinh tử dùng thuyền thúng tiếp cận khu vực tàu du lịch bị nạn để cứu các du khách đang chới với giữa biển khơi.
Ngư dân Lê Văn Lĩnh kể lại giây phút đối mặt với sinh tử dùng thuyền thúng tiếp cận khu vực tàu du lịch bị nạn để cứu các du khách đang chới với giữa biển khơi.

Trung tá Nguyễn Văn Khởi, Đồn Trưởng đồn Biên phòng Thiên Cầm (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh), nhận được tín hiệu cầu cứu ngoài khơi, mặc dù mưa to, gió mạnh và sóng lớn nhưng bất chấp nguy hiểm, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ.

Do trời tối, sóng lớn nên ca nô của Bộ đội biên phòng đã không thể tiếp cận được nên phải huy động tất cả các tàu thuyền đang đánh bắt ở trên biển có công suất lớn, phối hợp để tham gia cứu nạn.

Anh Lê Văn Lĩnh (SN 1984), trú xã Thiên Cầm là một trong những chủ tàu tham gia cứu nạn tích cực nhất kể lại: vào thời điểm nói trên, anh cùng 3 thuyền viên khác đang đánh bắt hải sản ngoài khơi ven biển Thiên Cầm thì bất ngờ gặp dông lốc nên vội vã quay vào bờ để trú ẩn. Đến khoảng 22h, khi tàu về đến khu vực đảo Bớc, cách bờ biển Thiên Cầm khoảng 0,5 hải lý thì phát hiện chiếc tàu du lịch đang gặp nạn, hàng chục khách du lịch phát tín hiệu cầu cứu.

Dịch vụ câu mực đêm ở Thiên Cầm từ trước đến nay đang tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng vẫn hút lượng du khách lớn tham gia trải nghiệm.
Dịch vụ câu mực đêm ở Thiên Cầm từ trước đến nay đang tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng vẫn hút lượng du khách lớn tham gia trải nghiệm.

Mặc dù cũng đang đối mặt với nguy hiểm nhưng anh Lĩnh đã không chút đắn đo, cùng các thuyền viên sử dụng thuyền thúng để tiếp cận tàu gặp nạn, lần lượt cứu và đưa từng du khách đang chới với giữa trùng khơi lên thuyền đánh cá của anh Lĩnh. Anh Lĩnh không nhớ đã cứu được tất cả bao nhiêu người, chỉ nhớ rằng khi đưa được du khách cuối cùng rời tàu du lịch thì một cơn sóng lớn đánh trúng khiến chiếc tàu lật úp rồi chìm xuống biển.

Do trời tối, mưa to, sóng lớn nên mọi người không thể vào bờ, buộc phải di chuyển lên đảo Bớc để trú ẩn. Đến khoảng 0h30 ngày 21/7, khi gió lặng, mưa ngừng thì tất cả các du khách và lực lượng cứu nạn đã vào được đến bờ an toàn. Hiện nay, sức khỏe của các du khách đã ổn định.

cand.com.vn

Di chuyển tránh bão, 2 tàu cá Quảng Bình bị sóng đánh chìm

Trong quá trình di chuyển tránh bão số 1, 2 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Bình bị sóng đánh chìm trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 12/6, thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, 2 tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Bình bị chìm trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình di chuyển tránh trú bão số 1. Rất may các thuyền viên đã được cứu nạn an toàn.

Trước đó, vào khoảng 9h ngày 11/6, tàu cá QB.92756-TS của ông Phan Thanh Hải bị chìm trên vùng biển Quảng Ngãi khi đang hành trình tránh trú bão số 1. Nguyên nhân chìm tàu ban đầu được xác định, do tàu bị phá nước tràn vào khoang thuyền. Trên tàu có 4 thuyền viên, tất cả đã được tàu cá QB.92405-TS của ông Trương Văn Tiến, ở xã Hải Phú, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cứu nạn an toàn.

Tàu cá Bình Định bị chìm, một ngư dân mất tích

Trong quá trình hành nghề trên biển, tàu cá Bình Định mang số hiệu BĐ 98765 - TS bất ngờ bị chìm không rõ nguyên nhân khiến một ngư dân mất tích.

Ngày 11/5, thông tin từ Văn phòng Thường trực Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định cho biết, một ngư dân tỉnh Bình Định đã mất tích do chìm tàu khi đang hành nghề câu cá ngừ đại dương trên biển.

Trước đó, tàu cá số hiệu BĐ 98765 - TS do ông Lê Văn Triều (SN 1980, trú khu phố Cửu Lợi Bắc, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) làm chủ kiêm thuyền trưởng vươn khơi hành nghề câu cá ngừ đại dương. Trên tàu có 4 thuyền viên.

Chìm tàu du lịch Nguyễn Ngọc trên biển Thiên Cầm, kịp thời ứng cứu 34 nạn nhân

Sau nhiều giờ nỗ lực ứng cứu, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đã cứu hộ thành công 34 người gặp nạn trong vụ chìm tàu du lịch Nguyễn Ngọc trên biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh).

Sáng 20/7, thông tin từ Đồn Biên phòng Thiên Cầm (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng chức năng đã cứu hộ thành công các nạn nhân trong vụ chìm tàu du lịch Nguyễn Ngọc trên biển Thiên Cầm.

Trước đó, vào khoảng 19h20 ngày 19/7, tàu du lịch Nguyễn Ngọc do anh Nguyễn Trọng Hoàng làm chủ tàu, bị chìm tại khu vực đảo Bớc, cách bờ biển Thiên Cầm khoảng 0,5 hải lý. Lúc này, trên tàu có 4 thuyền viên và 30 du khách câu mực.