Câu chuyện cảm động về thầy giáo mầm non nơi rẻo cao Pa Vệ Sủ

Ở nơi rẻo cao biên giới Pa Vệ Sủ, câu chuyện về thầy giáo mầm non Đao Văn Nguyên bám trường, bám bản là minh chứng sống động cho sự cống hiến và tình yêu thương dành cho học trò.

Không chỉ là người truyền thụ kiến thức, thầy Nguyên còn là cầu nối văn hóa đến với học sinh và bà con La Hủ.

Nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, nhưng qua sự tận tâm của thầy giáo dạy dỗ con mình, người dân La Hủ ở bản Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu luôn biết ơn thầy giáo Đao Văn Nguyên. Là một trong số ít thầy giáo dạy ở bậc học mầm non tại huyện biên giới Mường Tè, thầy Nguyên có hoàn cảnh đặc biệt, vợ mất sớm, một mình nuôi 3 con nhỏ, hơn 10 năm qua, thầy Nguyên đã luôn có mặt các điểm bản xa.

Vừa khéo léo, dịu dàng như một người mẹ; vừa mạnh mẽ, nghiêm khắc như một người cha, thầy Nguyên luôn ân cần, chu đáo, hết lòng chăm sóc, dạy dỗ các bé mầm non. Từ lau mặt, rửa chân tay, đến dạy các em hát, cho ăn, đến dỗ các em ngủ… việc gì thầy Nguyên cũng tỉ mỉ.

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su

Thầy Đao Văn Nguyên chăm sóc học trò của mình

Lớp thầy Nguyên phụ trách là lớp ghép, có 7 cháu học sinh mầm non từ 2 - 5 tuổi. Một lớp học đặc biệt tại bản Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ, với 100% học sinh là đồng bào La Hủ. Nhờ sự dạy dỗ, chăm sóc tận tình của thầy mà đầu năm học này, những em nhỏ 2 tuổi lần đầu tiên đến lớp, đến trường, chỉ mất thời gian ngắn đã quen với thầy, với bạn. Các em được ăn ngủ điều độ, đúng giờ và quý thầy, mến bạn, không còn khóc đòi về nhà và đến nay tỷ lệ chuyên cần của lớp luôn đạt 100%. 

Thầy giáo Lường Văn Biên cùng điểm bản Xà Hồ với thầy Nguyên chia sẻ: "Mặc dù là thầy giáo nam, nhưng thầy Nguyên rất tâm huyết với ngành, với nghề. Thầy không quản ngại khó khăn, rất nhiệt tình chăm sóc các em từ bữa ăn tới giấc ngủ".

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Mường Tè, sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Mầm non, thầy Nguyên đã tình nguyện trở về quê hương để giảng dạy. Nói về cơ duyên đến với nghề, thầy Nguyên chia sẻ, phần vì mến trẻ, phần vì cơ hội nghề nghiệp và khi đã chọn rồi thì yêu nghề lúc nào không hay.

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-2

Học sinh thầy Nguyên phần lớn là con em đồng bào La Hủ

Bản Xà Phìn, xã Pa Vệ Sủ có 42 hộ dân, hơn 150 nhân khẩu đồng bào La Hủ và là bản đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu, với trên 98% là hộ nghèo và cận nghèo. Từ trước tới nay bà con La Hủ ở Xà Phìn vẫn quen với nếp sống tự cung tự cấp, ít tiếp xúc với bên ngoài, ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.

Tranh thủ các buổi tối ở lại tại trường, thầy Nguyên dành phần lớn thời gian đến từng nhà học trò thăm hỏi, động viên và nhắc nhở phụ huynh ngày hôm sau cho con em đến lớp. Vất vả là vậy, nhưng không phải lúc nào việc vận động cũng thuận lơi, bởi có gia đình bận đi nương, đi rừng và mang cả con theo. 

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-3

Bản Xà Phìn - nơi có điểm trường thầy Nguyên nhiều năm gắn bó

Hơn 10 năm công tác cũng là bằng ấy thời gian thầy Nguyên xung phong vào những điểm trường lẻ. Với thầy, đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là niềm vui, niềm vinh dự của thầy giáo vùng cao.

Theo thầy Nguyên, để mang được con chữ lên với các bản làng vùng khó, việc đầu tiên là phải học biết tiếng đồng bào và thực hiện “3 cùng” với nhân dân, bởi chỉ khi dân hiểu, dân tin, mới cho con em mình đến lớp.

Vợ mất đã 6 năm nay, thầy Nguyên gồng gánh nuôi 3 con thơ và cha mẹ già thường xuyên đau yếu. Có thời điểm tưởng chừng  những khó khăn ấy khiến thầy phải bỏ nghề, nhưng với sự động viên của đồng nghiệp, gia đình, thầy Nguyên đã quyết định gắn bó với nghề, với những đứa trẻ vùng cao.

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-4

Giờ học chữ của lớp ghép mầm non tại điểm bản Xà Phìn

Cứ sáng sớm ngày thứ 2 hàng tuần, khi con gà rừng chưa gáy, thầy Nguyên đã vượt núi lên điểm trường cách nhà khoảng 60km. Đường đi với những con dốc thẳng đứng và càng khó đi hơn khi mùa mưa dọc tuyến đường lên trường là những viên đá hộc lởm chởm, trơn trượt, với đầy khó khăn và gian nan. 

Nói về thầy giáo Đao Văn Nguyên, Trưởng bản Xà Phìn Lý Mé Cà chia sẻ: "Bản Xà Phìn là bản đặc biệt khó khăn của xã Pa Vệ Sủ. Thế nhưng ngày mưa cũng như ngày nắng, thầy giáo lúc nào cũng đúng giờ đến lớp dạy dỗ cho học sinh. Bà con bản Xà Phìn rất cảm ơn thầy".

Nói để dân làm, làm để dân tin, ngoài giờ lên lớp chăm sóc các em nhỏ, những lúc rảnh dỗi thầy nguyên lại tay kìm, tay búa sửa chữa khu vui chơi cho học sinh. Từ điểm trường thiếu thốn trăm bề về cơ sở vật chất, nhờ đôi bàn tay khéo léo của thầy mà trên sân trường đã đầy đủ đồ dùng học tập. 

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-5

Thầy Nguyên như người cha, người mẹ thứ 2 của các em

Cô giáo Hoàng Thị Thúy Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Pa Vệ Sủ nói: "Năm học 2024 – 2025 nhà trường muốn chuyển thầy về công tác tại điểm trường gần hơn, nhưng thầy vẫn tình nguyện xin ở lại điểm trường cũ, một phần là do thầy cũng có nhiều tình cảm gắn bó với bà con địa phương. Hai nữa là thầy cũng muốn chia sẻ những khó khăn với các đồng nghiệp nữ, vì đường lên bản Xà Phìn rất là khó khăn, vất vả".

Năm học 2024 - 2025, huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu có 24 thầy giáo dạy mầm non. Hầu hết các thầy đều xung phong đi các điểm bản xa thay cho các cô giáo. Đi đến đâu, các thầy giáo mầm non đều được bà con tin yêu, quý mến, trân trọng.

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-6

Khu vui chơi của điểm trường mầm non Xà Phìn được tạo dựng từ bàn tay của thầy giáo Nguyên

Cô giáo Phạm Thị Hương, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu chia sẻ: "Thầy giáo Đao Văn Nguyên có một hoàn cảnh gia đình rất là khó khăn. Thế nhưng, trong quá trình công tác thầy đã không quản khó khăn vươn lên, với nỗ lực, tâm huyết và trách nhiệm, chủ động xung phong lên các điểm trường khó để công tác. Trong quá trình công tác thầy luôn quan tâm dạy dỗ các cháu cũng khéo léo không kém gì các cô giáo mầm non".

Cau chuyen cam dong ve thay giao mam non noi reo cao Pa Ve Su-Hinh-7

Thầy Nguyên và những đứa trẻ vùng cao Xà Phìn

Hành trình gieo chữ của thầy giáo Đao Văn Nguyên không chỉ là sự hy sinh thầm lặng mà còn là minh chứng cho sức mạnh của tình yêu nghề và lòng kiên trì. Dù gian khó, thầy giáo mầm non này vẫn bám lớp, bám bản, dìu dắt con em là đồng bào La Hủ bước những bước đầu tiên vào thế giới tri thức, nâng cao dân trí ở vùng cao Tây Bắc còn nhiều khó khăn này.

Sống chung với nữ sinh, thầy giáo có gia đình nhận quả đắng

Nam giáo viên đã có gia đình bí mật ở chung với nữ sinh trung học. Kết quả, khi sự việc bị phanh phui, cả hai không chỉ mất danh dự còn phải bồi thường cho vợ của thầy giáo này của một số tiền lớn.

Những chuyến đò đưa tri thức trở lại điểm trường vùng lòng hồ sông Đà

Cứ khoảng 6h sáng thứ Hai hằng tuần, khi sương còn chưa tan, bến đò Suối Lốn thuộc xã Tân Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trở nên sôi động hơn bình thường

Cứ khoảng 6h sáng thứ Hai hằng tuần, khi sương còn chưa tan, bến đò Suối Lốn thuộc xã Tân Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trở nên sôi động hơn bình thường. Đó là thời điểm các thầy cô giáo tạm biệt gia đình để quay trở lại các điểm trường vùng sâu phía bên kia bờ Bắc của Hồ thủy điện sông Đà.
Những chuyến đò đầu tiên hầu hết chỉ chở các thầy cô giáo để kịp đến điểm trường đúng giờ lên lớp. Họ sẽ ở lại điểm trường cùng với học sinh cho tới chiều thứ bảy.

Thân thế nữ Thư ký báo chí Nhà Trắng trẻ nhất lịch sử Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn Karoline Leavitt, 27 tuổi, làm Thư ký báo chí Nhà Trắng trong chính quyền mới. Cô sẽ trở thành người trẻ nhất trong lịch sử Mỹ nắm giữ vị trí này.

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My
 Trong một tuyên bố, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói về sự lựa chọn của mình: "Karoline Leavitt thông minh, cứng rắn và đã chứng tỏ mình là một người giao tiếp cực kỳ hiệu quả. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng cô ấy sẽ xuất sắc trên bục phát biểu và giúp truyền tải thông điệp của chúng tôi đến người dân Mỹ khi chúng ta làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại". Ảnh: DNA. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-2
 Theo Washington Post, Karoline Leavitt sinh ra và lớn lên tại quận Rockingham, New Hampshire (Mỹ), theo học tại Trường Trung học Công giáo ở Massachusetts và từng làm việc tại cửa hàng kem của gia đình trong kỳ nghỉ hè. Ảnh: BBC. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-3
Cô học tại Cao đẳng St. Anselm ở New Hampshire, từng viết cho tờ báo sinh viên, chỉ trích phương tiện truyền thông vì những gì cô mô tả là đối xử bất công với ứng viên Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Ảnh: Reuters.  

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-4
Cô tốt nghiệp năm 2019 với bằng cử nhân về Truyền thông và Khoa học chính trị. Ảnh: Reuters. 
Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-5
 Sau khi tốt nghiệp vào năm 2019, Leavitt được thực tập tại Nhà Trắng dưới thời chính quyền ông Trump nhiệm kỳ đầu, từng bước trở thành thư ký báo chí. Ảnh: Wikipedia. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-6
 Sau cuộc bầu cử năm 2020, Leavitt làm Giám đốc truyền thông cho Dân biểu Elise Stefanik (Đảng Cộng hòa-New York). Ảnh: Getty. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-7
 Năm 2022, Leavitt khởi động chiến dịch tranh cử của riêng mình vào Quốc hội. Leavitt tuyên bố bà sẽ tranh cử vào Hạ viện Mỹ tại khu vực bầu cử số 1 của New Hampshire. Ảnh: NYP. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-8
 "Mục tiêu của tôi, với tư cách là một người bảo thủ thế hệ Z, là nói lên sự thật (các chính sách Dân chủ của quyền quyền Joe Biden khiến cuộc sống của thế hệ Z người Mỹ trở nên hoàn toàn không thể chi trả được), và đưa mọi người đứng về phía chúng tôi", Leavitt nói trong một cuộc phỏng vấn vào thời điểm đó. Ảnh: NYP. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-9
 Sau khi thua trong cuộc đua với Dân biểu đương nhiệm Chris Pappas khi đó, Leavitt đăng trên Instagram: "Chúa đóng một cánh cửa để Người có thể mở ra một cánh cửa khác. Tôi rất mong được mở nó ra". Ảnh: NN. 

Than the nu Thu ky bao chi Nha Trang tre nhat lich su My-Hinh-10
 Với tư cách là Thư ký báo chí quốc gia của chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2024, bà Leavitt đã tháp tùng ông tới các cuộc mít tinh, sự kiện vận động tranh cử và các phiên tòa của ông tại Manhattan. Ảnh: NC.