Tướng nào của Tào Tháo được coi là người khoẻ nhất Tam Quốc?

Khác với những nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc như Lữ Bố, Quan Vũ, các tướng hộ vệ bên cạnh Tào Tháo có phần ít nổi tiếng, nhưng không phải vì thế mà không có những người nổi tiếng bởi sức mạnh vô địch.

Hứa Chử nổi tiếng là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Ông cũng từng là tướng hộ vệ luôn theo sát bên cạnh Tào Tháo. Hứa Chử nổi danh với sự trung thành, tận tụy, không ngại hiểm nguy và sức khỏe phi thường.

“Hổ tướng” được Tào Tháo tin cậy nhất

Theo trang mạng Trung Quốc Qulishi, Hứa Chử bình sinh có sức vóc hơn người, tinh thần gan dạ ít ai theo kịp.

Cuối thời Đông hán, thiên hạ đại loạn, tình trạng cướp bóc nổi lên khắp nơi, Hứa Chử không thể sống một cách bình yên. Ông cùng họ hàng và người dân địa phương đứng lên chống giặc cướp.

Tuong nao cua Tao Thao duoc coi la nguoi khoe nhat Tam Quoc?

Tạo hình nhân vật Hứa Chử trong game.

Nhờ sức mạnh hơn người mà Hứa Chử đánh đẹp hết các đợt tấn công của quân giặc, cho đến khi hết lương thực, vũ khí. Cực chẳng đã, Hứa Chử bèn tìm cách cầu hòa, đổi trâu lấy lương thực.

Khi quân giặc đến lấy trâu, một mình Hứa Chử cầm đuôi trâu kéo hơn 100 bước, khiến kẻ địch kinh hãi. Danh tiếng Hứa Chử từ đó vang dội khắp nơi.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng, khi Tào Tháo truy kích quân giặc, tướng giặc chạy đến nơi Hứa Chử, nhưng ông không giao nộp cho tướng của Tào Tháo là Điển Vi, mà còn đòi so bì cao thấp với Điển Vi. Tào Tháo đã phải nghĩ kế bắt sống, dụ hàng thì Hứa Chử mới quy phục.

Khác với các danh tướng khác lần lượt qua đời trong chiến trận hoặc chết già, Hứa Chử là một trong những người hiếm hoi gắn bó với Tào Tháo đến cuối cùng. Ông được Tào Tháo tin cậy, giao cho làm cận vệ.

Năm 200, Hứa Chử tháp tùng Tào Tháo đánh trận Quan Độ, chống thế lực Viên Thiệu. Nhờ có Hứa Chử luôn theo sát bên cạnh mà Tào Tháo thoát khỏi âm mưu ám sát.

Một trong những công trạng lớn nhất của Hứa Chử là lần cứu chủ nhân khỏi quân Mã Siêu ở ải Đồng Quan. Ông không ngần ngại lấy thân mình che chở, giúp Tào Tháo tránh khỏi một trận mưa tên.

Đến khi cao tuổi, Hứa Chử vẫn theo sát bảo vệ Tào Tháo. Ngay cả những người thân thích của Tào Tháo cũng phải tuân thủ phép tắc, quy định. Điều này khiến TàoTháo hết mực tin tưởng và kính trọng ông.

Năm 220, Tào Tháo mắc bệnh mà qua đời. Hứa Chử tiếp tục phục vụ dưới trướng con trai Tào Tháo là Tào Phi. Đây cũng là quãng thời gian nhà Tào Ngụy phát triển rực rỡ nhất. Tháng 12 cùng năm, Tào Phi chính thức lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Ngụy Đế, truy xưng cha mình là Tào Tháo làm Vũ hoàng đế.

Sử sách Trung Quốc không nêu rõ Hứa Chử mất vì sao, nhưng ông qua đời trong khoảng năm 230, sau 40 năm theo Tào Tháo và nhà Tào Ngụy.

Sức mạnh vô song

Theo KK News, Trung Quốc thời Tam quốc nổi lên không ít bậc kỳ tài, nhưng hiếm có ai có sức mạnh vô song như Hứa Chử, lại kết thúc cuộc đời một cách viên mãn.

Những người yêu Tam quốc diễn nghĩa sau này cũng đều cho rằng, Hứa Chử là “hổ tướng” mạnh nhất trong Tam quốc, hơn cả Quan Vũ, Lữ Bố. Xét trên phương diện đấu tay đôi, Hứa Chử gần như không có đối thủ.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Hứa Chử từng so tài với các dũng tướng khác như Điển Vi, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu... và không ít trong số đó là những cuộc đấu bất phân thắng bại.

Một trong những tình tiết thể hiện sức mạnh của Hứa Chử, được người đời sau ghi nhớ nhất là màn so tài cao thấp với Mã Siêu trong Tam quốc diễn nghĩa.

Trong trận Đồng Quan, Mã Siêu và Hàn Toại cùng với tám tướng ở vùng Quan Trung hợp thành liên minh để chống lại triều đình với hơn 10 vạn binh mã.

Tháng 7/211, Tào Tháo đích thân mang quân đánh Mã Siêu. Đến Đồng Quan, ông bí mật phái Từ Hoảng và Chu Linh mang 4000 quân vượt bến Bồ Bản, đóng trại ở Hà Tây để chặn đường lui của Mã Siêu.

Mã Siêu bàn với Hàn Toại chia quân ra chặn ở bờ bắc ngăn quân Tào nhưng Toại không nghe theo nên Siêu bèn tự mình hành động.

Nhân lúc Tào Tháo mang đại quân vượt sông, Mã Siêu bất ngờ mang 1 vạn quân đánh úp, bắn tên như mưa. Binh lính trên thuyền Tào Tháo lần lượt trúng tên mà chết. Hứa Chử một tay cầm yên ngựa che cho Tào Tháo, tay kia chèo thuyền vượt sông.

Hứa Chử nổi danh có sức mạnh hơn người nhưng vẻ ngoài lại trông khá đần độn, nên thường được gọi là “Hổ dại” (điên). Mã Siêu nghe danh tiếng Hứa Chử nên muốn gặp mặt. Hứa Chử bước ra trợn mắt nhìn Mã Siêu. Hai người nhìn nhau nhưng không giao chiến.

Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể rằng, Hứa Chử khiêu chiến với Mã Siêu rồi lao vào tỷ thí đầy căng thẳng. Siêu cầm giáo, Chử cầm đao đánh nhau hơn trăm hiệp, đến khi ngựa chùn chân lại vào thay ngựa đánh gần 200 hiệp vẫn bất phân thắng bại.

Hứa Chử nổi điên chạy về cởi áo giáp và mũ, vác đao cưỡi ngựa, quay lại quyết chiến. Hứa Chử ráng sức bổ đao xuống đầu Mã Siêu. Siêu tránh được toan đâm giáo vào bụng Hứa Chử, thì bị Chử túm được giáo bẻ làm đôi mỗi bên một nửa.

Tào Tháo khi đó đã cho 2 tướng ra tiếp ứng, bên Mã Siêu cũng ra tiếp chiến. Cuộc đấu giữa Mã Siêu và Hứa Chử do vậy kết thúc dù hai bên chưa phân thắng bại. Mã Siêu sau trận nói với Hàn Toại: "Tôi chưa thấy ai đánh nhau dữ dội như Hứa Chử, quả là "hổ dại"."

Về phần Mã Siêu, trúng kế ly gián của Tào Tháo nên đại quân Tây Lương do Mã Siêu và Hàn Toại chỉ huy dần bị đánh tan. Mã Siêu sau này về đầu quân cho Lưu Bị, trở thành một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán, ngang hàng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung.

Tào Tháo cả đời nể sợ 3 mưu sĩ nào?

Lúc sinh thời, Tào Tháo vô cùng kính phục, nể sợ 3 mưu sĩ tài năng. Trong số này, người cuối cùng đã tạo nền móng để giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy.

Tao Thao ca doi ne so 3 muu si nao?
 Tào Tháo là vị quân chủ đứng đầu tập đoàn chính trị nhà Tào Ngụy vào thời Tam quốc. Nổi tiếng là người lắm mưu nhiều kế, mưu lược nhưng đa nghi, Tào Tháo giỏi nhìn người và luôn tìm cách thu phục nhân tài để hỗ trợ sự nghiệp của mình.

Tướng tài của Tào Tháo chết dưới tay nhân vật kém tiếng

Một tướng tài của Tào Tháo được nhiều người biết đến là Từ Hoảng. Mãnh tướng thiện chiến này được Tào Tháo trọng dụng, lập được nhiều chiến công nhưng cuối cùng bị giết chết bởi một vị tướng kém tiếng của nhà Thục.

Tuong tai cua Tao Thao chet duoi tay nhan vat kem tieng
 Trong số các mãnh tướng đầu quân cho Tào Tháo, nổi bật là Từ Hoảng. Trước khi đi theo Tào Tháo, Từ Hoảng là thuộc hạ của Dương Phụng, phụ trách hộ tống Hán Hiến Đế. Khi Tào Tháo muốn đón Hiến Đế về Hứa Đô thì đã xảy ra mâu thuẫn. 

Trận Di Lăng, sao Lưu Bị không mang Khổng Minh và 3 hổ tướng?

Tướng yêu quý nhất của Lưu Bị là Quan Vũ cũng bị bắt giết sau khi mất Kinh Châu, khiến ông vô cùng đau đớn và tức giận. Vì vậy sau khi xưng đế, ông quyết định thân chinh cầm quân đi đánh Đông Ngô.

Nhưng tại sao trận chiến Di Lăng liên quan đến vận mệnh của quốc gia như vậy mà bên cạnh Lưu Bị thiếu bóng của Gia Cát Lượng? Tại sao Lưu Bị không đưa Gia Cát Lượng và các tướng lĩnh quan trọng như: Triệu Vân, Ngụy Diên và Mã Siêu đi cùng?

Trận Di Lăng xảy ra sau trận Tương Phàn do Quan Vũ phát động, và trận chiến này có liên quan mật thiết đến trận Tương Phàn. Mọi người đều biết rằng trong trận chiến Tương Phàn, Quan Vũ đã bị Đông Ngô và Tào Ngụy tấn công, dẫn đến thất bại của Mạch Thành, và sau đó bị đô đốc của Đông Ngô là Lã Mông giết.

Toàn bộ phần Kinh châu thuộc Thục đã mất vào tay Đông Ngô. Mất Kinh châu và Quan Vũ là tổn thất lớn cho Lưu Bị. Quan Vũ là tướng mạnh và thân thiết. Có nhiều ý kiến thường nhìn nhận rằng Lưu Bị vì tình riêng mà đánh Ngô, là sai lầm không coi trọng đại cục.

Tran Di Lang, sao Luu Bi khong mang Khong Minh va 3 ho tuong?

Lưu Bị và đội quân tại Di Lăng. Ảnh: QQ.

Thực sự, Lưu Bị có tình nghĩa với Quan Vũ phải báo thù, nhưng không chỉ vì một mình Quan Vũ mà khởi binh. Việc đánh Đông Ngô có lý do chủ yếu ở phương châm đã định, vì lấy Kinh châu làm 1 bàn đạp tấn công trung nguyên đã nằm trong chiến lược Long Trung đối sách mà Gia Cát Lượng vạch ra, nên khi Kinh châu mất thì phải đoạt lại.

Ngoài ra, việc Tào và Tôn bắt tay nhau không thừa nhận địa vị của Lưu Bị, khiến ông càng thêm tức giận. Vì vậy sau khi xưng đế, ông quyết định thân chinh cầm quân đi đánh Đông Ngô.

Trước quyết định của Lưu Bị, một số tướng lĩnh ra sức can gián. Đầu tiên là Triệu Vân, ông cho rằng kẻ thù của Thục Hán là họ Tào chứ không phải họ Tôn, nên phải đánh Tào Ngụy trước để phục hưng nhà Hán. Lưu Bị không nghe theo.

Lưu Bị đã bàn kế hoạch với Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng không đồng ý đánh Đông Ngô lúc này. Hơn nữa, thái độ của Gia Cát Lượng đối với Đông Ngô là nhất trí dựa trên sự hòa hợp.

Theo quan điểm của Gia Cát Lượng, cái chết của Quan Vũ là bàn tay đen của Đông Ngô, nhưng liên minh với Đông Ngô không thể bị xé lẻ, vì Tào Ngụy ở phương bắc mới là kẻ thù thực sự của họ. Mặc dù lúc đó Tào Tháo đã chết, nhưng sức mạnh của tập đoàn Tào Ngụy không nên coi thường.

Lưu Bị lại bàn bạc với vị tướng yêu thích của mình là Triệu Vân, và Triệu Vân cũng có quan điểm giống như Gia Cát Lượng. Triệu Vân nói với Lưu Bị rằng Tào Ngụy là kẻ phản bội nhà Hán. Chúng ta phải dốc toàn lực đối phó với Tào Ngụy, làm sao có thể quay lưng lại với kẻ thù và đồng minh của chính mình? Tóm lại, câu trả lời của Triệu Vân làm Lưu Bị cũng không vui.

Ngụy Diên cũng là tướng yêu thích của Lưu Bị, thậm chí ông ta còn có thể thay vị trí của Trương Phi. Bởi vì sau khi Lưu Bị đánh bại Hán Trung, khi cân nhắc nên canh giữ ai, đầu tiên ông nghĩ đến hai người, một là Trương Phi, hai là Ngụy Diên.

Cuối cùng, ông đã chọn Ngụy Diên, vì Trương Phi hơi kiêu ngạo và không hòa thuận với quân lính. Theo quan điểm của Lưu Bị, ông ta không thể gánh vác một trọng trách lớn như vậy. Ngụy Diên được Lưu Bị cử đi canh giữ Hán Trung nên chắc chắn sẽ không thể tham gia trận chiến Di Lăng.

Người cuối cùng là Mã Siêu, Mã Siêu đã nằm trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị, nhưng ông lại không được trọng dụng như các tướng lĩnh khác, vì những vị tướng ở trên là những người đã theo Lưu Bị từ rất sớm và có công với nhà Hán.

Mặc dù Mã Siêu cũng có công, nhưng rốt cuộc ông đã đầu hàng nửa đường trước Lưu Bị. Cùng với sự phòng thủ của Lưu Bị đối với ông, ông không bao giờ được sử dụng lại.

Ngoài ra, khi Lưu Bị phát động trận Hán Trung, toàn bộ gia tộc của Mã Siêu đã bị Tào Ngụy xóa sổ. Bởi vì Mã Siêu cũng coi Tào Ngụy là kẻ thù lớn nhất của mình. Vì vậy, khi nghe tin Lưu Bị sẽ đánh Đông Ngô, ông đã lấy cớ ốm để không thể ra trận. Bằng cách này, Mã Siêu đã không tham gia vào cuộc chiến.

Cuối cùng, bất chấp sự phản đối của họ, Lưu Bị đã chọn phát động trận Di Lăng, tấn công Đông Ngô.

Vì Triệu Vân cũng không đồng ý với việc Lưu Bị phát động trận Di Lăng, do đó Lưu Bị không cho theo ông ra tiền tuyến đánh mà để ông bám trụ Giang Châu làm viện binh.

Cuối cùng, sau khi Lưu Bị phát động trận Di Lăng, Lưu Bị bị Lục Tốn đánh bại, chính Triệu Vân đã ra tay cứu giúp, nếu không ông không thể rút lui về thành Bạch Đế.

Về phần Ngụy Diên và Mã Siêu, họ không tham gia trận chiến, vậy Trương Phi, người mà Lưu Bị rất tin cậy, đã đi đâu?

Tất nhiên Trương Phi lẽ ra đã đi, vì Trương Phi rất nghe Lưu Bị. Trong khi toàn quân đang tập hợp chưa xuất phát thì Trương Phi bị các thủ hạ Phạm Cương, Trương Đạt sát hại vào tháng 5 năm 221. Hai người này sang hàng Đông Ngô. Lưu Bị đau đớn, muốn trút hết căm giận lên Tôn Quyền. Tháng 7 năm đó ông hạ lệnh tập trung quân ở huyện Giang châu, Ba quận.

Bên Đông Ngô cử một tướng trẻ là Lục Tốn, một người không có tên tuổi làm đô đốc, khiến Lưu Bị không coi trọng.

Vì Lưu Bị đánh giá thấp kẻ thù và sai lầm trong chỉ huy chiến lược, Lục Tốn đã phóng hỏa liên minh 800 dặm. Cuối cùng, Lưu Bị bỏ chạy rút về thành Bạch Đế, một năm sau ông đã chết ở đó.