Cảnh sát vất vả giải cứu thanh niên nghi ngáo đá

Nam thanh niên nghi ngáo đá leo lên nóc nhà đòi nhảy xuống rồi còn cầm gạch đá đe dọa người đi đường đã khiến lực lượng công an phải tiếp cận khống chế đối tượng đưa về xử lý.

Đến trưa 18/3, lực lượng chức năng quận Thủ Đức, TP.HCM giải cứu thành công nam thanh niên nghi ngáo đá, leo lên một nhà dân cố thủ trên địa bàn phường Tam Bình (quận Thủ Đức, TP.HCM).
Nam thanh niên có biểu hiện như ngáo đá leo lên nóc nhà dân cố thủ. Ảnh: H.TÂM
Nam thanh niên có biểu hiện như ngáo đá leo lên nóc nhà dân cố thủ. Ảnh: H.TÂM
Theo thông tin ban đầu, vào sáng cùng ngày, nam thanh niên khoảng 25 tuổi mặc quần đen, áo xanh lên cầu vượt ngã tư Gò Dưa (phường Tam Bình) la hét đòi nhảy xuống. Phát hiện sự việc nhiều người dân đã tới can ngăn nhưng người này vẫn nhảy xuống đất. Do địa điểm nhảy có độ cao thấp nên may mắn không bị thương.
Nam thanh niên sau đó cầm gạch đá đe dọa người đi đường rồi leo lên nóc một căn nhà gần đó la hét. Người dân lo lắng cho tính mạng người này nên báo cảnh sát.
Rất đông người dân theo dõi vụ việc. Ảnh: H.TÂM
Rất đông người dân theo dõi vụ việc. Ảnh: H.TÂM 
Lực lượng chức năng sở tại sau đó có mặt vận động nam thanh niên xuống đất. Tuy nhiên, người này chửi bới, dùng gạch đá tấn công.
Lực lượng chuyên nghiệp sau đó tiếp cận khống chế nam thanh niên đưa về phường để xử lý.
Hiện cảnh sát đang kiểm tra người này có dương tính với ma túy hay không.

Ngáo đá, người đàn ông đâm công an, đốt nhà cố thủ

Ngáo đá gây rối, bị vây bắt người đàn ông này không những không hợp tác mà còn dùng dao đâm công an rồi đốt nhà, cố thủ.

Thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ ngày 18/8, thấy người đàn ông (khoảng 40 tuổi), chủ nhà 22A/2 Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh) có biểu hiện bất thường, nghi ngáo đá phá liên tục gây rối, la hét nên người dân báo cho công an.

Kỹ năng thoát hiểm bảo vệ tính mạng khi gặp người “ngáo đá”

Làm sao để nhận diện người bị “ngáo đá” và bảo vệ an toàn tính mạng trước các đối tượng này là câu hỏi của nhiều người.

Trao đổi trên báo Dân Việt, Đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn - Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm (Bộ Công an) cho biết, trước hết, mỗi người cần phải phòng ngừa không để bản thân, người thân rơi vào tình huống bị đối tượng ngáo đá khống chế. Đối tượng bị ngáo đá có thể là người thân trong gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc những người không quen biết, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu.