Cảng Quy Nhơn báo lãi 2022 lao dốc sau 3,5 năm về lại Vinalines, giá trị lợi ích của Hợp Thành chưa xác định được

(Vietnamdaily) - Vinalines đang theo dõi khoản đầu tư vào Cảng Quy Nhơn với giá trị 415 tỷ đồng do giá trị lợi ích mà Hợp Thành được hưởng giai đoạn tham gia đầu tư vẫn đang được hai bên thống nhất.

Tại báo cáo tài chính kiểm toán 2022 của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines, UPCoM: MVN), đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, Vinalines đang theo dõi khoản đầu tư vào công ty con là CTCP Cảng Quy Nhơn (QNP) với giá trị 415 tỷ đồng.
Về khoản đầu tư này, thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về cổ phần hoá Cảng Quy Nhơn, ngày 29/5/2019, CTCP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành đã chuyển giao quyền sở hữu hơn 30,3 triệu cổ phần, tương đương 75% vốn Cảng Quy Nhơn cho Vinalines thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Theo hợp đồng, tổng giá trị chuyển giao bao gồm số tiền chuyển giao và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Trong đó, Vinalines đã chuyển trả 415 tỷ cho Hợp Thành.
Còn giá trị lợi ích mà Hợp Thành được hưởng giai đoạn tham gia đầu tư, quản lý và điều hành vẫn đang được hai bên thống nhất do Hợp Thành đưa ra cơ sở phương pháp xác định gửi Vinalines xem xét cho ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đến thời điểm cuối năm 2022, các bên vẫn đang trong quá trình trao đổi để xác định giá trị này. Vì vậy, Vinalines chưa ghi nhận bất kỳ nghiệp vụ kinh tế nào liên quan đến giá trị này vào báo cáo tài chính riêng 2022. 
Cang Quy Nhon bao lai 2022 lao doc sau 3,5 nam ve lai Vinalines, gia tri loi ich cua Hop Thanh chua xac dinh duoc
 
Trước đó, qua thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Thanh tra Chính phủ kết luận việc Bộ Giao thông Vận tải cho phép Vinalines chuyển nhượng 75,01% cổ phần (đợt 2 và đợt 3) thuộc sở hữu Nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm quy định pháp luật, nên phải thu hồi về sở hữu Nhà nước.
Đầu năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã hủy bỏ 2 văn bản do Bộ này ban hành liên quan đến chuyển nhượng cổ phần Cảng Quy Nhơn, đồng thời chỉ đạo Vinalines đàm phán với Công ty Hợp Thành để thu hồi số cổ phần Nhà nước đã chuyển nhượng sai quy định nêu trên trong những tháng đầu năm 2019.
Theo đó, từ ngày 29/6/2019, Cảng Quy Nhơn được thu hồi và hiện trực thuộc Vinalines.
Sau hơn 3,5 năm được tiếp nhận về lại Vinalines, kết quả kinh doanh của Cảng Quy Nhơn có nhiều biến động. Giai đoạn 2019-2021, Cảng Quy Nhơn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực nhất là năm 2021 lãi gấp 2,8 lần năm 2020 khi đạt gần 331 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, mặc dù doanh thu chỉ giảm nhẹ 18,5% về mức 1.069 tỷ đồng, nhưng lãi ròng giảm mạnh tới 70% về vỏn vẹn 99 tỷ đồng, trở lại mức của các năm 2018 trở về trước.
Theo Cảng Quy Nhơn, lợi nhuận năm 2022 suy giảm do sản lượng mặt hàng thiết bị giảm mạnh so với cùng kỳ dẫn đến doanh thu khai thác cảng có tỷ lệ biên lãi gộp giảm. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu năm 2022 tăng, tiền thuê đất chu kỳ 2022-2025 tăng vọt 283% dẫn đến giá vốn hàng bán tăng so với năm 2021.

Cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn: UBND tỉnh Bình Định mắc sai phạm gì?

(Kiến Thức) - Trong thông báo kết luận thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm của UBND tỉnh Bình Định.

Hành động “lạ” của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ 2010 -2015
Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ những khuyết điểm, vi phạm của UBND tỉnh Bình Định trong việc đề xuất, tham mưu, quyết định tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn.

Lật hồ sơ PVC và Công ty Khoáng sản Hợp Thành vụ thu hồi 'đất vàng' 69 Nguyễn Du

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành văn bản số 8053/STNMT-TTr về việc công khai, minh bạch thông tin xử lý đối với dự án vốn ngoài ngân sách chậm tiến độ. 

Trong 23 dự án mà UBND Thành phố vừa thông tin công khai thu hồi đất, dư luận đặc biệt quan tâm Tòa nhà văn phòng 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng của Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành. Đây là dự án với vị trí “đất vàng” nằm ngay trung tâm Thủ đô với diện tích 569,7m2.

'Đất vàng' trao tay lấy ngay vài chục tỷ

Yeah1 muốn phát hành lại cổ phiếu sau khi mua Yeah1 eDigital và Netlink Việt Nam

(Vietnamdaily) - Ngày 14/2, HĐQT CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) đã thông qua việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ ngày 3/3 đến ngày 13/3 về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ.

Trước đó, ngày 21/12/2022, Yeah1 quyết định không triển khai thực hiện phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Trong khi theo kế hoạch tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Yeah1 thông qua chào bán riêng lẻ tối đa hơn 78,6 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 786,42 tỷ đồng từ 4 nhà đầu tư.

Tổng số tiền huy động, Yeah1 dự kiến dùng 469 tỷ đồng mua cổ phần CTCP Yeah1 eDigital, Công ty TNHH Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam, CTCP Finbase, CTCP Dịch vụ Tư vấn Giải pháp Đổi mới ICC VN và CTCP Saaspiens Việt Nam.

Đồng thời chi 197,8 tỷ đồng đầu tư hạ tầng công nghệ. Dùng hơn 23 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH Yeah1 Network Việt Nam để bổ sung vốn lưu động 60 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Thương mại Giga1 để bổ sung vốn lưu động. Còn lại 36,4 tỷ đồng trả nợ vay ngắn hạn, dài hạn, nợ nhà cung cấp và vốn lưu động khác.

Yeah1 muon phat hanh lai co phieu sau khi mua Yeah1 eDigital va Netlink Viet Nam-Hinh-2
 

Tuy nhiên khi không còn kế hoạch phát hành này, ngày 13/2, Yeah1 đã thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Yeah1 eDigital và CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam. Đồng thời Yeah1 cũng góp 2 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH 1Production

Theo đó, Yeah1 sẽ nhận chuyển nhượng hơn 3,9 triệu cổ phần CTCP Yeah1 Edigital, tương đương 35% vốn từ bà Phạm Thị Minh Hằng và ông Nguyễn Anh Khoa. Giá chuyển nhượng là 32.700 đồng/cổ phần với tổng giá trị chuyển nhượng gần 129 tỷ đồng.

Đối với CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam, Yeah1 nhận chuyển nhượng 63.000 cổ phần, tương đương 35% vốn từ bà Phạm Thị Ngọc Hiếu và ông Nguyễn Anh Khoa. Giá chuyển nhượng là 1.635.000 đồng/cổ phần với tổng giá trị chuyển nhượng hơn 103 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Yeah1 ghi nhận 319 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 70% so năm trước và chỉ đạt 54% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 31 tỷ đồng, tăng 3% và vượt 24% mục tiêu cả năm.

Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tfi sản của Yeah1 ở mức 1.247 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm.

Tổng nợ vay 83 tỷ đồng tại ngày 31/12/2022, phần lớn là vay từ bên thứ ba, tương ứng số tiền lãi mà Yeah1 phải trả trong năm 2022 khoảng 7 tỷ đồng.

Trên thị trường, cổ phiếu YEG đang giao dịch trong phiên sáng ngày 16/2 quanh mức 9.590 đồng/cp, ghi nhận mức giảm tới 96% kể từ khi niêm yết.