Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Cận cảnh kiệt tác đài thờ Trà Kiệu của người Chăm cổ

05/06/2018 06:42

(Kiến Thức) - Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1000 năm.

Quốc Lê

Khám phá bảo tàng Chăm cực nổi tiếng của Đà Nẵng

Ảnh hiếm về di tích Chăm ở Việt Nam một thế kỷ trước

Khám phá xứ sở nhiều tháp Chăm nhất Việt Nam

Ngắm loạt tượng khỏa thân tuyệt vời của người Chăm cổ

Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Trà Kiệu là một cổ vật đặc sắc của vương quốc Chăm Pa cổ, được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, đài thờ Trà Kiệu là một cổ vật đặc sắc của vương quốc Chăm Pa cổ, được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Đài thờ này có niên đại từ thế kỷ 7-8, được làm từ đá sa thạch, chiều cao 128 cm; dài 190 cm; rộng 190cm. Các bộ phận của hiện vật được thu thập từ làng Trà Kiệu (Quảng Nam) vào các năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong tình trạng rời rạc và được ghép lại sau này.
Đài thờ này có niên đại từ thế kỷ 7-8, được làm từ đá sa thạch, chiều cao 128 cm; dài 190 cm; rộng 190cm. Các bộ phận của hiện vật được thu thập từ làng Trà Kiệu (Quảng Nam) vào các năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong tình trạng rời rạc và được ghép lại sau này.
Kết cấu đài thờ Trà Kiệu có ba phần. Phần thứ nhất là bệ hình vuông (kích thước 190cm x 190cm x 52cm) có chạm khắc chi tiết trên bốn mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ cho chiếc linga phía trên.
Kết cấu đài thờ Trà Kiệu có ba phần. Phần thứ nhất là bệ hình vuông (kích thước 190cm x 190cm x 52cm) có chạm khắc chi tiết trên bốn mặt, ở giữa có ô lõm để đặt phần bệ đỡ cho chiếc linga phía trên.
Phần thứ hai là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên, ở giữa có ô rỗng hình vuông. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, có thể là bệ hứng nước hoặc yoni, mặt dưới chạm cánh sen, ở giữa có ô rỗng hình bát giác.
Phần thứ hai là hai thớt tròn đặt chồng lên nhau. Thớt dưới đường kính 138 cm, cao 38cm, có chạm nổi cánh sen ở mặt trên, ở giữa có ô rỗng hình vuông. Thớt trên cùng cỡ, có vòi nhô ra 41 cm, có thể là bệ hứng nước hoặc yoni, mặt dưới chạm cánh sen, ở giữa có ô rỗng hình bát giác.
Phần thứ ba là chiếc linga cao 127cm, phần dưới cùng hình vuông cao 42 cm, phần giữa hình bát giác cao 42 cm và phần trên cùng hình tròn cao 43cm, đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.
Phần thứ ba là chiếc linga cao 127cm, phần dưới cùng hình vuông cao 42 cm, phần giữa hình bát giác cao 42 cm và phần trên cùng hình tròn cao 43cm, đặt xuyên qua hai thớt tròn của phần thứ hai.
Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo.
Tinh hoa nghệ thuật của đài thờ Trà Kiệu tập trung phần bệ vuông phía dưới, với bốn cạnh có chạm khắc rất tinh xảo.
Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.
Một cạnh của bệ chạm khắc 11 nhân vật hình dáng gần giống nhau, trong tư thế múa.
Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần...
Ba cạnh còn lại chạm khắc các nhân vật với các hình dáng, tư thế khác nhau, cảnh sinh hoạt tôn thờ của các vị thần...
Đã có nhiều ý kiến xoay quanh ý nghĩa của các mảng trang trí ở bốn mặt bệ đài thờ. Năm 1930, nhà nghiên cứu Jean Przyluski cho rằng những trang trí này minh hoạ cho truyền thuyết về việc thành lập nước Phù Nam.
Đã có nhiều ý kiến xoay quanh ý nghĩa của các mảng trang trí ở bốn mặt bệ đài thờ. Năm 1930, nhà nghiên cứu Jean Przyluski cho rằng những trang trí này minh hoạ cho truyền thuyết về việc thành lập nước Phù Nam.
Một năm sau đó, nhà nghiên cứu George Coedes đã bác bỏ giả thuyết này và cho rằng các cảnh của đài thờ thể hiện những giai đoạn khác nhau của cuộc đời thần Krishna như được kể trong tác phẩm Bhagavata Puruna.
Một năm sau đó, nhà nghiên cứu George Coedes đã bác bỏ giả thuyết này và cho rằng các cảnh của đài thờ thể hiện những giai đoạn khác nhau của cuộc đời thần Krishna như được kể trong tác phẩm Bhagavata Puruna.
Đến năm năm 1983, nhà nghiên cứu lại đưa ra cách đọc các chạm khắc trên đài thờ theo một câu chuyện kể về Rama và Sita trong trường ca Ramayana...
Đến năm năm 1983, nhà nghiên cứu lại đưa ra cách đọc các chạm khắc trên đài thờ theo một câu chuyện kể về Rama và Sita trong trường ca Ramayana...
Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1.000 năm (ngày nay thường được gọi là thành cổ Trà Kiệu).
Dù còn nhiều điều chưa được giải mã, các chuyên gia đều thừa nhận rằng đài thờ Trà Kiệu là hiện vật tiêu biểu cho sự tồn tại của một khu kinh thành và thờ tự của Chăm Pa có tên gọi là Simhapura cách đây 1.000 năm (ngày nay thường được gọi là thành cổ Trà Kiệu).
Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chăm Pa đặc trưng - phong cách Trà Kiệu, với bốn mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Các chạm khắc hình người trên đài thờ tiêu biểu cho một phong cách nghệ thuật Chăm Pa đặc trưng - phong cách Trà Kiệu, với bốn mặt trang trí thể hiện hoàn chỉnh một chủ đề trong thần thoại, tiêu biểu cho sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Đặc biệt, các chi tiết nghệ thuật trên búi tóc, trang sức, y phục và dáng điệu của các vũ nữ trên đài thờ Trà Kiệu đạt tính chất điển hình để khái quát, khi nghiên cứu so sánh các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và các nước Đông Nam Á...
Đặc biệt, các chi tiết nghệ thuật trên búi tóc, trang sức, y phục và dáng điệu của các vũ nữ trên đài thờ Trà Kiệu đạt tính chất điển hình để khái quát, khi nghiên cứu so sánh các phong cách nghệ thuật Chăm Pa và các nước Đông Nam Á...
ời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status