Cán bộ xã mượn danh em trai đã chết trốn nã suốt 12 năm

Biết mình bị truy nã, Kiên lúc đó đang là cán bộ địa chính xã liền bỏ trốn biệt tích, sống dưới vỏ bọc người em kết nghĩa đã chết suốt 12 năm trời.

Ngày 9/10, thông tin từ Phòng cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã bàn giao Trương Huy Kiên (SN 1970, nguyên cán bộ địa chính xã Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An) cho đơn vị liên quan để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Theo hồ sơ, thời điểm năm 2004 - 2006, Trương Huy Kiên khi đó đang là cán bộ địa chính xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp. Lợi dụng nhu cầu làm bìa đỏ của người dân, người đàn ông này đã làm giả bìa đất, rồi chiếm đoạt luôn số tiền mà người dân nộp. Kiên tiếp tục dùng các bìa đỏ giả này để vay mượn ngân hàng số tiền 210 triệu đồng. Ngoài ra, Kiên còn vay “nóng” bên ngoài nhưng không có khả năng chi trả.
Sau khi nhận được đơn của người dân, cơ quan công an vào cuộc điều tra và phát hiện số tiền mà Kiên chiếm đoạt lên tới 500 triệu đồng. Nghe tin mình bị điều tra, Kiên lúc này đang tham gia một khóa học ở tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chân trốn thoát. Ngày 26/5/2006, Công an huyện Quỳ Hợp ra lệnh bắt tạm giam đối với Kiên vì đã có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Giả mạo trong công tác”.
Can bo xa muon danh em trai da chet tron na suot 12 nam
Đối tượng Nguyễn Huy Kiên. Ảnh: N.H 
Sau một thời gian truy bắt không thành, ngày 10/6/2006, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳ Hợp ra Quyết định truy nã Trương Huy Kiên do đã có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Giả mạo trong công tác”.
Trong nhiều năm qua, cảnh sát vẫn triển khai lực lượng điều tra truy bắt Kiên nhưng không có kết quả. Một khó khăn là Kiên cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người thân, bạn bè, phía gia đình lại không có thái độ hợp tác nên các trinh sát gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác minh.
Đến cuối tháng 9/2018, các trinh sát nắm được thông tin, Kiên sau khi bỏ trốn đã ra TP Hà Nội ẩn náu. Tuy nhiên, Kiên không ở một địa điểm cố tình mà thường xuyên thay đổi chỗ ở, nay đây, mai đó để tránh bị phát hiện. Đến năm 2012, Kiên dạt về tỉnh Yên Bái làm ăn sinh sống.
Ngay sau khi xác định nơi ẩn náu của đối tượng, lãnh đạo Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTXH lập tức xác lập Chuyên án mang bí số 918L để truy bắt đối tượng. Một tổ công tác lập tức được cử ra Yên Bái để xác minh. Sau vài ngày kiên trì rà soát, các trinh sát phát hiện một người đàn ông mang tên là Nguyễn Phi Hùng (SN 1981) trú tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình có hình dáng, đặc điểm nhận dạng rất giống Trương Huy Kiên.
Cùng thời điểm này, các trinh sát phát hiện mẹ và em gái của Kiên xuất hiện tại xã Vĩnh Yên. Các trinh sát nhận định, có thể Kiên đang ở xã Vĩnh Yên. Tuy nhiên, khi xác minh thân phận người đàn ông tên Nguyễn Phi Hùng thì các trinh sát nhận thấy, đối tượng có nhân thân tốt, hiện đang có vợ và 2 người con gái. Ban chuyên án nhận định hiện Kiên đang ẩn náu tại xã Vĩnh Kiên, có thể đã thay tên đổi họ thành Nguyễn Phi Hùng nhằm che giấu thân phận của mình.
Tối 2/10/2018, Ban chuyên án nhận được thông tin Nguyễn Phi Hùng vừa trở về nhà sau thời gian đi làm ăn xa. Tổ công tác ngay lập tức có mặt tại xã Vĩnh Kiên, phối hợp với Công an huyện Yên Bình và Công an xã Vĩnh Kiên tiến hành mật phục nhà ở của Hùng.
Khoảng 10 giờ ngày 3/10, phát hiện Nguyễn Phi Hùng đang có mặt trong nhà và xác định chính xác Hùng chính là Trương Huy Kiên, Ban chuyên án bất ngờ ập đến khống chế bắt giữ đối tượng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Dù hơi hoảng sợ nhưng Trương Huy Kiên vẫn quanh co chối tội và luôn khẳng định mình là Nguyễn Phi Hùng.
Tuy nhiên, qua đấu tranh, trước những chứng cứ không thể chối cãi, Kiên đã phải cúi đầu thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Theo khai nhận, quá trình lẩn trốn, Kiên dùng CMND của Nguyễn Phi Hùng - 1 người em kết nghĩa đã mất - dán ảnh mình lên để hợp thức hóa giấy tờ thủ tục, dưới vỏ bọc là một người đàn ông lương thiện. Sau khi ly hôn người vợ đầu, 6 năm trước Trương Huy Kiên đã lấy vợ 2 là người Yên Bái, hiện có với nhau 2 đứa con.
Kiên còn là em vợ của một công an viên xã Vĩnh Kiên, nên càng được mọi người tin tưởng. Thời điểm bị bắt, vợ con và bà con lối xóm hết sức ngỡ ngàng khi biết Kiên là một kẻ lừa đảo trốn nã lâu nay.
Tại cơ quan điều tra, Trương Huy Kiên tâm sự, đã nhiều lần nghĩ đến việc ra đầu thú, thế nhưng, cứ nghĩ cảnh các con còn rất nhỏ và nếu như vợ con biết mình là kẻ bị truy nã lại không đành lòng.

Nửa đêm, cả xã bị đổ chất thải lạ bốc mùi hôi thối

(Kiến Thức) - Lợi dụng lúc nửa đêm, một số đối tượng đã đổ chất thải lạ ghi là chất thải công nghiệp, nước bể phốt bốc mùi hôi thối khó chịu khiến người dân xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai (Hà Nội) khốn khổ.

Thời gian gần đây, người dân xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai (Hà Nội) phản ánh rằng, môi trường sống của họ đang bị ảnh hưởng sau khi một số đối tượng lợi dụng đêm tối đổ trộm nước thải, chất thải công nghiệp ra môi trường gây ô nhiễm.
Nua dem, ca xa bi do chat thai la boc mui hoi thoi
 Người dân phản ánh về sự việc.

Không khí lạnh kéo tụt nhiệt độ, mùa đông đã về Hà Nội

Sáng nay, nhiệt độ giảm xuống 20 độ C do ảnh hưởng của không khí lạnh, tuy chưa phải mức nhiệt quá thấp, nhưng kèm theo mưa rào nhỏ đã khiến người dân Thủ đô phải ra đường trong tình trạng co ro.

Khong khi lanh keo tut nhiet do, mua dong da ve Ha Noi
 Trong buổi sáng 10/10, những cơn mưa rào kéo theo nhiệt độ giảm mạnh khiến nhiều người dân Hà Nội phải ra đường trong tình trạng co ro. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

64 năm ngày Giải phóng Thủ đô: Ký ức ngày trở về

Đã 64 năm qua đi, ngày Giải phóng Thủ đô đã là những ký ức sâu sắc, in đậm trong tâm trí của nhiều người - những nhân chứng trực tiếp có mặt tại Hà Nội trong ngày tiếp quản.

Phóng viên PetroTimes lược ghi những câu chuyện, ký ức của các nhân chứng lịch sử tại triển lãm ảnh “Hà Nội những khoảnh khắc tháng 10/1954” nhân kỷ niệm 64 năm ngày Giải phóng Thủ đô diễn ra tại Di tích Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội.

64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve
 Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, ngày 10/10/1954.
Ngày 10/10/1954 ghi mốc son trong lịch sử của cả nước nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng, đánh dấu kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Còn đối với thế hệ những người lính đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô và người dân Hà Nội thì ngày 10/10/1954 thực sự là ngày trở về lịch sử, Hà Nội bước sang một trang mới. Dù đã trải qua 64 năm nhưng ký ức những ngày đáng nhớ này vẫn đậm nét trong lòng quân và dân Thủ đô.
64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve-Hinh-2
 Đại tá Nguyễn Trọng Hàm một trong số những người đầu tiên về tiếp quản Thủ đô.

Đại tá Nguyễn Trọng Hàm (97 tuổi), Chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô xúc động nhớ lại: “Tôi lúc đó là anh cán bộ Thủ đô, cũng là người chiến đấu giữ Hà Nội 60 ngày đêm (năm 1946-1947), nên được tổ chức chọn vào phái đoàn Bộ Tổng Tham Mưu về tiếp quản. Tối ngày 9/10/1954, cả Hà Nội được giới nghiêm, đường phố vắng bóng người qua lại, chỉ có bộ đội đi tuần tra. Đến 5h sáng (hết giờ giới nghiêm) thì tất cả các phố xá, các ngõ ngách, cờ quạt được treo lên, người ra đường rất đông, mặc đẹp, sang trọng như ngày Tết để đón bộ đội về tiếp quản.

14h ngày 10/10, bộ đội bắt đầu di chuyển từ hồ Hoàn Kiếm đi qua Hàng Đào, Hàng Ngang, lên phố Quán Thánh, Cửa Bắc và tiến vào trong sân vận động Cột Cờ để làm lễ chào cờ. 15h, từ Nhà Hát Lớn, một hồi còi báo hiệu được kéo lên; chiến xe đưa đồng chí Vương Thừa Vũ và đồng chí Trần Duy Hưng tiến vào trung tâm của lễ đài. Đồng chí Vương Thừa Vũ chỉ huy trực tiếp buổi lễ, tuyên bố ý nghĩa quan trọng lễ chào cờ, lần đầu tiên Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên nóc Cột Cờ Hà Nội. Đồng chí hô “Nghiêm! Chào cờ! Chào!” thì tất cả bộ đội nâng súng lên đặt tay vào báng; Mọi người đều ở tư thế rất nghiêm trang. Đồng chí Đinh Ngọc Liên chỉ huy đội quân nhạc nổi nhạc bài Quốc ca. Kết thúc buổi lễ, đồng chí Vương Thừa Vũ đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng".

64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve-Hinh-3
 Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô Đặng Văn Tích

Ông Đặng Văn Tích (86 tuổi) chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô nhớ như in ngày 10/10: “Chúng tôi đi chiến đấu thì nhớ Hà Nội lắm, và thường hát bài Ngày về: “Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu. Đêm nay mơ thấy tiến về Hà Nội…”. Hồi đó, chúng tôi đóng quân ở Định Hóa, Thái Nguyên, chúng tôi còn lấy tre, nứa, lá làm thành hình tháp Rùa ở giữa một khu ruộng để ngắm cho đỡ nhớ. Có thể nói là ngày nào, đêm nào, chúng tôi cũng thế, cũng nhớ về Hà Nội. Nên khi trở về Hà Nội (10/10/1954) thấy không khí vui tươi, phấn khởi của đồng bào và các cổng chào được dựng lên khắp nơi thì chúng tôi sung sướng lắm. Lúc đó, tôi đang ngồi trên ô tô, cũng cố nhoài người ra để vẫy chào mọi người. Rất sung sướng và tự hào!

Buổi chiều hôm đó, tất cả các đơn vị tập kết tại sân Cột Cờ để làm lễ chào cờ chiến thắng. Anh Vương Thừa Vũ làm chủ lễ. Anh hô vang khẩu hiệu chào cờ thì nhạc Quốc ca được đoàn quân nhạc cất lên. Chúng tôi ai cũng trong tư thế nghiêm trang hướng về lá Quốc kỳ".

64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve-Hinh-4
 Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ (Đỗ Quyên), Chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô chia sẻ về cảm nhận khi tiến quân về tiếp quản Thủ đô 10/10/1954.

Chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô Nhạc sĩ Đỗ Quyên (95 tuổi) nhớ lại: Hồi đó, hoạt động tại nội thành, tổ chúng tôi gồm 3 người, anh Sinh, anh Thành và tôi – Đỗ Quyên. Để chuẩn bị cho công tác đón đoàn quân giải phóng tiến về, chúng tôi quán triệt: phải làm sao để đón bộ đội về thật linh đình, ý nghĩa và nhất định phải có nhạc, hát. Vì biết viết nhạc nên tôi được giao nhiệm vụ sáng tác bài hát mới. Tiếp thu ý kiến, tôi đã sáng tác được một số bài như: “Hà Nội giải phóng”, “Hoan hô giải phóng Thủ đô”. Sau đó, chúng tôi phải phổ biến các bài hát cho các bạn học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Thời điểm đó, quân Pháp chưa rút hết nên rất khó tập hợp đông người. Chúng tôi chỉ có thể phổ biến theo từng nhóm 4-5 người. Mỗi nhóm được phổ biến xong lại phổ biến tiếp cho những người khác. Tổng cộng, chúng tôi đã phổ biến lời các bài hát cho được gần 200 người.

Ngày đón bộ đội về, chúng tôi xếp thành 4 hàng, tập trung tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tôi đánh ghita, mọi người cùng hát. Người dân xung quanh thấy thế cũng đến rất đông; Khi quân đội đi qua, anh em chúng tôi cùng hô vang quân đội giải phóng Thủ đô và hát: “Hoan hô các anh về đây, hoan hô các anh về đây giải phóng Thủ đô…”. Nhưng lúc đó vui quá, sướng quá, anh em hò reo, về sau mọi người cứ hát đi hát lại mãi câu: “Hoan hô các anh về đây!”.

64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve-Hinh-5
 Bà Lê Thị Lương, 89 tuổi, nhân chứng ngày 10/10/1954

Nhớ về Giải phóng Thủ đô 10/10, bà Lê Thị Lương kể: "Sau ngày 17/2/1947, cả Trung đoàn Thủ đô rút khỏi Hà Nội, phụ nữ chúng tôi được cử đi công tác tại các đơn vị khác. Tôi được cử lên công tác tại Tây Bắc. Tôi còn rất nhớ, vào khoảng tháng 7/1954, khi chúng tôi vào cuộc họp tại đơn vị, Đại đội trưởng tuyên bố quân đội ta đã chiến thắng và sẽ sớm về tiếp quản Thủ đô. Cả đơn vị reo hò ầm ĩ lên, mừng quá, cảm xúc của chúng tôi lúc bấy giờ rất bất ngờ, vui sướng. Tôi được cơ quan phổ biến, đáng lẽ tôi sẽ được về tiếp quản Thủ đô, vì tôi là người Hà Nội, nhưng lúc đó, Tây Bắc đang thiếu giáo viên nên tôi được đề nghị ở lại.

Đặc biệt, tôi cũng có niềm vui riêng của mình với tin chiến thắng. Tôi và “ông nhà” tôi yêu nhau, chờ đợi 6 năm trời. Khi yêu, chúng tôi hẹn nhau rằng: khi nào kháng chiến thành công thì làm đám cưới, còn chưa thành công thì chưa cưới. Nên, ngày mồng 10 giải phóng thủ đô, thì 31/10 chúng tôi tổ chức lễ cưới. Đám cưới ở Tây Bắc chả có gì đâu, chỉ có chuối, lạc, chè; bộ đội và giáo viên tổ chức cho chúng tôi. Đây vừa là niềm vui chung vừa là vui riêng vậy".

64 nam ngay Giai phong Thu do: Ky uc ngay tro ve-Hinh-6
 Nhà sử học Lê Văn Lan, 82 tuổi, nhân chứng ngày 10/10/1954

Bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc lịch sử của 64 năm về trước, nhà sử học Lê Văn Lan chia sẻ: "Năm 1954, tôi 18 tuổi, đang là học sinh năm Đệ nhị chương trình Tú tài văn chương ở trường Chu Văn An. Hà Nội thời đó là năm cuối của người Pháp tạm chiếm, và theo quy định, tôi phải đi lính cho người Pháp. Vì là học sinh Tú tài, nên tôi sẽ có hai con đường: một là vào trường Sĩ quan Thủ Đức; hai là vào trường Võ bị Đà Lạt. Dĩ nhiên, gia đình tôi, đặc biệt là mẹ tôi hoàn toàn không muốn tôi đi theo con đường đó. Bà đã chuẩn bị rất nhiều lối thoát cho tôi, kể cả việc sửa giấy khai sinh để thay đổi tuổi, nhằm trì hoãn việc đó. Nếu đi lính, rất có thể tôi phải cầm sung chiến đấu, bắn vào những người anh em, bạn bè của mình. Và chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi Hiệp định Giơ-ne-vơ, giải phóng Thủ đô đã thay đổi tất cả.

Có thể nói, ngày 10/10 có ý nghĩa rất lớn đối với toàn quốc và Hà Nội. Miền Bắc tiến lên con đường Xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam. Trong lịch sử, thành Thăng Long cũng có nhiều lần vẻ vang như thế. Nhưng lần này, ở thời hiện đại, chiến thắng này là sự kết tinh của truyền thống, sự cố gắng và cả sự hy sinh từ nghìn năm lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam, người Hà Nội, trong đó có tôi".