Cấm kỵ khi ăn rau ngót không phải ai cũng biết, dành 1 phút đọc để không rước bệnh vào thân

Cấm kỵ khi ăn rau ngót không phải ai cũng biết, dành 1 phút đọc để không rước bệnh vào thân.

Những người bị thiếu canxi
Rau ngót rất giàu dưỡng chất, ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt. Nhưng trong rau ngót có chứa thành phần glucocorticoid có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh loãng xương, thiếu canxi… thì không nên ăn nhiều rau ngót để bênh tình không thêm nặng.
Phụ nữ mang thai
Rau ngótrất tốt với những người phụ nữ sau khi sinh giúp làm sạch tử cung, tiết sữa và bồi bổ cơ thể. Nhưng trong quá trình mang thai bạn không nên ăn rau ngót bởi trong rau ngót lại có chứa chất papaverin là một chất có tác dụng giãn cơ, giảm đau và hạ huyết áp dễ gây sảy thai. Đặc biệt, nếu mẹ bầu tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai.
Cam ky khi an rau ngot khong phai ai cung biet, danh 1 phut doc de khong ruoc benh vao than
Rau ngót không dành cho ai đang thiếu canxi, mắc bệnh loãng xương. 
Người khó ngủ, mất ngủ
Nếu bạn đang mắc chứng thiếu ngủ, khó ngủ thì không nên ăn nhiều rau ngót. Bởi Ở nếu tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn bởi trong rau ngót có thành phần kích thích lợi tiểu khiến cho bạn phải đi tiểu nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Những lợi ích tuyệt vời của rau ngót
Thanh nhiệt, giải độc: Trong thành phần dinh dưỡng của rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp hạ sốt, vô cùng tốt.
Hạ huyết áp: nếu bạn mắc bệnh huyết áp cao bạn có thể ăn rau ngót để hạ huyết áp. Nguyên nhân là trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, tốt cho căn bệnh của bạn.
Cam ky khi an rau ngot khong phai ai cung biet, danh 1 phut doc de khong ruoc benh vao than-Hinh-2
Rau ngót không dành cho phụ nữ đang mang thai. 
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Với những người bệnh đái tháo đường có thể dùng rau ngót thường xuyên. Bởi rau ngót có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào cơ thể. Ngoài ra, rau ngót còn có nhiều chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp bạn phòng chống căn bệnh táo bón.

Đôi vợ chồng dắt nhau vào tù vì tổ chức mang thai hộ

Chiều nay (8/7), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử với nhóm bị cáo trong vụ án “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”.

Theo đó, các bị cáo trong vụ án bị đưa ra xét xử gồm: Hoàng Huy Quang (SN 1976, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội), Vũ Thị Liễu (SN 1990, ở Ninh Giang, Hải Dương) và chồng là Phạm Thiên Thuấn (SN 1987, ở Ninh Giang), các bị cáo này cùng bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”, theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 187 BLHS.
Doi vo chong dat nhau vao tu vi to chuc mang thai ho
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử 

Theo hồ sơ vụ án cùng diễn biến tại phiên tòa cho thấy, Hoàng Huy Quang vốn là đối tượng không có nghề nghiệp ổn định. Đầu năm 2019, Quang tình cờ gặp Vũ Thị Liễu tại Bệnh viện Bưu Điện.

Qua nói chuyện, Quang biết Liễu cũng không có nghề nghiệp, phải bán trứng (noãn) cho Bệnh viện để lấy tiền.

Thấy nhiều người muốn có con nhưng không thể sinh đẻ tự nhiên được, Quang đã nảy sinh ý định tìm tìm những người hiếm muộn con có nhu cầu để người khác mang thai hộ họ nhằm thu lợi bất chính. Nghĩ là làm, Quang đã rủ Liễu tham gia cùng.

Quang thống nhất sẽ trả cho Liễu từ 290 triệu đồng đến 310 triệu đồng. Các chi phí khám, xét nghiệm, cấy phôi, Quang sẽ chi trả. Liễu chỉ việc tìm người mang thai hộ còn Quang đến các bệnh việc trên địa bàn Hà Nội để làm quen với những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ.

Tìm được, Quang trực tiếp thỏa thuận chi phí với người có nhu cầu. Mức phí mà Quang đưa ra là 400 – 550 triệu đồng tùy từng trường hợp. Nếu mang thai đôi, người nhờ mang thai hộ phải trả thêm từ 30 - 50 triệu đồng, thanh toán trước một khoản tiền.

Sau đó, Quang yêu cầu những người nhờ mang thai hộ cung cấp tinh trùng hoặc những gia đình có sẵn phôi cho mình để chuyển cho Liễu. Liễu sẽ đưa những người mang thai hộ tới bệnh viện thực hiện việc cấy phôi vào tử cung.

Cũng theo cáo trạng, Liễu không làm một mình mà còn rủ chồng mình là Phạm Thiên Thuấn cùng tham gia kiếm tiền.

Theo hồ sơ vụ án thể hiện, Thuấn và Liễu trực tiếp tuyển chọn, thuê những phụ nữ có đủ điều kiện mang thai, đưa những người này về nuôi dưỡng, chăm sóc. Để tuyển chọn được những người phụ nữ nhận mang thai hộ, Liễu đăng tải thông tin tìm kiếm lên mạng xã hội Facebook rồi trực tiếp tuyển chọn với giá từ 200 – 220 triệu đồng, được nuôi ăn, ở, chăm sóc miễn phí.

Để chăm sóc những người mang thai hộ, Liễu thuê Nguyễn Thị Lý (SN 1996, ở Đông Sơn, Thanh Hóa) và Nguyễn Thị Hậu (SN 1985, ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) làm phục vụ cơm nước, chăm sóc người mang thai.

Cơ quan chức năng xác định từ tháng 4/2019 đến tháng 8/2019, Huy, Liễu và Thuấn đã tổ chức 5 vụ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Với 5 trường hợp môi giới mang thai hộ, Quang hưởng lợi hơn 1 tỉ đồng; vợ chồng Liễu hơn 180 triệu đồng. Quang đã khắc phục được 300 triệu đồng.

Với hành vi trên, sau khi nghị án, HĐXX sơ thẩm TAND Hà Nội đã quyết định tuyên phạt các bị cáo Hoàng Huy Quang 2 năm tù; Vũ Thị Liễu 15 tháng tù và Phạm Thiên Thuấn mức án 15 tháng tù nhưng cho bị cáo này được hưởng án treo cùng về tội "Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại".

Nhờ hàng xóm… mang thai hộ, xử sao?

Quy trình thực hiện kỹ thuật mang thai hộ rất chặt chẽ nên không thể có kẽ hở.

Những ngày đầu năm 2019, Công an TP.HCM đã triệt phá một đường dây tổ chức mang thai hộ trái pháp luật, hoạt động xuyên quốc gia. Từ đây, dư luận băn khoăn về việc mang thai hộ được quy định như thế nào trong luật?