Cái chết bí ẩn của nữ cảnh sát xinh đẹp trong nhà tù

Sau khi nhận được điện thoại, nữ sĩ quan xinh đẹp bất ngờ biến mất không dấu vết. Hàng trăm người được huy động tìm kiếm với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ nhưng đều không có kết quả.

Cuộc gọi bí ẩn
Trưa ngày 15/5/1981,nữ sĩ quan 31 tuổi Donna Paynant có mặt tại nhà tù Green Haven chuẩn bị ca làm việc của mình. Cô là một nhân viên giám sát an ninh xinh đẹp và mới chuyển đến làm việc tại nhà tù Green Haven được 1 tháng. Nhìn đồng hồ thấy vẫn còn thời gian, cô đi tới phòng ăn của nhân viên, mua một lon nước và ngồi trò chuyện với đồng nghiệp về một vụ án mới được phá gần đây.
Cai chet bi an cua nu canh sat xinh dep trong nha tu
 Nữ sĩ quan xinh đẹp Donna Paynant.
12h55’, Payant cùng hai nhân viên giám sát an ninh tại nhà tù là Claude King và Barbara Hinson bắt đầu đi tuần dọc hành lang nhà tù. Bỗng một cuộc điện thoại vang lên tại phòng giám sát, có người muốn gặp Payant.
Payant cầm máy lắng nghe đầu dây bên kia và một lúc sau lông mày cô nhíu lại, khuôn mặt chuyển sang vẻ lo lắng rồi cất tiếng hỏi: “Ai cơ? Chuyện gì vậy? Vâng, tôi biết”. Nhận thấy điều bất thường, Claude King và Barbara Hinson nãy giờ theo dõi cuộc điện thoại của người đồng nghiệp nhưng cũng không hiểu chuyện gì. Khi Payant gác máy, hai người chưa kịp hỏi thì đã được cô thông báo một rằng có lệnh của cấp trên, cô sẽ sớm trở lại. Sau đó, Payant vội vàng rời đi, hướng tới khu điều trị cho bệnh nhân phía khu nhà bên cạnh.
Và rồi, người nào người nấy lại trở về với công việc của mình, không ai nhớ tới cuộc gọi mà Payant nhận được cũng như việc cô đi đâu, làm gì cho tới 5 tiếng sau đó.
Biến mất không dấu vết
18h là giờ giao ca, thời điểm tất cả nhân viên giám sát đều phải có mặt tại hội trường. Sau khi điểm danh, nhiều người nhận thấy sự vắng mặt của Payant.
Họ chia nhau tìm kiếm Payant và kiểm tra một vài nơi cô có thể đến nhưng đều không thấy. Hệ thống an ninh nhà tù nhanh chóng được thắt chặt. Tất cả các tù nhân được đưa trở lại phòng giam. Gần 200 người được huy động tìm kiếm với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ.
Đội tìm kiếm đã lùng sục khắp nơi, thậm chí trong từng buồng giam của tù nhân nhưng vẫn không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của Payant.
Những chú chó nghiệp vụ sau khi được cho ngửi mùi áo của Payant đã chạy tới khu vực điều trị cho tù nhân, rồi hướng theo khu nhà cầu nguyện, sau đó dừng lại ở đấy một lúc lâu trước khi chạy tới khu tập kết rác. Tại đây, ngoài hai thùng sắt lớn đầy rác đang đợi để chuyển đi thì không còn gì.
Không có dấu vết nào của Payant. Có ý kiến cho rằng Payant đã rời khỏi nhà tù Green Haven. Tuy nhiên, giả thuyết này nhanh chóng bị bác bỏ. Nhà tù Green Haven nằm ở trung tâm quận Dutchess (tiểu bang New York, nước Mỹ). Là nơi giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất của tiểu bang, Green Haven luôn được đặt trong tình trạng an ninh ở mức cao nhất. Những bức tường dây thép gai ở đây được xây kiên cố cao hơn 10m và dày tầm 1m. Ngoài ra, hệ thống an ninh nhà tù được đánh giá là nghiêm ngặt bậc nhất trong số các trại giam. Bất cứ hành động mang ý chống trả hay nổi loạn của tù nhân đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Vì vậy, Donna Payant chắc chắn vẫn đang ở đâu đó trong nhà tù.
Cuộc tìm kiếm trở nên căng thẳng hơn khi trời đã khuya mà vẫn vẫn không có bất kỳ thông tin nào về Payant.

Ukraine thả tội phạm giết người vì nhà tù hết chỗ

Tên sát nhân bị kết án vì tội giết trẻ vị thành niên vừa được thả ra vì “không còn chỗ” trong trại giam ở Lutsk. Đó là thông báo của Phó Tổng công tố Ukraina Evgeny Yenin.

"Kẻ tội phạm đang chịu hình phạt của pháp luật có lẽ giờ đây đang nghĩ rằng hắn ta đã "giải quyết mọi vấn đề của mình" và bình thản dạo khắp các đường phố Lutsk chứ không phải là cúi đầu đi dọc hành lang nhà tù, bởi vì — các vị thử tưởng tượng xem! trong cơ sở giam giữ nơi hắn ta cần thi hành án phạt bây giờ "không còn chỗ trống!" — Yenin viết trên trang Facebook.

Mỹ quan ngại việc Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt Nam

Ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc đã đặt dấu hỏi nghiêm túc về những cam kết của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển.