Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Dịp lễ tết cuối năm, trẻ con thường ăn uống linh tinh, người lớn khó kiểm soát. Trong tình huống nghi ngờ cháu bị ngộ độc thực phẩm, người lớn nên làm gì?

Trả lời:
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là nhóm dễ mắc ngộ độc thực phẩm. Các phụ huynh lưu ý là khi thấy các bé có triệu chứng của bệnh này cần sơ cứu kịp thời, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, ngừng ngay không cho trẻ ăn tiếp món đó nữa.
- Gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để thức ăn và độc tố tống hết ra ngoài. Gây nôn có nhiều cách ngoáy vào họng để gây nôn hoặc uống đầy nước rồi móc họng. Khi nôn sặc lên mũi, người lớn phải dùng miệng để hút ra ngoài không trẻ bị sặc dẫn đến tử vong.
- Tư thế nằm khi nôn: Phải để trẻ nằm đầu thấp, đầu hơi nghiêng. Lấy khăn lau chùi trong quá trình trẻ nôn. Khi đã nôn xong, lau sạch miệng cho trẻ.
- Bổ sung oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy. Khi trẻ khát nước không nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước có ga. Chỉ nên cho bé uống resol, vừa bù lượng nước đã mất, vừa cung cấp chất điện giải cho cơ thể.
- Ăn các món cháo loãng nấu với thịt hoặc khoai tây. Các loại rau củ giúp tạo khuôn cho phân, giúp bé đi ngoài phân đặc hơn, cải thiện tình trạng mất nước. Nếu bé không muốn ăn, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, vì khi bé bị ngộ độc thực phẩm, việc bù nước là quan trọng nhất, còn ăn uống thì là thứ yếu.
Cha mẹ tuyệt đối không được cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy. Tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, không quen ăn những món kỵ nhau…không cần vội uống thuốc ngay, chỉ cần thức ăn được tiêu hóa hết hoặc nôn ra hết là khỏi. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Thực phẩm “vàng” nên ăn sau ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên ưu tiên bù nước bằng đường uống. Cơ thể phục hồi hơn, bạn có thể tăng cường các món dễ tiêu, nhạt, ít béo, ít chất xơ...

Thuc pham “vang” nen an sau ngo doc thuc pham
 Những ngày gần đây, báo chí đưa tin nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nguy kịch phải thở máy, thậm chí có trường hợp tử vong. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu xảy ra khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chưa nấu chín, chứa vi sinh như Campylobacter, E.coli, norovirus, Salmonella hoặc Vibrio,... (Ảnh minh họa)

Nghi ngộ độc thực phẩm, 70 trẻ mầm non ở Nghệ An nhập viện

Chiều 9/5, tại Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, sau khi ăn nhẹ bữa chiều với sữa chua, trên 70 cháu từ 3-5 tuổi có triệu chứng nôn mửa, nghi bị ngộ độc thực phẩm.

Nghi ngo doc thuc pham, 70 tre mam non o Nghe An nhap vien

Thực hiện truyền dịch cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm. (Nguồn: Báo Sức khỏe Đời sống)

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương (Nghệ An), các y, bác sỹ đang theo dõi, điều trị cho nhiều trẻ nhỏ mầm non nghi bị ngộ độc thực phẩm.