Cách sử dụng xe đạp điện, xe máy điện an toàn, phòng ngừa cháy nổ

Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khuyến cáo chủ sở hữu xe điện nói chung nên nạp năng lượng khi pin hay ắc-quy gần hết, đồng thời sử dụng nguồn điện phù hợp (theo mức điện áp khuyến cáo của nhà sản xuất).

Video: Nguy cơ cháy nổ từ xe đạp, xe máy điện (Nguồn: Nhandan).
Người dùng xe đạp hoặc xe máy điện không nên sạc ngay sau khi vừa chạy, nên chờ bình điện nguội trong khoảng 20 phút rồi mới sạc. Ngoài ra, chủ sở hữu không sạc pin qua đêm hoặc sạc quá 8 giờ liên tục. Nếu xe để lâu không sử dụng, người dùng sạc pin đầy rồi tháo rời bộ phận này khỏi xe để tăng độ bền.
Cach su dung xe dap dien, xe may dien an toan, phong ngua chay no
Người dùng xe đặp hoặc xe máy điện không nên sạc ngay sau khi vừa chạy, nên chờ bình điện nguội trong khoảng 20 phút rồi mới sạc. 
Cùng với đó, chủ sở hữu phương tiện cần bảo quản pin/ắc-quy bằng cách đặt xe tại vị trí bảo đảm cao ráo và thông thoáng. Không để pin hay ắc-quy tại các khu vực nóng, ẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, khi bộ phận chứa năng lượng điện bị va chạm mạnh, nên kiểm tra kỹ càng để đảm bảo chất lượng của xe.
Cach su dung xe dap dien, xe may dien an toan, phong ngua chay no-Hinh-2
Chủ sở hữu phương tiện cần bảo quản pin/ắc-quy bằng cách đặt xe tại vị trí bảo đảm cao ráo và thông thoáng. Không để pin hay ắc-quy tại các khu vực nóng, ẩm trong thời gian dài. 
Tiếp đến, xe đạp điện, xe máy điện cần được bảo dưỡng pin hay ắc-quy cũng như hệ thống dẫn điện thường xuyên. Chủ sở hữu nên đưa xe đi kiểm tra định kỳ khoảng 3 tháng/lần nhằm theo dõi các bộ phận như pin hay ắc-quy, hệ thống sạc cũng như tất cả bộ phận khác.
Cach su dung xe dap dien, xe may dien an toan, phong ngua chay no-Hinh-3
Người dùng tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu của xe, lắp thêm các phụ kiện, thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe  
Đồng thời, người dùng tuyệt đối không tự ý thay đổi kết cấu của xe, lắp thêm các phụ kiện, thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe (thiết bị không tương thích, chênh lệch nguồn điện có thể làm pin hay ắc-quy phát nổ).
Cach su dung xe dap dien, xe may dien an toan, phong ngua chay no-Hinh-4
Khi rửa xe đạp điện hay xe máy điện thì cần lưu ý không dùng tia nước áp lực cao hoặc phun trực tiếp vào các vị trí dưới yên xe. 
Khi rửa xe đạp điện hay xe máy điện thì cần lưu ý không dùng tia nước áp lực cao hoặc phun trực tiếp vào các vị trí dưới yên xe. Sau khi rửa xe, cần lau khô khu vực pin hay ắc-quy, phanh của xe rồi mới khởi động lại. Khi đi mưa về cần để xe ở vị trí khô ráo, thoáng gió để hong khô và kiểm tra xác định có nước vào trong vị trí pin hay ắc-quy không.

Scooter chạy điện nổ như bom khi đang sạc trong nhà

(Kiến Thức) - Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền 1 clip ghi lại sự cố bất ngờ xảy ra khi chiếc xe đạp điện đang sạc ngay trong nhà bỗng bốc khói nghi ngút rồi phát nổ như bom.

Clip chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại diễn biến vụ nổ xe scooter điện khi đang sạc. Trong clip, hai bố con đang ngồi chơi trong phòng thì nghe tiếng nổ bất thường. Người bố lập tức rút sạc điện ra trước khi làn khói đen phủ kín căn phòng.

Ngay sau khi thấy có khói xì ra, ông bố đã nhanh chóng phát hiện, đồng thời chạy tới rút ổ cắm điện ngay lập tức rồi hoảng sợ bế vội bé gái chạy thoát thân. Tuy nhiên sau đó pin xe đạp vẫn bốc khói ra cả nhà rồi 1 tiếng nổ lớn phát ra. Sự việc được cho là xảy ra tại Trung Quốc và khiến 2 bố con được phen khiếp vía.

Scooter chay dien no nhu bom khi dang sac trong nha
Chiếc xe đạp điện đang sạc ngay trong nhà bỗng bốc khói nghi ngút rồi phát nổ như bom.

Sau khi được chia sẻ, nhiều người tỏ ra bàng hoàng và hoảng sợ. Clip cháy xe đạp điện này được mọi người chia sẻ một cách chóng mặt nhằm cảnh báo đến bạn bè và người thân.

Trước đó, vào tháng 3/2016 - trong quá trình sạc điện tại nhà, chiếc xe đạp điện HKBike Zinger Extra bất ngờ phát nổ và cháy chỉ còn trơ khung. Đáng chú ý, dòng xe đạp điện Zinger Extra này của HKBike (hiện đã đổi tên thành Pega tại Việt Nam) được sử dụng loại pin khá cao cấp Lithium với quy trình sản xuất khép kín ở điều kiện vô trùng... nhưng vẫn phát nổ do pin?

Scooter chay dien no nhu bom khi dang sac trong nha-Hinh-2
Xe đạp điện HKBike Zinger Extra phát nổ vào năm 2016.

Xe điện Scooter là phương tiện quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ - học sinh, sinh viên. Tình trạng cháy nổ liên quan đến những loại xe điện như thế này khiến các bậc phụ huynh và bạn trẻ hoang mang. Một số lý do thường gặp là sản phẩm kém chất lượng, người dùng sử dụng hoặc bảo dưỡng không đúng cách.

Để hạn chế và ngăn ngừa hiện tượng cháy nổ xe điện, người dùng nên chú ý tắt nguồn xe khi không sử dụng, không cắm sạc qua đêm hoặc sạc quá lâu, hạn chế để xe bị va đập và chú ý bảo dưỡng, sửa chữa xe khi có dấu hiệu bất thường.


Tại sao pin xe điện đã cháy khó dập lửa hơn xe xăng?

Ngoài việc khó kiểm soát, đám cháy xe điện dùng pin lithium-ion còn có thể sản sinh ra khí độc hại, muội than chứa oxit coban, oxit niken và oxit mangan… gây nguy hiểm cho con người.

Video: Ôtô điện bất ngờ phát nổ tại trạm sạc ở Trung Quốc.
Hiện nay, tỷ lệ người dân sử dụng xe điện (xe đạp điện, xe máy điện, ôtô điện...) đang dần tăng cao trên cả nước, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Xe điện sử dụng pin hoặc ắc quy (ắc quy chì Acid, ắc quy khô, pin axit chì, pin niken hiđrua kim loại, pin lithium ion, pin Nickel - cadmium), phổ biến là loại Pin lithium ion, Việc sạc điện cho ắc quy, pin theo nguyên lý: nguồn điện xoay chiều 220V được chuyển sang một chiều qua bộ đổi điện và sạc điện cho ắc quy, pin.