Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

SPOTLIGHT

Photo

Cách mạng nữ quyền dưới thời thái tử trẻ ở Saudi Arabia

25/12/2017 09:30

Kể từ khi Thái tử Mohammed, 32 tuổi, được trao quyền kế vị, nhiều quy định hà khắc với phụ nữ Saudi Arabia được cởi bỏ tại vương quốc Hồi giáo Vùng Vịnh.

Theo Đông Phong/Zing

Số phận kỳ lạ của Nữ hoàng bí ẩn nhất Ai Cập

Từ Hy Thái Hậu: Chỉ tắm thôi cũng khiến triều đình mục rỗng

Những phụ nữ quyền lực bị chặt đầu nổi tiếng lịch sử

Top 10 nhà lãnh đạo nữ quyền lực nhất thế giới

Loạt dinh thự cực khủng của phụ nữ quyền thế Việt xưa

 Saudi Arabia từ lâu đã được biết đến là nước có những luật lệ hà khắc đối với phụ nữ. Phụ nữ Saudi Arabia không thể tự đi ra ngoài một mình mà luôn phải có đàn ông, không thể làm nhiều công việc được quy định chỉ dành cho nam giới, không thể để lộ đầu tóc ở nơi công cộng cũng như không thể lái xe. Trong ảnh, đàn ông và phụ nữ ngồi tách biệt ở khu picnic tại một công viên ở thủ đô Riyadh. Ảnh: NYT
Saudi Arabia từ lâu đã được biết đến là nước có những luật lệ hà khắc đối với phụ nữ. Phụ nữ Saudi Arabia không thể tự đi ra ngoài một mình mà luôn phải có đàn ông, không thể làm nhiều công việc được quy định chỉ dành cho nam giới, không thể để lộ đầu tóc ở nơi công cộng cũng như không thể lái xe. Trong ảnh, đàn ông và phụ nữ ngồi tách biệt ở khu picnic tại một công viên ở thủ đô Riyadh. Ảnh: NYT
Tuy nhiên, một cuộc cách mạng về nữ quyền đang bắt đầu diễn ra tại vương quốc Vùng Vịnh này sau khi thái tử Mohammed bin Salman được trao quyền kế vị, theo New York Times. Phụ nữ sẽ được cho phép lái xe hơi, thậm chí cả motor, kể từ tháng 6 năm sau. Ảnh: NYT.
Tuy nhiên, một cuộc cách mạng về nữ quyền đang bắt đầu diễn ra tại vương quốc Vùng Vịnh này sau khi thái tử Mohammed bin Salman được trao quyền kế vị, theo New York Times. Phụ nữ sẽ được cho phép lái xe hơi, thậm chí cả motor, kể từ tháng 6 năm sau. Ảnh: NYT.
Phụ nữ cũng có thể gia nhập lực lượng cảnh sát giao thông. Dù vậy, việc những quyết định "gây choáng váng" này ảnh hưởng nhiều như thế nào đến từng cá nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nơi họ sống, tuổi tác, đức tin của họ cũng như sự đồng thuận của những người thân là nam giới trong việc từ bỏ kiểm soát phụ nữ mà nhiều người cho là đặc quyền tôn giáo. Ảnh: NYT.
Phụ nữ cũng có thể gia nhập lực lượng cảnh sát giao thông. Dù vậy, việc những quyết định "gây choáng váng" này ảnh hưởng nhiều như thế nào đến từng cá nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm nơi họ sống, tuổi tác, đức tin của họ cũng như sự đồng thuận của những người thân là nam giới trong việc từ bỏ kiểm soát phụ nữ mà nhiều người cho là đặc quyền tôn giáo. Ảnh: NYT.
Hầu hết không gian công cộng ở Saudi Arabia đều quy định nam nữ phải tách riêng. Gần như không có ngoại lệ, trường học tách biệt nam - nữ, và nhiều người vẫn chủ yếu giao du với người cùng giới. Ảnh: NYT.
Hầu hết không gian công cộng ở Saudi Arabia đều quy định nam nữ phải tách riêng. Gần như không có ngoại lệ, trường học tách biệt nam - nữ, và nhiều người vẫn chủ yếu giao du với người cùng giới. Ảnh: NYT.
Các nhà hàng có những cửa riêng dành cho "gia đình", tức các nhóm có phụ nữ, và "đơn thân" - có nghĩa thực sự là chỉ dành cho nam giới. Thậm chí một trung tâm thương mại ngay tại thủ đô có một tầng chỉ dành cho phụ nữ. Ảnh: NYT.
Các nhà hàng có những cửa riêng dành cho "gia đình", tức các nhóm có phụ nữ, và "đơn thân" - có nghĩa thực sự là chỉ dành cho nam giới. Thậm chí một trung tâm thương mại ngay tại thủ đô có một tầng chỉ dành cho phụ nữ. Ảnh: NYT.
Trong xã hội Saudi Arabia, nam giới hiếm khi đi chung với người thân là nữ, nếu họ không phải là mẹ, con gái hay chị em gái của anh ta. Một số người đàn ông thậm chí sống cả đời mà không thấy mặt mũi chị dâu, em dâu của mình. Trong ảnh, những người phục vụ trà nước ca hát chào mừng cô dâu tại một đám cưới ở Riyadh. Ảnh: NYT.
Trong xã hội Saudi Arabia, nam giới hiếm khi đi chung với người thân là nữ, nếu họ không phải là mẹ, con gái hay chị em gái của anh ta. Một số người đàn ông thậm chí sống cả đời mà không thấy mặt mũi chị dâu, em dâu của mình. Trong ảnh, những người phục vụ trà nước ca hát chào mừng cô dâu tại một đám cưới ở Riyadh. Ảnh: NYT.
Tuy nhiên, luật lệ giờ đây không còn nghiêm khắc như trước nữa và ở nhiều nơi, sự thay đổi đã bắt đầu. Saudi Arabia có dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn với khoảng hai phần ba trong tổng số 22 triệu dân dưới tuổi 30. Hàng trăm nghìn người trẻ đi học ở nước ngoài, bao gồm Mỹ. Ảnh: NYT.
Tuy nhiên, luật lệ giờ đây không còn nghiêm khắc như trước nữa và ở nhiều nơi, sự thay đổi đã bắt đầu. Saudi Arabia có dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn với khoảng hai phần ba trong tổng số 22 triệu dân dưới tuổi 30. Hàng trăm nghìn người trẻ đi học ở nước ngoài, bao gồm Mỹ. Ảnh: NYT.
Nhiều người trẻ Saudi đã tự đặt ra luật của riêng mình. Một số phụ nữ đã tìm cách biến abaya, loại áo choàng dài truyền thống của Hồi giáo che kín thân hình, thành một phụ kiện thời trang cá tính. Nhiều người khác "cách tân" khăn trùm đầu hijab theo cách thu hút chứ không phải trốn tránh đàn ông. Ảnh: NYT.
Nhiều người trẻ Saudi đã tự đặt ra luật của riêng mình. Một số phụ nữ đã tìm cách biến abaya, loại áo choàng dài truyền thống của Hồi giáo che kín thân hình, thành một phụ kiện thời trang cá tính. Nhiều người khác "cách tân" khăn trùm đầu hijab theo cách thu hút chứ không phải trốn tránh đàn ông. Ảnh: NYT.
Tại những nơi công cộng, mọi người có xu hướng tuân thủ các quy định chung về trang phục và tương tác giữa những người nữ và nam không có quan hệ họ hàng. Tuy nhiên trong những không gian riêng tư, người ta phần lớn đã có thể làm những gì họ muốn. Ảnh: NYT.
Tại những nơi công cộng, mọi người có xu hướng tuân thủ các quy định chung về trang phục và tương tác giữa những người nữ và nam không có quan hệ họ hàng. Tuy nhiên trong những không gian riêng tư, người ta phần lớn đã có thể làm những gì họ muốn. Ảnh: NYT.
Sự thay đổi về địa vị của phụ nữ trong xã hội Saudi diễn ra chậm chạp dưới thời các quốc vương trước đây. Những năm 1960, vua Faisal từng hứng chịu chỉ trích dữ dội từ các thế lực bảo thủ khi đưa ra chương trình giáo dục công cho trẻ em gái. Dưới thời vua Abdullah, người qua đời năm 2015, phụ nữ lần đầu tiên được làm công việc nhân viên bán hàng cũng như các vị trí trong siêu thị. Ảnh: NYT.
Sự thay đổi về địa vị của phụ nữ trong xã hội Saudi diễn ra chậm chạp dưới thời các quốc vương trước đây. Những năm 1960, vua Faisal từng hứng chịu chỉ trích dữ dội từ các thế lực bảo thủ khi đưa ra chương trình giáo dục công cho trẻ em gái. Dưới thời vua Abdullah, người qua đời năm 2015, phụ nữ lần đầu tiên được làm công việc nhân viên bán hàng cũng như các vị trí trong siêu thị. Ảnh: NYT.
Song sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ hơn cả sau khi Thái tử Mohammed, 32 tuổi, được trao quyền kế vị. Vị thái tử, đồng thời là bộ trưởng quốc phòng, đã nổi lên như là một trong những lãnh đạo quyền lực và năng động nhất vương quốc kể từ khi cha ông, tức vua Salman, ngồi vào ngai vàng năm 2015. Ảnh: AFP/Getty.
Song sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ hơn cả sau khi Thái tử Mohammed, 32 tuổi, được trao quyền kế vị. Vị thái tử, đồng thời là bộ trưởng quốc phòng, đã nổi lên như là một trong những lãnh đạo quyền lực và năng động nhất vương quốc kể từ khi cha ông, tức vua Salman, ngồi vào ngai vàng năm 2015. Ảnh: AFP/Getty.
Năm ngoái, vị thái tử đã tước quyền bắt giữ và tịch thu tài sản của lực lượng cảnh sát tôn giáo tại Saudi Arabia. Họ từng có quyền lực to lớn trong việc xử phạt các vi phạm ở nơi công cộng, với nhiệm vụ chính là áp đặt phụ nữ mặc trang phục truyền thống cũng như ngăn chặn những người nam và nữ không có quan hệ họ hàng ở cùng nhau. Ảnh: NYT.
Năm ngoái, vị thái tử đã tước quyền bắt giữ và tịch thu tài sản của lực lượng cảnh sát tôn giáo tại Saudi Arabia. Họ từng có quyền lực to lớn trong việc xử phạt các vi phạm ở nơi công cộng, với nhiệm vụ chính là áp đặt phụ nữ mặc trang phục truyền thống cũng như ngăn chặn những người nam và nữ không có quan hệ họ hàng ở cùng nhau. Ảnh: NYT.
Tuy vậy, nhiều rào cản vẫn còn tồn tại. Các trường dạy lái xe cho nữ chưa được thành lập và những người đàn ông bảo thủ vẫn có thể ngăn cản vợ và con gái của họ lái xe. Các nhà vận động quyền phụ nữ cho biết trận chiến tiếp theo của họ là đấu tranh để xóa bỏ luật giám hộ phụ nữ, vốn quy định phụ nữ khi ra ngoài phải có đàn ông đi cùng. Ảnh: NYT.
Tuy vậy, nhiều rào cản vẫn còn tồn tại. Các trường dạy lái xe cho nữ chưa được thành lập và những người đàn ông bảo thủ vẫn có thể ngăn cản vợ và con gái của họ lái xe. Các nhà vận động quyền phụ nữ cho biết trận chiến tiếp theo của họ là đấu tranh để xóa bỏ luật giám hộ phụ nữ, vốn quy định phụ nữ khi ra ngoài phải có đàn ông đi cùng. Ảnh: NYT.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

Diễn quán bar ở Thanh Hóa, Ngân 98 "mặc như không" cực phản cảm

07/05/2025 08:30
Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

Cô gái diện đồ không nội y đi tập gym gây tranh cãi

19/04/2025 08:30
"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

"Tiên nữ tắm suối" Quảng Ninh tái xuất khiến ai ngắm cũng mê

24/04/2025 07:45
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07

Bạn có thể quan tâm

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Mỹ nhân "gái 1 con" mặc yếm hờ hững khi đi du lịch

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hot girl gây chú ý với trang phục bó sát đi cắm hoa

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Hồ Quỳnh Hương tung loạt ảnh cưới đẹp như cổ tích

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Trổ tài lắc hông, hot girl pickleball gây tranh cãi

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Ảnh thẻ đẹp mê hồn của Hoa hậu Thanh Thủy

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Nữ MC Nghệ An sở hữu tên lạ gây sốt với visual vạn người mê

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status