Cách cựu lãnh đạo HoSE 'tiếp tay' cho Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng

Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) có mối quan hệ thâm tình với cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Viện KSND tối cao vừa công bố cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị can có liên quan xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng Faros, các công ty liên quan thuộc hệ sinh thái của Công ty CP Tập đoàn FLC, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Tháng 8/2012, Trịnh Văn Quyết có chủ trương và chỉ đạo Doãn Văn Phương, Tổng Giám đốc; Lê Đình Vinh, Phó Chủ tịch HĐQT, Trần Thế Anh, Ban pháp chế của Tập đoàn FLC và Trần Xuân Huy, Tổng Giám đốc Công ty FLC Travel mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ đăng ký là 1,5 tỷ đồng (sau đổi tên thành Công ty Vĩnh Hà, rồi tiếp tục đổi tên thành Công ty Faros).

Để tạo nguồn tiền trong quá trình hoạt động, trong khi Công ty Faros không có nguồn vốn và tài sản để bảo đảm, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo các thành viên trong Tập đoàn thực hiện các thủ tục nâng khống vốn điều lệ của công ty. Chỉ từ tháng 4/2014-3/2016, Trịnh Văn Quyết cùng các bị can trên đã 5 lần lập hồ sơ góp vốn khống, nâng số vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Trong đó, Cơ quan CSĐT xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là hơn 1.197 tỷ đồng và số vốn góp khống là hơn 3.102 tỷ đồng.

Cach cuu lanh dao HoSE 'tiep tay' cho Trinh Van Quyet chiem doat hang nghin ty dong

Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT HoSE (trái) và Lê Hải Trà, Phó Tổng Giám đốc HoSE. Ảnh: VIR

Sau khi hoàn tất việc nâng vốn điều lệ của Công ty Faros lên 4.300 tỷ đồng, Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương tiếp tục bàn bạc việc niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros với 430 triệu cổ phiếu (mã ROS) để bán cho nhà đầu tư chứng khoán tại HoSE.

Để niệm yết cổ phiếu tại HoSE, Công ty Faros phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 và 6 tháng năm 2016; đề nghị chấp thuận công ty đại chúng; đăng ký, lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS để giao dịch trên thị trường chứng khoán. Khi thực hiện hợp đồng kiểm toán các báo cáo tài chính biết báo cáo tài chính của Công ty Faros chưa đủ cơ sở để chấp nhận toàn phần nhưng các bị can là kiểm toán viên độc lập đều ký báo cáo kiểm toán độc lập có nội dung chấp nhận toàn phần.

Biết sai nhưng vẫn "tạo điều kiện"

Theo cáo trạng, ngày 20/4/2016, Doãn Văn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros ký văn bản gửi UBCKNN đề nghị xem xét và chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng, kèm theo hồ sơ liên quan. Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty Faros do Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN thực hiện thẩm định. Quá trình thẩm định, Vụ giám sát công ty đại chúng đã phát hiện báo cáo kiểm toán không đúng quy định pháp luật.

Do nhận thấy báo cáo tài chính và xác nhận kiểm toán còn nhiều mâu thuần, ngày 17/5/2016, bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN và Hoàng Thị Nhị Hà, Nguyễn Văn Hanh, chuyên viên đã làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội), có sự tham gia của bà Hà Thị Ngọc Hà, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).

Cuộc họp đã lập biên bản làm việc xác định, thủ tục kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán chưa đầy đủ để đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần đối với báo cáo tài chính của Công ty Faros, ý kiến kiểm toán là chưa phù hợp và yêu cầu CPA Hà Nội thực hiện kiểm toán và phát hành lại báo cáo kiểm toán. Sau đó CPA Hà Nội không thực hiện kiểm toán lại nhưng nhưng Lê Văn Tuấn, Kiểm toán viên vẫn cùng Nguyễn Ngọc Tỉnh, Tổng Giám đốc ký ban hành các báo cáo kiểm toán có nội dung chấp thuận toàn phần đối với báo cáo tài chính của Công ty Faros.

Dù biết sai nhưng Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN vẫn tạo điều kiện cho Công ty Faros đủ điều kiện chấp thuận là công ty đại chúng để được niêm yết chứng khoán tại HoSE.

Sau khi được UBCKNN chấp thuận là công ty đại chúng, ngày 6/7/2016, Doãn Văn Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros ký giấy đề nghị đăng ký chứng khoán và công văn gửi VSD đề nghị cho đăng ký lưu ký chứng khoán, kèm theo hồ sơ liên quan và công văn đề nghị VSD cấp mã chứng khoán ROS cho cổ phiếu của Công ty Faros.

Mặc dù biết hồ sơ đề nghị của Công ty Faros có nhiều nội dung không đủ căn cứ để được đăng ký chứng khoán nhưng Dương Văn Thanh, Tổng Giám đốc VSD và Phạm Trung Minh, Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán vẫn "gật đầu" để đăng ký cổ phiếu ROS tại VSD.

Đáng chú ý, quá trình hoàn thiện hồ sơ niêm yết tại sàn HoSE của Công ty Faros có sự giúp sức rất lớn của các cựu lãnh đạo HoSE là Trần Đắc Sinh, Chủ tịch HĐQT; Lê Hải Trà, ủy viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc, Trầm Tuấn Vũ, Phó Tổng Giám đốc và Lê Thị Tuyết Hằng, Trưởng phòng quản lý và thẩm định niêm yết.

Viện KSND Tối cao cho biết, Trần Đắc Sinh biết báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014, năm 2015 của Công ty Faros không phù hợp vì phạm vi lưu ý lớn, không đủ cơ sở để xác định số vốn góp... nhưng do có mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương, được Quyết và Phương nhiều lần nhờ giúp đỡ, tạo điều kiện cho cổ phiếu của Công ty Faros được niêm yết trên sản chứng khoán nên Trần Đắc Sinh đã nhiều lần trực tiếp chỉ đạo Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros.

Đến ngày 1/9/2016, Công ty Faros chính thức được giao dịch trên sàn HoSE, mã cổ phiếu ROS, số lượng 430 triệu cổ phiếu, giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu.

Cáo trạng nêu rõ, tất cả sai phạm của nhóm bị can thuộc Công ty Faros, UBCKNN, VSD và sàn HoSE đã tạo điều kiện đầy đủ về pháp lý để Công ty Faros được niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS (tương ứng với 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ) trên sàn HoSE.

Từ những sai phạm này đã giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đưa các cổ phiếu gian dối về giá trị vốn chủ sở hữu khống, bán cho 30.403 nhà đầu tư để chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng.

Nhóm bị can tại HoSE bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Nhóm bị can tại UBCKNN, VSD bị khởi tố về tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".

UBCKNN đang xem xét xử phạt ông Trịnh Văn Quyết do bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC

(Vietnamdaily) - UBCKNN hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét xử lý vi phạm của ông Trịnh Văn Quyết theo quy định.
 

Chiều 10/01/2022 (17 giờ 45 phút), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/01/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) về việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.

Theo đó ông Quyết giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Vụ ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu: Tỷ phú Quyết đã hoàn tất nộp phạt 1,5 tỷ đồng

Ngày 18/01, UBCKNN ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC về việc bán cổ phiếu nhưng chưa công bố thông tin.

Toàn bộ các giao dịch bán cổ phiếu của Chủ tịch FLC trong phiên ngày 10/01/2022 sau đó đã bị huỷ bỏ do thực hiện không đúng trình tự theo quy định. Mặc dù giao dịch mới được xác lập, chưa hoàn tất thanh toán bù trừ, nhưng ông Trịnh Văn Quyết vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao nhất theo quy định, bao gồm phạt tiền 1.5 tỷ đồng và xử phạt bổ sung đình chỉ giao dịch trong thời hạn 5 tháng.

Vu ong Trinh Van Quyet ban co phieu: Ty phu Quyet da hoan tat nop phat 1,5 ty dong
Ông Trịnh Văn Quyết bán hơn 70 triệu cổ phiếu FLC nhưng không công bố thông tin khiến hàng nghìn nhà đầu tư chứng khoán bị thiệt hại. 

Theo thông tin từ FLC, ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch FLC đã nộp phạt 1.5 tỷ đồng, đồng thời phối hợp chấp hành các quyết định khác liên quan.

Xét về mặt cấu trúc sở hữu nói chung tại FLC, sự cố giao dịch nói trên đã được khắc phục, cơ cấu sở hữu tại doanh nghiệp sẽ không có nhiều biến động lớn. Trước ngày 10/01, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 215.4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30.34% vốn của FLC. Sau khi huỷ giao dịch, tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC không thay đổi, vẫn nắm giữ 30.34%. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực chứng khoán, bất động sản

"Các cấp, các ngành cần quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong lĩnh vực phát hành trái phiếu, chứng khoán, bất động sản", Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu.

Sáng 4/4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022, các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, đầu tư công năm 2022; tình hình kinh tế - xã hội tháng 3, quý I năm 2022 và những trọng tâm chỉ đạo trong thời gian tới; báo cáo cập nhật kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2021.

Nền kinh tế độc lập hết sức quan trọng