Vụ Ngân hàng SCB: Rủi ro lớn nhất là lây chéo trái phiếu

(Vietnamdaily) - Ông Nguyễn Quang Thuân - Chủ tịch FiinGroup cho rằng vấn đề nợ xấu trái phiếu bất động sản, các ngân hàng giờ mới “ngấm đòn”, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. 

Theo tài liệu tại Hội nghị Cấp cao Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VNIDA) năm 2023, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup đề cập đến 4 rủi ro chính đến kinh tế năm 2024 gồm kinh tế Mỹ và Trung Quốc chưa phục hồi lại mức cũ; thị trường bất động sản đóng băng dài hơn dự kiến; huy động vốn doanh nghiệp vẫn khó khăn và rủi ro đến từ địa chính trị, thực thi chính sách.
Về rủi ro liên quan thị trường bất động sản, Chủ tịch FiinGroup cho rằng đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao. Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.
Riêng với thị trường bất động sản, cầu lớn nhưng vấn đề là phía cung/pháp lý làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án và vấn đề khả thi cấp vốn vẫn là một thách thức lớn. Triển vọng năm 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và năm 2025 sẽ hạ cánh ra sao..
Bên cạnh đó, mặc dù tín dụng kinh doanh bất động sản đã tăng trưởng trở lại (tăng 21,86% cho 9 tháng 2023) nhưng quy mô còn quá nhỏ so với nhu cầu vốn khu vực này.
Ông Nguyễn Quang Thuân cũng cho rằng về vấn đề nợ xấu trái phiếu bất động sản, các ngân hàng giờ mới “ngấm đòn”, nhất là các ngân hàng nhóm dưới có bộ đệm vốn thấp. Thể hiện ở tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp ở mức rất cao (khoảng 14,6% tính trên tổng giá trị lưu hành) và tỷ lệ tạo lập nợ xấu đang tăng cao.
Vu Ngan hang SCB: Rui ro lon nhat la lay cheo trai phieu
 Ông Nguyễn Quang Thuân.
Về vấn đề huy động vốn cho đầu tư còn khó khăn, ông Thuân cho hay mặc dù lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng giảm thấp nhưng lãi suất huy động dài hạn (trên 12 tháng) vẫn chưa giảm. Lãi suất tín dụng giảm nhất nhẹ. Cung tiền M2 (bao gồm tiền gửi, giấy tờ có giá và tiền mặt lưu thông) đang có dấu hiệu phục hồi.
Ông cũng cho rằng Việt Nam hiện có dư địa để nới lỏng tài khóa và tiền tệ một cách chọn lọc. Cụ thể là tăng trưởng tín dụng dựa trên sự phân tách theo cấp độ rủi ro/ mức xếp hạng tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, kênh vốn trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn khó khăn. Tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu/ tái cơ cấu tăng cao (khoảng 15% trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành).
Thị trường kỳ vọng nhiều vào sửa đổi Thông tư 02 (tạo điều kiện cơ cấu lại tín dụng) và sửa đổi Nghị định 08 (giãn hoãn trái phiếu doanh nghiệp), tuy nhiên theo ông Thuân, tác động lây chéo sang tín dụng ngân hàng là rủi ro lớn hiện nay, nhất là các ngân hàng có bộ đệm vốn thấp hoặc bao phủ nợ xấu thấp.
Về triển vọng tăng trưởng kinh tế 2024, còn nhiều ẩn số bao gồm địa chính trị toàn cầu, xu hướng lãi suất quốc tế và xác suất suy thoái của các nền kinh tế là đối tác của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Rủi ro nội tại đối với nền kinh tế Việt Nam và ngành tài chính lớn nhất có lẽ là triển vọng thị trường bất động sản và lây chéo sang nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng. Yếu tố cần theo dõi là khi nào các chủ đầu tư giảm giá bất động sản và tháo gỡ pháp lý được triển khai trên diện rộng.

Toàn cảnh BCTC quý 4/2022: Lợi nhuận nhóm bất động sản giảm sâu 41%

(Vietnamdaily) - Với nhóm bất động sản nhà ở, lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp giảm sâu 41% so với cùng kỳ trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng sau một loạt các biện pháp kiểm soát tín dụng.

Theo thống kê FiinGroup, tính đến ngày 30/1, có 753/1.609 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết (chiếm gần 74% tổng giá trị vốn hóa trên HoSE, HNX và UPCoM) đã công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022, với tổng lợi nhuận sau thuế giảm 27%.

Lượng doanh nghiệp ghi nhận giảm về lợi nhuận chiếm tỷ lệ áp đảo khoảng 60%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 42% trong quý 3/2022. FiinGroup nhận định môi trường lãi suất cao đi kèm với việc cầu tiêu dùng trong và ngoài nước suy giảm đang là hai yếu tố chính kéo lùi tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết.

Ngân hàng 'ngấm đòn' nợ xấu trái phiếu bất động sản

(Vietnamdaily) - Triển vọng 2024 vẫn chưa rõ và phụ thuộc lớn vào việc tập trung tháo gỡ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp và nợ vay bất động sản vì cho giãn hoãn vào 2024 và 2025 sẽ hạ cánh ra sao.

Trong báo cáo "Định vị những động lực tăng trưởng và rủi ro cho triển vọng kinh tế Việt Nam 2024", FiinGroup cho biết đầu tư tư nhân của doanh nghiệp nội địa dự kiến vẫn khó khăn năm 2024 do triển vọng kinh tế chưa rõ hoặc chưa ở giai đoạn tăng trưởng cao

Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn là một thách thức lớn khi môi trường lãi suất tăng trở lại.

Sài Gòn Capital hút 3.000 tỷ đồng trái phiếu chưa đầy 2 tháng

(Vietnamdaily) - Trong vòng chưa đầy 2 tháng, Công ty cổ phần Sài Gòn Capital liên tiếp phát hành 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, lãi suất lên tới 12,5%/năm.
 

Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Sài Gòn Capital vừa phát hành một lô trái phiếu với tổng mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Lãi suất phát hành của lô trái phiếu là 12,5%/năm, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần.

Cụ thể, lô trái phiếu SGGCH2328003 có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 60 tháng (5 năm). Lô trái phiếu được phát hành ngày 8/11/2023, đáo hạn vào ngày 8/11/2028.

Thông tin về tài sản đảm bảo và kế hoạch sử dụng vốn huy động từ lô trái phiếu không được tổ chức phát hành công bố chi tiết.

Sài Gòn Capital hiện đang còn hai lô trái phiếu đang lưu hành với mã SGGCH2328001, SGGCH2328002, được phát hành lần lượt vào ngày 29/9/2023, 5/10/2023.

Các lô trái phiếu đều có mệnh giá phát hành là 100 triệu đồng/trái phiếu kỳ hạn 60 tháng, lãi suất phát hành là 12,5%/năm. Tổng giá trị theo mệnh giá phát hành 1.000 tỷ đồng/lô trái phiếu, kỳ hạn trả lãi là 6 tháng/lần.

Sai Gon Capital hut 3.000 ty dong trai phieu chua day 2 thang
 Doanh nghiệp BĐS huy động đến 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong thời gian ngắn.

Về Sài Gòn Capital, doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 12/8/2019, vốn điều lệ ban đầu 590 tỷ đồng; gồm ba cổ đông sáng lập là ông Huỳnh Thanh Hải sở hữu 98% vốn, ông Lâm Tuấn Vinh và ông Cao Phú Hữu cùng sở hữu 1% vốn.

Công ty khi đó hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán); trụ sở tại số 22 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM. Ông Huỳnh Thanh Hải là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.

Tháng 12/2020, Sài Gòn Capital thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ, kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Sau nhiều lần di dời trụ sở và thay đổi lãnh đạo, hiện ông Hoàng Văn Minh (sinh năm 1989, quê Nam Định) giữ chức vụ Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Công ty vẫn giữ vốn điều lệ vẫn giữ mức 590 tỷ đồng và chuyển trụ sở đặt tại số 279/5 đường Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Hiện lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp là bất động sản.

Dù doanh nghiệp đã hoạt động trên thị trường hơn 4 năm nhưng không có nhiều thông tin về những dự án bất động sản do Sài Gòn Capital đầu tư, phát triển.

Như vậy, từ ngày 29/9 đến ngày 8/11, Sài Gòn Capital phát hành 3 lô trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, lãi suất phát hành 12,5%/năm.