Các cung nữ của triều Thanh không sống sót sau khi bị đuổi khỏi cung

Hàng năm Tử Cấm Thành đều tuyển vào hàng trăm cung nữ. Trong số họ ít ai có được cuộc sống may mắn và hiếm người sống sót sau khi bị đuổi khỏi cung.

Đa số các cung nữ sau khi vào cung đều mong muốn mình được hoàng thượng để mắt tới, có cơ hội trở thành Phi Tần trong cung. Như vậy, cuộc sống của họ mới có cơ may thay đổi. Tuy nhiên, may mắn ấy không đến với tất cả. Hiếm hoi lắm mới có một cung nữ được nhà vua sủng ái. Còn lại đa phần cung nữ đều phải chăm chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác.

Cac cung nu cua trieu Thanh khong song sot sau khi bi duoi khoi cung

Cung nữ được tuyển vào cung khi mới 13 – 15 tuổi. Sau khi hầu hạ trong cung được khoảng 10 năm, đến năm 25 tuổi thì có thể xuất cung tự do kết hôn. Tuy nhiên, ít có ai ở bên ngoài cung điện lại kết hôn với những cung nữ này. Ngay cả những người vô gia cư cũng không thích gặp họ.

Cac cung nu cua trieu Thanh khong song sot sau khi bi duoi khoi cung-Hinh-2

Trong suốt thời gian hầu hạ trong cung, cung nữ phải kiêng quan hệ tình dục. Đồng thời họ phải làm những công việc thể chất mệt mỏi hàng ngày và phải chịu đựng sự hà khắc của cấp trên. Là những người thấp cổ bé họng nhất trong cung cấm, họ không có tiếng nói, lúc nào cũng phải sống trong sự lo sợ. Chỉ một sai sót nhỏ họ cũng có thể bị trách phạt, đòn roi hoặc thậm chí là bị mất mạng.

Cac cung nu cua trieu Thanh khong song sot sau khi bi duoi khoi cung-Hinh-3

Chính vì vậy mà họ có thể trạng yếu, thường xuyên ốm đau. Nếu ốm cũng không có ai chữa bệnh mà phải tự lo cho mình.

Suốt 10 năm bị chèn ép trong Tử Cấm Thành, nếu có ra khỏi cung thì người ngoài cũng khinh thường họ. Họ giống như người vô dụng, lấy về cũng không giúp ích được gì.

Cac cung nu cua trieu Thanh khong song sot sau khi bi duoi khoi cung-Hinh-4

Cung điện giống như một hang động ma thuật hút máu, trải qua những năm tháng tuổi trẻ, các cung nữ bị ruồng bỏ một cách tàn nhẫn. Về sau, đa số họ đều có số phận khốn khó, cả đời u mê, trở thành đống xương tàn trong xã hội phong kiến.

Chính vì vậy mà nhiều người sau khi đủ tuổi được ra khỏi cung nhưng vẫn xin ở lại để tiếp tục hầu hạ chủ nhân. Nếu họ còn ở trong cung nghĩa là vẫn còn có chút cơ hội đổi đời. Hoặc ít ra cũng còn có ích. Còn nếu đã bước chân ra khỏi Tử Cấm Thành thì họ không khác nào một người đã chết.

Người tịnh thân cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các thường dân muốn trở thành thái giám, vào cung hưởng bổng lộc thì trước hết phải trải qua quá trình tịnh thân. 

Vào thời vua Quang Tự (1871-1908) nhà Thanh, kinh thành Bắc Kinh đã xuất hiện nghề làm tịnh thân sư - là những người chuyên "phẫu thuật" cắt bỏ bộ phận sinh dục cho kẻ sắp trở thành thái giám. Trong đó nổi tiếng nhất là hai tịnh thân sư Ngũ Tất ở ngõ Hội Kế Ti, đường Nam Trường và Tiểu Đao Lưu ở ngõ Phương Chuyên, Địa An Môn Nội.

Mỗi năm có 4 quý, là 4 đợt họ gửi những đứa trẻ "thành phẩm" cho Tổng Quản Nội Vụ Phủ. Trách nhiệm của bọn họ là mỗi đợt sẽ cung cấp 40 tiểu thái giám đã được tịnh thân thành công, như vậy mỗi năm tổng cộng là một trăm sáu mươi thái giám nhỏ tuổi.

Phi tần dưới triều Thanh không được đón Tết cùng gia đình, họ đón năm mới thế nào?

Nếu không được về nhà ăn Tết, các phi tần sẽ phải làm gì trong dịp năm mới?

Vào thời Trung Hoa phong kiến ngày xưa, khi một nữ nhân đã bước vào hoàng cung thì chắc chắn phải ở lại hậu cung suốt đời. Tuy nhiên, quy định này cũng không phải là tuyệt đối. Các phi tần muốn trở về nhà mẹ đẻ thì trước hết phải có sự đồng ý của Hoàng đế, nhưng điều này hầu như là vô vọng, bởi những người không được sủng ái thì không có cơ hội "mặc cả" với Hoàng đế, còn những nàng sủng phi thì rất hiếm "xin xỏ" xuất cung.