Các chất tăng khả năng ung thư ẩn trong những món ăn

Phần lớn bệnh tật xuất hiện trong cơ thể con người đến từ chế độ ăn uống, ung thư cũng không nằm ngoài số đó. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể đã ăn rất nhiều chất gây ung thư "ẩn náu" trên bàn mà không hề hay biết.

Ung thư là một trong những căn bệnh quái ác phổ biến hiện nay, nó phần nhiều được gây ra bởi các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người, đặc biệt là chế độ ăn uống. Mỗi thứ không tốt cho sức khỏe mà chúng ta ăn vào đều là các nhân tố gây bệnh tiềm tàng.
Hãy tìm hiểu về các chất gây ung thư phổ biến xung quanh chúng ta mà có thể chính bạn vẫn còn chưa biết đến.
Chất gây ung thư loại I (đã được chứng minh có liên quan)
- Rượu: Gây ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư vú sau mãn kinh.
Một nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều rượu (uống nhiều hơn 3 lần/ngày) có nhiều khả năng bị ung thư đường tiêu hóa, đường hô hấp, ung thư phổi, ung thư vú nữ, khối u đại trực tràng và khối u ác tính so với những người không uống. Cũng có nghiên cứu cho thấy, ngoài các bệnh ung thư trên, uống rượu còn có ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tụy... 
- Thịt chế biến sẵn: Gây ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.
Thịt chế biến sẵn là gì? Theo giải thích của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thịt đã được hun khói, sấy khô trong không khí hoặc được tẩm ướp hương vị như thịt khô, giăm bông, thịt hộp, thịt xông khói... được gọi là thịt chế biến sẵn. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư ruột kết. Ăn 50g loại thức ăn này mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết lên đến 18%.
- Cá muối Trung Quốc: Gây ung thư vòm họng.
Cá muối Trung Quốc là loại thức ăn được làm từ cá được ướp với muối và trở nên đông rắn sau thời gian dài tạo ra hợp chất nitroso gây ung thư.
- Chất Aflatoxin có trong thực phẩm mốc: Gây ung thư gan, ung thư thận.
- Lượng muối cao: Gây ung thư dạ dày.
Cac chat tang kha nang ung thu an trong nhung mon an
 
- Hạt quả cau: Gây ung thư miệng.
Hiện nay, danh sách các chất gây ung thư loại I đã lên tới 118 loại thực phẩm. Ngoài các thực phẩm quen thuộc kể trên, còn có thuốc lá, chất benzen, asen, hydrocarbon (khói nấu ăn và khí thải xe hơi), bức xạ ion hóa, ô nhiễm không khí ngoài trời...
Chất gây ung thư loại 2A (có thể liên quan đến việc gây bệnh)
- Thịt đỏ: Có thể gây ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.
Thịt đỏ là thịt có màu đỏ ở trạng thái thô và sẫm màu khi nấu, chẳng hạn như thịt động vật có vú như bò, cừu, lợn được liệt kê là "gây ung thư" sau rượu và thuốc lá. Một số nghiên cứu đã xác định rằng ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và các bệnh khác. 
- Đồ ăn nóng trên 65 độ: Có thể gây ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản.
Tiêu thụ thường xuyên thực phẩm nóng trên 65 độ có khả năng gây ung thư thực quản. Do Niêm mạc thực quản bị tổn thương nhiều lần dưới nhiệt độ cao và kích thích lặp đi lặp lại lâu dài của niêm mạc thực quản rất dễ gây ung thư.
- Chất Nitrate và Nitrite: Có thể gây ung thư thực quản, ung thư gan.
Rau củ quả ngâm và các sản phẩm ngâm có chứa nhiều nitrite sẽ gây ung thư gan và ung thư thực quản.
Cac chat tang kha nang ung thu an trong nhung mon an-Hinh-2
 
Ngoài ra còn có một loạt các thực phẩm được làm bằng phương pháp nấu ăn như chiên, nướng. Đối với các chất gây ung thư loại I và loại 2A, bạn nên tránh chúng càng nhiều càng tốt. Đặc biệt là rượu, thuốc lá và trầu, những chất này gây hại cho cơ thể con người không chỉ gây ung thư.
Vậy chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh ung thư như thế nào?
1. Chủ yếu ăn chay, bổ sung thịt, cân bằng dinh dưỡng
Bệnh nhân ung thư cần một lượng lớn protein để thúc đẩy phục hồi sau phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và tổn thương niêm mạc mô. Nguyên tắc chung là ăn nhiều trái cây và rau quả, lượng thịt phù hợp.
Nhiều bệnh nhân ung thư đã lầm tưởng rằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ "nuôi" khối u, vì vậy họ tránh tất cả lượng thịt ăn vào, một số bệnh nhân tin vào những lời đồn đại và tránh ăn cá chép, gà và thịt cừu.
Cac chat tang kha nang ung thu an trong nhung mon an-Hinh-3
 
Tuy nhiên, nếu thiếu lượng protein chất lượng cao từ động vật, nó sẽ dẫn đến không đủ "nguyên liệu thô" để sửa chữa vết thương và khả năng miễn dịch sẽ tiếp tục suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Để bù đắp cho sự tiêu thụ của khối u trong cơ thể càng nhiều càng tốt, bệnh nhân cần bổ sung đủ protein. Bổ sung chính chủ yếu là calo cao và dễ tiêu hóa và hấp thụ protein, chẳng hạn như cá, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm đậu nành là lựa chọn rất tốt.
2. Bệnh tật xuất phát từ miệng, tránh đồ ăn vặt
Các chất gây ung thư phổ biến xung quanh bạn là thuốc lá và rượu, thực phẩm nướng, thực phẩm được bảo quản, thực phẩm chiên, thực phẩm nhiều chất béo có hàm lượng đường cao. Hãy tránh chúng ra.
3. Chú ý đến các phản ứng bất lợi của hệ tiêu hóa
Điều trị ung thư nói chung sẽ mang lại một loạt các phản ứng của hệ thống tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và nôn, táo bón và tiêu chảy... Nếu có bất kỳ phản ứng nào của hệ thống tiêu hóa, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị triệu chứng. 
4. Kiểm soát cảm xúc, tích cực và lạc quan
Bệnh nhân ung thư thường có một loạt cảm xúc tồi tệ, và một số thậm chí cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của một người.
Trước hết, bạn có thể chọn thực phẩm yêu thích vào các ngày trong tuần, bạn có thể liên lạc với gia đình và bạn bè, nói lên cảm xúc bên trong, bạn cũng có thể tham gia vào liên minh hỗ trợ ung thư có liên quan, chia sẻ sự cảm nhận của bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ với mọi người. Đồng thời bạn sắp xếp kế hoạch điều trị tốt nhất, bạn có thể loại bỏ sự lo lắng của mình kịp thời.

Lưng có những dấu hiệu này đi khám ung thư ngay kẻo muộn

Đau lưng hoặc mọc mụn ở lưng không chỉ là một cơn đau hay viêm nhiễm thông thường, mà nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm không thể ngờ như ung thư phổi, ung thư tử cung, rối loạn nội tiết...

Lung co nhung dau hieu nay di kham ung thu ngay keo muon
Ảnh minh họa: Internet. 
Ung thư phổi
Khi bệnh nhân bị ung thư phổi, khối u sẽ chèn ép vào các cấu trúc vùng thắt lưng, chúng còn làm kích thích các dây thần kinh đi qua ngực hoặc màng phổi. Bộ não sẽ tiếp nhận những kích thích đau này, tuy nhiên nó sẽ “tưởng nhầm” đây là một cơn đau bình thường vùng lưng. Ngoài ra, ung thư phổi còn có thể di căn tới xương sống gây ra đau lưng.
Ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa ác tính phổ biến. Vào giai đoạn đầu bênh hầu như không có biển hiện nào. Triệu chứng đau lưng thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh.
Khi đó, ung thư sẽ xâm lấn vào dây chằng tử cung-cùng hoặc lan rộng đến các đám rối dây thần kinh vùng chậu gây ra các cơn đau liên tục ngày càng nặng và tăng lên về đêm.
Ngoài ra, đau lưng còn là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa khác như sa tử cung, lệch tử cung, tử cung đổ sau. Những bệnh này còn có các triệu chứng là đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt, xuất hiện phần thịt lồi ở vùng cơ quan sinh dục, đau dưới thắt lưng, đau bụng dưới…
Lung co nhung dau hieu nay di kham ung thu ngay keo muon-Hinh-2
Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa ác tính phổ biến. Vào giai đoạn đầu bênh hầu như không có biển hiện nào. Triệu chứng đau lưng thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh. Ảnh minh họa: Internet. 
Bệnh về phổi
Khi gặp vấn đề về phổi, lưng sẽ là một bộ phận xuất hiện các hiện tượng bất thường đầu tiên. Trên lưng mọc mụn có thể là một triệu chứng của các bệnh về phổi. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể sẽ nóng lên và phát tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi và sản sinh ra mụn.
Viêm nang lông
Viêm nang lông là bệnh về da phổ biến do các nang lông bị viêm. Nó thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Lúc thời tiết nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh cơ thể không kịp thời, nang lông sẽ bị chặn và gây viêm.
Nhất là đối với tuổi vị thành niên, ở giai đoạn dậy thì, sự tiết hormone trong cơ thể là tương đối mạnh, dịch tiết ra nhiều cho nên khả năng mắc viêm nang lông lại càng cao.
Viêm nang lông biểu hiện với các vết mụn đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Những nốt mụn này không được tự tiện bóp, cậy bằng tay vì rất dễ gây ra nhiễm trùng, trở thành các vết loét gây khó chịu.
Lung co nhung dau hieu nay di kham ung thu ngay keo muon-Hinh-3
Khi gặp vấn đề về phổi, lưng sẽ là một bộ phận xuất hiện các hiện tượng bất thường đầu tiên. Trên lưng mọc mụn có thể là một triệu chứng của các bệnh về phổi. Khi bị bệnh về phổi, cơ thể sẽ nóng lên và phát tiết hơi nóng ra ngoài, đổ nhiều mồ hôi và sản sinh ra mụn. Ảnh minh họa: Internet. 

Viêm da dầu

Viêm da dầu là bệnh mãn tính về da. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể tác động đến các vùng khác như mặt, hai bên mũi, lông mày, tai, ngực và vùng liên bả vai, lưng.

Khi bị viêm da dầu, nó có thể gây ra các mảng vảy, da đỏ, cứng và có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh nếu không được chữa trị sẽ làm tổn thương sâu đến các nang lông.

Nguyên nhân viêm da dầu đến từ việc tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, hay do sử dụng không đúng cách các sản phẩm chăm sóc da. Để giảm bớt tình trạng, bạn nên chú ý cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để cải thiện chức năng tuyến bã nhờn.

Bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân. 

Ung thư tuyến tụy

Khi khối u tuyến tụy phát triển, nó có thể bám vào rễ thần kinh gây đau ở giữa lưng. Cơn đau có thể ổn định hoặc dai dẳng, có thể xuất hiện đầu tiên ở vùng bụng trên, thẳng lưng, và tồi tệ hơn khi bệnh nhân ăn uống. Tuy nhiên, đau lưng nhiều khi gây ra bởi những nguyên nhân khác nên có thể gây nhầm lẫn.

Nhồi máu cơ tim

Nếu bị đau toàn ở phần trên hoặc dưới lưng, hay toàn bộ vùng lưng mà không xác định rõ nguyên nhân, nguy cơ bạn bị đau tim rất cao. Triệu chứng phổ biến nhất trước mỗi cơn đau tim là đau ở ngực, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ.

Cơn đau lưng nghiêm trọng xảy ra đột ngột là một dấu hiệu cảnh báo bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn cũng không nên bỏ qua nếu bị đau lưng kèm theo đau hàm, buồn nôn, mệt mỏi quá, hoặc khó thở.

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến và cơ quan nằm ở khắp cơ thể. Nó tương tự như hệ thống thần kinh ở chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Rối loạn nội tiết xảy ra khi cơ thể chịu áp lực rất lớn, ở trạng thái hồi hộp, căng thẳng một thời gian dài, kết hợp với thói quen ăn uống không điều độ. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều mụn, đặc biệt mụn ở mặt và lưng.

Những dấu hiệu sớm phát hiện 5 bệnh ung thư nhiều người Việt mắc nhất

5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.

Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat
Ảnh minh họa: Internet 
Hầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên thời gian sống sót thường ngắn. Nếu được phát hiện sớm dấu hiệu ung thư sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư vú: Ở Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu các căn bệnh gây ung thư ở phụ nữ. Bệnh xuất hiện nhiều nhất từ 45-55 tuổi và đang ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Bạn có mẹ và chị em ruột bị ung thư vú; Bạn có bệnh mạn tính hay một số bất thường tại vú; Bạn bị béo phì hoặc hay ăn đồ ăn béo; Bạn không có con, không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc có con đầu lòng muộn sau 30 tuổi.
Phát hiện sớm ung thư vú: Tự khám vú của mình hàng tháng sau kỳ kinh, đứng trước gương, bạn quan sát hình dáng kích thước màu sắc, sau đó thứ tự sờ nắn từng bên, so sánh và tự chiêm nghiệm. Dùng tay phải khám vú trái, nách trái và ngược lại. Sờ trực tiếp vú bằng 4 ngón tay, lần lượt trên dưới trong ngoài. Bạn có thấy cục gì không? Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch màu, vàng lạ chảy không. Nếu thấy bất thường, đừng nghĩ vội là bị ung thư, hãy tới bác sĩ chuyên khoa hỏi ý kiến. Các bác sĩ sẽ khám, chụp vú và làm một số xét nghiệm cần thiết. Bị ung thư vú giai đoạn sớm, điều trị sớm giữ được vú mà vẫn bảo toàn cuộc sống lâu dài.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-2
 
Ung thư cổ tử cung: Hiệu quả điều trị 100% khi còn giai đoạn sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Vệ sinh phụ nữ kém. Đẻ nhiều. Nhiễm virut Herpes, Papilome.
Phát hiện sớm: Lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện mức độ thoái hóa tế bào. Biện pháp này là hữu hiệu nhất. Chỉ 5 phút bạn không phải khó chịu, hay đau đớn gì. Nếu có gì nghi ngờ bác sĩ sẽ khuyên bạn cách xét nghiệm tiếp và có biện pháp điều trị. Nên quệt cổ tử cung hàng năm sau 40 tuổi, vào ngày 12-14 sau hành kinh.
Ung thư đại tràng: Có thể phát hiện sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang. Có polip (bướu thịt lành) trong ruột. Có bệnh viêm đại tràng mãn lâu ngày. Có thói quen ăn ít xơ, nhiều mỡ đạm. Tuổi trên 45.
Phát hiện sớm: Cần tìm hồng cầu trong phân khi bạn trên 45 tuổi, mỗi năm 1 lần nếu có đau bụng, ỉa nhày mũi, táo lỏng thất thường, phải đến khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngại sẽ soi trực tràng, hay soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-3
 
 Ung thư dạ dày: Nước ta nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, hiệu quả phẫu thuật không cao nếu phát hiện muộn. Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ ra công nghệ phát hiện sớm và đã thành công với kết quả sống quá 5 năm tới trên 70%.