Ca tử vong vì COVID-19 ở Đông Nam Á cao kỷ lục: Lối thoát nào?

(Kiến Thức) - Trước tình trạng số ca mắc và tử vong tại Đông Nam Á vẫn ở mức cao kỷ lục, Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế cho rằng các quốc gia trong khu vực này cần thêm sự hỗ trợ trong việc đảm bảo có nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19.

Đông Nam Á cần thêm hỗ trợ để đảm bảo nguồn cung vắc xin
Reuters đưa tin, Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế (IFRC) cho rằng các nước Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn để đảm bảo có nguồn cung vắc xin ngừa COVID-19 trong bối cảnh khu vực này đang phải chật vật để ngăn chặn số ca mắc và tử vong cao kỷ lục do biến thể Delta.
Đông Nam Á đã thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, nhưng trong những tuần gần đây, khu vực này lại chứng kiến số ca tử vong cao nhất trên toàn cầu, khi số ca mắc tăng vọt khiến hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải và việc triển khai tiêm chủng chập chạp.
Ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A cao ky luc: Loi thoat nao?
 Đông Nam Á đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất, với số ca mắc và tử vong tăng nhanh. Ảnh: Reuters.
Ông Alexander Matheou, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của IFRC, cảnh báo: “Làn sóng COVID-19 này đang gây đau khổ cho nhiều gia đình ở Đông Nam Á và tình trạng này còn lâu mới kết thúc”.
IFRC nhấn mạnh rằng hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục.
Trong đó, Indonesia hiện có số ca tử vong hàng ngày cao nhất thế giới, trung bình 1.466 ca/ngày trong một tuần trở lại đây.
Malaysia hôm 18/8 báo cáo số ca mắc kỷ lục trong ngày là 22.242 trường hợp, trong khi Thái Lan ghi nhận 312 ca tử vong, con số kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp.
Theo Reuters, tại Indonesia và Philippines, hai quốc gia đông dân ở Đông Nam Á và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, chỉ có 10 đến 12% dân số đã được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầy đủ. Trong khi đó, các quốc gia như Canada, Tây Ban Nha và Anh đã tiêm phòng đầy đủ cho hơn 60% dân số, còn Mỹ là hơn 50%.
Chính vì vậy, ông Matheou cho rằng: “Trước mắt, chúng ta cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ các nước giàu để khẩn trương chia sẻ hàng triệu liều vắc xin dư thừa của họ tới các nước ở Đông Nam Á. Những tuần sắp tới là thời gian quan trọng cho việc mở rộng quy mô điều trị, xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở mọi nơi trong tất cả các nước Đông Nam Á. Tỷ lệ tiêm vắc xin cần phải đạt từ 70 đến 80%".
WHO kêu gọi nước giàu tạm dừng tiêm liều vắc xin bổ sung
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 18/8 đã lên án những nước giàu vội vàng tiêm mũi tăng cường vắc xin ngừa COVID-19 (mũi thứ 3) trong bối cảnh hàng trăm triệu người trên thế giới vẫn đang chờ để được tiêm mũi vắc xin đầu tiên.
CNN dẫn thống kê của WHO cho hay, các nước thu nhập cao đã tiêm được gần 100 liều vắc xin COVID-19 cho mỗi 100 dân, trong khi các nước thu nhập thấp chỉ có thể tiêm trung bình 1,5 liều cho mỗi 100 dân vì thiếu nguồn cung. Ngày 2/8, Mỹ cho biết, 70% người trưởng thành ở nước này đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19.
"Rõ ràng, điều quan trọng là phải có những mũi vắc xin đầu tiên và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trước khi liều tăng cường được cung cấp cho người đã tiêm hai mũi", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A cao ky luc: Loi thoat nao?-Hinh-2
Đông Nam Á tiếp tục tăng tốc chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 
Hồi đầu tháng, WHO cũng đã kêu gọi tạm dừng tiêm vắc xin COVID-19 mũi thứ 3 để giúp giảm bớt sự bất bình đẳng trong việc phân bổ liều lượng giữa các quốc gia giàu và nghèo, hướng tới việc tạo ra miễn dịch cộng đồng diện rộng trên toàn thế giới trước.
Cụ thể, vào ngày 4/8, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tạm ngừng triển khai việc tiêm liều tăng cường, ít nhất là đến cuối tháng 9/2021, nhằm đảm bảo rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có ít nhất 10% dân số được tiêm chủng ngừa COVID-19.
"Chúng ta cần tập trung vào những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, những người có nguy cơ mắc bệnh và tử vong vì căn bệnh này, để họ có thể có được liều vắc xin đầu tiên và thứ hai", Giám đốc phụ trách vấn đề miễn dịch, vắc xin và sinh học của WHO, bà Katherine O'Brien, nhấn mạnh.
Bất chấp khẳng định của WHO rằng mũi tiêm vắc xin tăng cường ngừa COVID-19 hiện tại là không cần thiết, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn quyết định sẽ thực hiện điều này.
Theo đó, Bỉ sẽ tiến hành tiêm mũi tăng cường vắc xin phòng COVID-19 cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch trong những tháng tới.
Ngày 18/8, Chính phủ Mỹ thông báo kế hoạch tiêm mũi vắc xin tăng cường đại trà cho toàn bộ người dân bắt đầu từ ngày 20/9, trong bối cảnh số ca mắc ở nước này gia tăng nhanh do biến thể Delta.
Israel cũng đã đẩy mạnh công tác tiêm chủng mũi vắc xin thứ 3 cho người dân nước này.
Ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A cao ky luc: Loi thoat nao?-Hinh-3
 

Ca tu vong vi COVID-19 o Dong Nam A cao ky luc: Loi thoat nao?-Hinh-4
 

Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)

Anh đối mặt làn sóng Covid-19 thứ 3, Nhật cảnh báo về biến thể mới

Giáo sư Đại học Cambridge (Anh) Ravi Gupta đã tư vấn cho chính phủ rằng có dấu hiệu cho thấy nước này đang ở trong giai đoạn đầu của làn sóng thứ ba nhiễm Covid-19. Còn tại Nhật Bản, người ta cảnh báo về biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.

Theo Giáo sư Ravi Gupta hiện tại số ca mắc mới tại Anh tương đối thấp, nhưng biến thể Ấn Độ đã thúc đẩy các ca nhiễm mới tăng trưởng theo cấp số nhân. Do đó ông đề xuất chính phủ Anh nên hoãn kế hoạch chấm dứt các hạn chế Covid vào ngày 21/6 này.
Bộ trưởng Môi trường cũng cho biết chính phủ không loại trừ khả năng trì hoãn đối với việc nới lỏng quy định theo kế hoạch. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Anh cảnh báo về tác động có hại cho nền kinh tế với bất kỳ sự thay đổi nào đối với đề xuất nới lỏng đã được thông qua.

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Giữa “bão” COVID-19, Ấn Độ lại hứng thêm thảm họa tồi tệ khác

(Kiến Thức) - Trong khi đang phải ứng phó với dịch COVID-19, Ấn Độ lại đối mặt với trận bão mạnh nhất trong hai thập kỷ qua.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac
 Theo Daily Mail, bão Tauktae đã đổ bộ vào miền Tây Ấn Độ trong bối cảnh nước này đang phải đối phó với dịch bệnh COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters/Daily Mail)

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-2
 Bang Gujarat là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề do bão Tauktae. Đến nay, ít nhất 12 người tại bang này đã thiệt mạng. 

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-3
Ngoài ra, gần 150.000 người đến từ 17 huyện của bang Gujarat đã phải sơ tán để đảm bảo an toàn. "Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công Gujarat trong ít nhất 20 năm qua", một quan chức Ấn Độ cho biết. 

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-4
 Tại Mumbai, nhà chức trách đã cho đóng cửa sân bay trong nhiều giờ hôm 17/5 và đề nghị người dân ở trong nhà.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-5
 Trước đó, 580 bệnh nhân COVID-19 đã được chuyển từ 3 bệnh viện dã chiến tại Mumbai tới "địa điểm an toàn hơn" hôm 16/5 trước khi cơn bão ập tới. 

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-6
Bão Tauktae đã khiến chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 bị gián đoạn tại nhiều khu vực của Ấn Độ. Nhà chức trách cũng lo ngại nguy cơ virus lây nhiễm trong các khu trú ẩn tránh bão.  

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-7
 Tại bang Goa, bão Tauktae cũng khiến 2 người tử vong do cây đổ và điện giật. Hơn 500 cây cối ngã đổ, 200 ngôi nhà bị phá hủy chỉ trong chiều tối 16/5. Mạng lưới điện tại bang Goa đã bị gián đoạn, nhiều tuyến đường chính bị tắc do sạt lở và ngập. 

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-8
Tại quận Uttara Kannada của bang Karnataka, 70 ngôi nhà bị phá hủy và nhiều tàu thuyền bị chìm do sóng lớn. Ảnh: Sóng lớn do bão Tauktae ở Mumbai, Ấn Độ, ngày 17/5. 

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-9
 Xe buýt mắc kẹt trên con đường ngập nước sau trận mưa lớn ở Mumbai ngày 17/5.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-10
 Một trung tâm tiêm chủng vắc xin bị hư hại vì gió lớn ở Mumbai.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-11
 Cây đổ vào ô tô trên đường phố Mumbai.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-12
 Người dân lội qua con đường ngập nước sau khi bão Tauktae đổ bộ Mumbai hôm 17/5.

Giua “bao” COVID-19, An Do lai hung them tham hoa toi te khac-Hinh-13
Cây đổ chắn ngang đường ở Mumbai ngày 17/5.