Cà phê giả tràn lan: Hiểm họa đe dọa sức khỏe người tiêu dùng

(Vietnamdaily) - Ngoài 10% cà phê hạt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cà phê giả đã trộn thêm rất nhiều phụ gia và tạp chất như: bắp, đậu nành, vỏ vụn cà phê… nướng cháy vào cùng cà phê.

Triệt phá hàng loạt đường dây sản xuất, tiêu thụ cà phê giả

Mới đây, Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ đối tượng Lương Đình Đệ (26 tuổi, trú thị xã Buôn Hồ) về hành vi sản xuất, buôn bán cà phê bột giả. Tại xưởng sản xuất của đối tượng, tổ công tác đã thu giữ 1.500 kg cà phê được làm chủ yếu từ đậu nành rang xay và nhiều chất phụ gia khác, còn hàm lượng caffeine chỉ 0,5%. Đối tượng bị bắt khi đang đi giao gần 1 tấn cà phê bột giả cho các quán cà phê trên địa bàn huyện Ea H'Leo, tỉnh Đắk Lắk.

Ca phe gia tran lan: Hiem hoa de doa suc khoe nguoi tieu dung
Nhiều phụ gia được các đối tượng sử dụng để sản xuất cà phê giả. Nguồn: CA 

Cũng mới đây, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố 2 bị can Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phát Hải ở tỉnh Bình Dương và vợ là Lê Thị Thanh Tâm - Giám đốc Chi nhánh công ty này cũng về tội sản xuất, buôn bán cà phê bột giả.

Sản phẩm cà phê của công ty này gồm 10% cà phê hạt và các chất phụ gia, 70% đậu nành, 20% vỏ vụn cà phê. Hàm lượng caffeine chỉ từ 0,39% đến 0,41% so với bao bì ghi là 1%.

Qua thống kê số liệu từ sổ sách thu giữ cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2024, Chi nhánh Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Phát Hải đã sản xuất và bán ra thị trường 7 loại cà phê bột không bảo đảm chất lượng về hàm lượng caffeine, tổng cộng 344 tấn, giá trị khoảng 20 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2022 đến nay, Công an tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, bắt giữ 12 vụ, 19 đối tượng sản xuất cà phê bột giả tương tự, thu giữ hơn 20 tấn cà phê bột giả của các đối tượng khi chưa kịp bán ra thị trường.

Làm thế nào để bảo vệ mình trước cà phê bẩn?

Để có những ly cà phê “thơm ngon” với giá từ 10.000 -15.000 đồng/ly hay những gói cà phê “nguyên chất” giá cả chỉ khoảng 60.000 đồng/kg được bày bán tràn lan trên thị trường hiện nay, ngoài 10% cà phê hạt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cà phê giả đã trộn thêm rất nhiều phụ gia và tạp chất như: bắp, đậu nành, vỏ vụn cà phê… nướng cháy vào cùng cà phê. Những loại nguyên liệu này vừa tạo nên độ thơm, ngậy sau khi rang, đồng thời cũng có vị đắng khiến người tiêu dùng lầm tưởng là cà phê.

Song theo nhận định của một số nhà sản xuất, dù được rang xay bằng bí quyết nào thì cà phê “thứ thiệt” đều phải có những đặc điểm sau: Nước pha có màu nâu cánh gián sậm (chứ không phải đen); Mùi thơm nhẹ; Nước pha có độ sánh vừa phải tùy theo độ đậm và khi khuấy mạnh sẽ hình thành một lớp bọt vừa phải. Lớp bọt cà phê này khi vỡ sẽ phóng thích hương thơm tạo ra mùi đặc trưng cho cà phê.

Ca phe gia tran lan: Hiem hoa de doa suc khoe nguoi tieu dung-Hinh-2
 Cà phê thật luôn có màu nâu rất đặc trưng. Nguồn: IT

Thạc sĩ Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm – Trường đại học công nghệ Sài Gòn đã từng phân tích cụ thể về tác hại của những nguyên liệu dùng trong công nghệ sản xuất cà phê dởm sau:

Đậu nành hay bắp rang khét: Thông thường thực phẩm cháy khét là nguy hiểm, đặc biệt là thực phẩm chứa chất béo khi bị rang nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra các hợp chất có khả năng gây ung thư. Trong đậu nành và bắp đều chứa một lượng lớn chất béo như vậy.

Chất tạo màu đen: Để tạo màu đen cho nước cà phê, ngoài việc rang bắp và đậu nành cho cháy đen, người ta còn sử dụng màu caramel. Theo quy định của Bộ Y Tế thì màu caramel được sử dụng trong cà phê không giới hạn liều lượng. Song đó là quy định cho phụ gia thực phẩm, còn màu caramel tại các cơ sở sản xuất cà phê giả chủ yếu được nấu từ mật rỉ đường, vốn không được sử dụng trực tiếp cho người mà làm thức ăn gia súc hay nuôi cấy vi sinh.

Chất tạo vị đắng: Khi sử dụng chất độn, độ đắng sẽ giảm xuống. Dù đậu nành hay bắp rang khét có vị đắng nhưng không đủ. Trước đây các cơ sở có thể sử dụng thuốc ký ninh (vị thuốc trị sốt rét có vị đắng), nhưng hiện nay người ta thường mua hẳn caffeine, vừa có vị đắng đúng của cà phê rất mạnh, vừa có caffeine để người uống vẫn có cảm giác bị kích thích giống như cà phê thật.

Chất tạo sánh: Hiện nay, người ta hay dùng CMC (Carboxy methyl cellulose) để tạo sánh cho cà phê, vì đây là phụ gia được dùng trong thực phẩm và công nghiệp. Tuy nhiên, nếu là CMC công nghiệp thì có thể nguy hại do mức độ tạp chất cao hơn.

Chất tạo ngọt: Hiện nay người ta chủ yếu sử dụng chất tạo ngọt tổng hợp, và không được sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn dùng Cyclamate (đường hóa học) là loại chất tạo ngọt bị cấm sử dụng do khả năng gây ung thư.

Chất tạo bọt: Nhiều cơ sở sử dụng những chất hoạt động bề mặt hoặc chất tẩy rửa để tạo bọt, thông thường là sodium lauryl sunfate hoặc sodium lauryl ether sunfate, các chất này đều dễ gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc.

Vì thế, theo kiến nghị của Thạc sĩ Trần Trọng Vũ, để bảo vệ sức khỏe người dân cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. Còn về phía người tiêu dùng, đừng quá đặt nặng vấn đề giá rẻ, hãy quan tâm đến sức khỏe của mình trước tiên, đừng để đến khi sự việc vỡ lở thì mới quay lại lo sợ. Chúng ta phải biết đòi hỏi được cung cấp thực phẩm an toàn và chấp nhận chi trả hợp lý cho nhu cầu sức khỏe của mình.

“Các “tín đồ” của cà phê nên đến cơ sở quen mua cà phê rang chưa xay và yêu cầu xay tại chỗ”, thạc sĩ Trần Trọng Vũ nói.

An Giang: Khởi tố người đàn ông chuyên sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả bán khắp miền Tây

(Vietnamdaily) -Từng có 2 tiền án về tội sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật giả, Vương Mạnh Giác (46 tuổi) khai nhận bắt đầu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả từ cuối 3/2022 mang bán ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và Tây Ninh.

Ngày 2/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Vương Mạnh Giác, 46 tuổi, thường trú tại phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ về hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật”.
An Giang: Khoi to nguoi dan ong chuyen san xuat thuoc bao ve thuc vat gia ban khap mien Tay
 Bị can Vương Mạnh Giác. Ảnh: CACC
Giác khai nhận bắt đầu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật giả từ cuối 3-2022 mang bán ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và Tây Ninh.
An Giang: Khoi to nguoi dan ong chuyen san xuat thuoc bao ve thuc vat gia ban khap mien Tay-Hinh-2
Số thuốc giả do Vương Mạnh Giác sản xuất bị bắt quả tang. Ảnh: CACC 
An Giang: Khoi to nguoi dan ong chuyen san xuat thuoc bao ve thuc vat gia ban khap mien Tay-Hinh-3
 
An Giang: Khoi to nguoi dan ong chuyen san xuat thuoc bao ve thuc vat gia ban khap mien Tay-Hinh-4
Số thuốc BVTV giả do Giác sản xuất 

Trưa 23-7, Công an TP Long Xuyên phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh tiến hành kiểm tra căn nhà số 30/37, thuộc tổ 35, khóm Đông Thạnh, phường Mỹ Thạnh thì bắt quả tang Giác vận chuyển hai thùng hàng lên xe ô tô. Bên trong thùng có chứa 80 chai thuốc BVTV hiệu Filia và 40 chai BVTV hiệu Amistar top.

Qua làm việc, Giác khai nhận số thuốc BVTV trên là thuốc giả do Giác sản xuất, chuẩn bị chuyển lên xe giao cho khách.
An Giang: Khoi to nguoi dan ong chuyen san xuat thuoc bao ve thuc vat gia ban khap mien Tay-Hinh-5
Lược lượng chức năng thu giữ tại nhà Giác thuê. 

Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Giác, lực lượng Công an phát hiện thu giữ: 1 xe ô tô; 3 điện thoại di động, 259 chai thuốc BVTV giả nhiều nhãn hiệu; 1.790 tem nhãn; hơn 1.000 vỏ, nắp chai cùng nhiều máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất thuốc BVTV giả.

Theo Công an thành phố Long Xuyên, Giác là đối tượng từng có 2 tiền án về các tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật” và “Sản xuất hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật”.

Tội phạm làm giả thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng vì lợi nhuận quá lớn

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận của ngành dược rất lớn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến loại tội phạm làm giả các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ngày càng gia tăng.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý Thị trường chia sẻ như vậy trong hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp". Hội thảo vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống Hàng giả Việt Nam tổ chức. 

Toi pham lam gia thuoc va thuc pham chuc nang ngay cang gia tang vi loi nhuan qua lon
Một số hình ảnh sản phẩm thuốc và dược phẩm bị làm giả được đưa ra trong hội thảo 

Cận Tết, hàng giả hàng nhái tràn lan thị trường

Càng gần đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng cao. Đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái được đưa ra thị trường nhiều hơn.

Tết cận kề, hàng giả, hàng nhái lại nóng