BSR được điều chỉnh đầu tư dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất

(Vietnamdaily) - Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 31.235 tỷ đồng, tương đương 1,257 tỷ USD. Trong đó vốn vay 60% (18.741 tỷ đồng(, còn vốn chủ sở hữu là 40% (12.494 tỷ đồng). 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR).
Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 2579/TTg-KTN ngày 16/12/2014, được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 9016/QĐ-DKVN ngày 22/12/2014; được Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 0551553522 ngày 21/6/2016.
BSR duoc dieu chinh dau tu du an nang cap mo rong nha may loc dau Dung Quat
 Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất..
Theo đó, nhà đầu tư của dự án là CTCP Lọc Hoá dầu Bình Sơn. Mục tiêu đầu tư là nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện hữu để nâng công suất chế biến của nhà máy từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày; nâng cao độ linh động lựa chọn dầu thô, đảm bảo nguồn dầu thô cung cấp lâu dài và có hiệu quả cho Nhà máy; nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất...
Về quy mô đầu tư, bổ sung và nâng cấp các phân xưởng công nghệ, phụ trợ, ngoại vi để đáp ứng công suất nhà máy 171.000 thùng/ngày. 
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 31.235 tỷ đồng, tương đương 1,257 tỷ USD. Trong đó vốn vay 60% (18.741 tỷ đồng(, còn vốn chủ sở hữu là 40% (12.494 tỷ đồng). 
Vốn cần phải cân đối nguồn là 27.299 tỷ đồng (được tính từ sơ bộ tổng mức đầu tư trừ thuế VAT được hoàn và chi phí đã thực hiện), gồm vốn chủ sở hữu 10.920 tỷ đồng và vốn vay 16.379 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện cũng được điều chỉnh, trong đó dự án triển khai hợp đồng EPC dự kiến 37 tháng, nhà máy đưa vào vận hành quý 1/2028.

BSR lên kế hoạch 2023 lãi ròng lao dốc 89%

(Vietnamdaily) - BSR đặt kế hoạch 2023 dựa trên giả định giá dầu Brent là 70 USD/thùng, và tỷ giá USD/VND là 23.500 đồng.

CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 với doanh thu 95.545 tỷ đồng, giảm mạnh 43% so năm 2022. Lợi nhuận sau thuế 1.628 tỷ đồng, lao dốc 89% so thực hiện năm trước.

Theo BSR, công ty đặt kế hoạch này dựa trên giả định giá dầu Brent là 70 USD/thùng, và tỷ giá USD/VND là 23.500 đồng.

Chứng khoán ngày 5/5: IDC khả quan trong khi DWG hạ xuống trung lập

(Vietnamdaily) - Một số mã chứng khoán được các công ty chứng khoán khuyến nghị trước phiên giao dịch ngày 5/5.

TCD: Mảng đá xây dựng giúp cải thiện biên lãi gộp, khuyến nghị nắm giữ

Chứng khoán Yuanta: CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, TCD) ghi nhận doanh thu thuần Q4/2022 đạt 1,043 tỷ đồng (+3.2% YoY và +53% QoQ) và ghi nhận lỗ ròng 83 tỷ đồng trong kỳ. Lũy kế cả năm 2022, TCD ghi nhận doanh thu thuần đạt 2,994 tỷ đồng (-5.4% YoY) và lãi ròng đạt 300 tỷ đồng (-4.8% YoY). 

BSR báo lãi ròng quý 1 giảm 30%, dự phòng tồn kho vọt lên 558 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ BSR trong quý 1/2023 giảm mạnh tới 30% về còn 1,6 nghìn tỷ đồng.

CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu đạt 34 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm mạnh tới 30% về còn 1,6 nghìn tỷ đồng.

Doanh thu của BSR giảm chủ yếu do giá dầu Brent giảm 15%, vượt trội hơn mức tăng sản lượng 7% so cùng kỳ. Còn lãi ròng giảm đáng kể là do chênh lệch giá xăng của BSR giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời xu hướng giảm của giá dầu Brent trong quý 1/2023 thay vì xu hướng tăng trong quý 1/2022. Ngoài ra, chi phí dự phòng hàng tồn kho tăng mạnh.