BS Trương Hữu Khanh chỉ việc cha mẹ cần làm khi con thành F0

Khi cả nhà là F0, khó tránh khỏi tình huống con nhỏ cũng bị nhiễm bệnh. Theo BS Trương Hữu Khanh, nếu gặp trường hợp này, phụ huynh cần hết sức bình tĩnh.

Bình tĩnh nếu con trở thành F0

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) chia sẻ rằng có thể bạn nghe đâu đó có 1-2 ca mắc COVID-19 nặng. Thực tế, điều này hiếm gặp và thường xảy ra với trẻ lớn, có tình trạng béo phì hoặc đôi khi ở những trẻ có bệnh lý nặng như bệnh thận nặng, bệnh tim bẩm sinh. Nếu trong gia đình có trẻ bị tình trạng như vậy, bạn cần theo dõi trẻ như với trường hợp người có bệnh nên. Người lớn nên bình tĩnh vì ngay cả với những trẻ này, tình huống chuyển nặng cũng rất thấp. Nếu con bạn là một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường thì không có gì phải lo. Hầu hết các trẻ nhỏ là F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường.

BS Truong Huu Khanh chi viec cha me can lam khi con thanh F0
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM).

Theo BS Khanh, nếu chưa rõ con bạn có bị bệnh hay không, không nên vội vã sợ hãi mà giao con cho ông bà nội ngoại. Ông bà là người lớn tuổi - đây mới là nhóm người có nguy cơ trở nặng khi nhiễm bệnh.

BS cũng cho biết thêm, trẻ sơ sinh càng không phải lo lắng vì nhóm trẻ rất nhỏ này càng an toàn trước COVID-19. Nhiều bé sinh ra ngay giữa bệnh viện điều trị COVID-19, bởi một người mẹ F0 và bé vẫn âm tính dù được mẹ trực tiếp chăm sóc. Khi cho con bú, mẹ đeo khẩu trang, rửa tay, vệ sinh cơ thể đúng cách là được. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyên không nên tách rời mẹ và con.

Do đó, BS Khanh nhấn mạnh việc đầu tiên cần nhớ là giữ bình tĩnh. Sự lo âu của người lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Trẻ nhỏ thường khỏe lại trước người lớn và một số trẻ lớn có thể giúp đỡ chăm sóc cho những F0 là người lớn nhưng sức khỏe còn yếu, mệt mỏi.

Ngoài ra, BS cũng chia sẻ rằng không có chuyện âm tính rồi sẽ tái nhiễm vì chăm sóc các thành viên trong nhà chưa âm tính. Nguyên nhân là do các F0 đã khỏi bệnh sẽ có kháng thể rất cao, nhất là trường hợp mới khỏi bệnh.

Bên cạnh đó, chuyện F0 nhẹ chuyển nặng hay dương tính kéo dài vì nhiễm thêm virus từ người bệnh nặng hơn là không thể xảy ra. Người đã nhiễm bệnh rồi thì không nhiễm thêm nữa.

Nếu trẻ ở nhà bị nhiễm COVID-19 thì cần làm gì?

BS Khanh chia sẻ, nếu con bị sốt, cha mẹ cần cho uống thuốc hạ sốt; bị ho thì uống thuốc ho như thường. Bé đang bị bệnh gì và điều trị một loại thuốc nào đó thì vẫn có thể uống thuốc bình thường, không cần ngừng thuốc.

Đặc biệt, trẻ hay bị tiêu chảy khi mắc COVID-19 nên cần chuẩn bị thuốc sẵn ở nhà.

Cha mẹ cần xác định bé có nguy cơ trở nặng hay không, chẳng hạn như trước đây trẻ thường hay bị bệnh, đặc biệt bị chậm phát triển mà cứ bị viêm phổi hoài thì khi nhiễm COVID-19 rất dễ bị nặng. Những trẻ bị thừa cân, dưới 10 tuổi hoặc 11-12 tuổi mà nặng từ 70-80kg thì cũng là những đối tượng nguy cơ cao. Lưu ý, ngay cả những trẻ hay bị về phổi cũng chưa chắc sẽ là nguy cơ, ngoại trừ lên cơn hen suyễn kinh niên. Nếu lâu lâu suyễn nhẹ thì cũng không phải vấn đề mà cha mẹ cần quá lo lắng. Bệnh này không khiến COVID-19 nặng thêm. BS khuyến cáo trong nhà cần có sẵn thuốc đang dùng trị hen suyễn cho trẻ là được.

Nếu trẻ điều trị tại nhà, nên dạy bé mang khẩu trang, cho ăn riêng, ngủ riêng, sinh hoạt riêng... Cha mẹ nên chú ý, không cần thiết để trẻ ngủ nóng mà cứ mở máy lạnh cho trẻ ngủ bình thường. Chỉ khi có một giấc ngủ sâu, người ốm mới hết bệnh. Đừng lầm tưởng là nhất định phải giữ ấm. Giữ ấm phù hợp đối với xứ lạnh còn thời tiết ở Việt Nam thì không cần thiết.

Nếu thấy trẻ thở nhanh, thở rút lõm (tức là thay vì lồng ngực nâng lên thì lúc này bị lõm xuống), cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến viện.

BS Khanh đưa ra một vấn đề mà phụ huynh cần chú ý. Nếu trẻ sốt trên 72 giờ, sốt cao khó hạ thì nên lưu ý vì có thể đó không phải là dấu hiệu của COVID-19 mà là sốt xuất huyết.

Vì sao TP HCM có thể cân nhắc phương án điều trị F0 tại nhà?

Theo các chuyên gia, cách ly F0 không xuất hiện dấu hiệu bệnh và triệu chứng nhẹ là tất yếu trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, gây quá tải hệ thống điều trị.
 

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng 6/7, trong làn sóng dịch lần thứ 4, TP.HCM có tổng cộng 6.905 bệnh nhân Covid-19 - địa phương có số lượng ca mắc mới cao nhất cả nước.

Đặc biệt, dịch diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều chùm ca bệnh bùng phát cùng lúc trong cộng đồng dân cư.

Hàng loạt tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ cũng đang đối mặt nguy cơ dịch lan rộng. Các địa phương đang gấp rút xây dựng hệ thống y tế để cách ly F1, điều trị F0 song song truy vết, xét nghiệm để dập dịch.

Trong tình thế số lượng ca nhiễm, F1 ngày càng tăng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn thí điểm cách ly F1 tại nhà. Biện pháp cách ly, theo dõi, điều trị F0 không triệu chứng, biểu hiện nhẹ tại nhà cũng được các chuyên gia đặt ra.

Hệ thống y tế cần tập trung cho F0 triệu chứng nặng

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội), là một trong những chuyên gia đầu tiên tại Việt Nam nêu ý kiến về vấn đề này.

Chuyên gia này cho biết theo các thống kê hiện tại của Việt Nam, khoảng 84% người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Tất cả đều được chuyển đến bệnh viện để cách ly dù họ hầu như không cần chăm sóc y tế. Điều này tạo áp lực khá lớn cho nhân viên y tế cũng như hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực cho bệnh viện dã chiến, khu điều trị.

Vi sao TP HCM co the can nhac phuong an dieu tri F0 tai nha?
Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 1, nơi được Sở Y tế TP.HCM thành lập để tiếp nhận, cách ly 1.000 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ. Ảnh: Duy Hiệu. 

Sáng 12/9: Có hơn 6.200 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị

Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 601.349 ca mắc COVID-19, khoảng 60% bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.200 bệnh nhân nặng; TP HCM đã triển khai gần 550 trạm y tế lưu động; Bình Dương vượt mốc 150.000 ca F0.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 601.349 ca mắc COVID-19, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.113 ca nhiễm).