“Bội tín” thương vụ CR-V, Honda Việt Nam phải chịu trách nhiệm liên đới

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Hòe, trong vụ việc hủy cọc với khách hàng mua Honda CR-V đại hạ giá, đại lý Honda phải bồi thường cho khách còn Honda Việt Nam chịu trách nhiệm liên đới.

Thời gian vừa qua, nhiều đại lý của Honda Việt Nam ở Hà Nội bị khách hàng tố “bội tín” trong việc bán xe Honda CR-V giảm giá sốc đến 200 triệu đồng/xe (chỉ từ 730 triệu đồng cho bản CR-V 2.0L và hơn 830 triệu đồng cho bản CR-V 2.4L).
Cụ thể, sau khi tiến hành ký hợp đồng, đặt cọc mua Honda CR-V đại hạ giá, bất ngờ vài ngày sau khách mua xe được đại lý thông báo hết hàng, hoặc hết phiên bản 2.0 hoặc đề nghị nâng lên bản 2.4 TG (bản cao nhất) và yêu cầu lấy lại tiền đặt cọc.
Nhiều khách hàng vì muốn nhanh chóng sở hữu Honda CR-V đã phải vay "nóng" ngân hàng, vì thế việc "bội tín" của các đại lý Honda khiến họ hụt hẫng và bức xúc.
"... Để nhanh chóng mua được xe CR-V giảm giá, tôi đã phải bán chiếc Vios cũ với giá 400 triệu đồng, vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng để nhanh chân đăng ký mua xe. Ấy vậy mà phía Honda Long Biên lại lật kèo. Đến giờ xe không có nhưng hàng tháng tôi vẫn phải trả 7% tiền lãi ngân hàng, vậy ai trả cho tôi", anh Nguyễn Hoài Nam (33 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) từng phản ánh.
Trong khi đó, trả lời Kiến Thức về sự cố "vỡ trận" CR-V đại hạ giá cũng như trách nhiệm các bên trong thương vụ này, Honda Việt Nam cho rằng, đã khuyến cáo các đại lý chỉ nên nhận đơn hàng dựa theo số lượng xe đã được Honda Việt Nam phân bổ nhưng do nhu cầu quá lớn, các đại lý tiếp tục nhận đơn đặt hàng mới của khách hàng dẫn đến tình trạng trên.
Như vậy, việc ký hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý là thỏa thuận hai bên và là hợp đồng dân sự nên quyền lợi, trách nhiệm do hai bên thỏa thuận, thực hiện. Honda Việt Nam sẽ không có trách nhiệm gì khi hợp đồng bị hủy mà trách nhiệm thuộc về các đại lý của Honda Việt Nam.
Đại lý Honda phải bồi thường cho khách hàng trong vụ việc đồng loạt hủy cọc với khách hàng mua Honda CR-V đại hạ giá.
Đại lý Honda phải bồi thường cho khách hàng trong vụ việc đồng loạt hủy cọc với khách hàng mua Honda CR-V đại hạ giá. 
Câu trả lời này khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Họ cho rằng, Honda Việt Nam công bố thông tin khuyến mãi mập mờ và khi xảy ra sự cố thì phủi trách nhiệm, đùn đẩy cho đại lý.
Để làm rõ hơn trách nhiệm của các bên trong thương vụ Honda CR-V đại hạ giá, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Quốc Hòe - Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội).
Theo Luật sư Hòe, Honda luôn là một trong những dòng xe được người tiêu dùng Việt lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, việc các đại lý Honda Việt Nam đồng loạt "bội tín" với khách hàng khi đặt cọc mua Honda CR-V vừa qua đã thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cả đại lý và hãng Honda trong những giao dịch mua bán này.
"Sự việc này hoàn toàn có thể làm mất uy tín của một thương hiệu xe vốn đang được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam hiện nay", ông Hòe nói.
“Phía phải chịu trách nhiệm trực tiếp chính là các đại lý Honda Việt Nam tại Hà Nội vì là bên trực tiếp ký hợp đồng đối với khách hàng. Ngoài ra, phía hãng xe Honda cũng phải liên đới chịu một phần trách nhiệm vì chưa có sự liên kết chặt chẽ, cũng như việc quản lý đảm bảo chất lượng bán hàng và dịch vụ của đại lý”, Luật sư Trương Quốc Hòe cho biết.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật về việc đặt cọc, trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nhưng bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối chiếu với quy định của pháp luật, do bên đại lý Honda đã tự ý hủy hợp đồng khi không có xe để giao cho khách hàng thì ngoài việc phải hoàn trả lại tiền đặt cọc, đại lý Honda còn phải bồi thường với một khoản tiền tương đương giá trị đã đặt cọc.
Mặt khác, trong vụ việc “Honda bội tín”, người phải chịu ảnh hưởng trực tiếp là những khách hàng đã ký hợp đồng mua xe, không chỉ chịu bức xúc khi bị hủy hợp đồng mua bán, mà theo như một số thông tin nhiều khách hàng vì muốn nhanh chóng sở hữu được Honda CR-V nên đã vay ngân hàng, việc bị hủy hợp đồng đã khiến khách hàng gặp thiệt hại khi vẫn phải là người chịu trách nhiệm trong việc trả tiền lãi cho ngân hàng.
“Phía khách hàng có thể yêu cầu bồi thường khoản tiền cọc như đã nói ở trên. Tuy nhiên, việc bồi thường khoản tiền đặt cọc cho khách hàng vẫn chưa thể giải quyết được phần nào thiệt hại vì nhiều khách hàng vẫn phải chịu khoản tiền lãi khi vay tiền của ngân hàng để mua xe”, Luật sư Trương Quốc Hòe nói.
Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, theo Luật sư Trương Quốc Hòe, phía khách hàng có thể yêu cầu buộc phía Honda phải thực hiện đúng theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và phải chịu chi phí phát sinh theo quy định tại Điều 297 Luật Thương mại.

10 mẫu nhà ống cổ điển tuyệt đẹp dành cho nhà chật

(Kiến Thức) - Nhà ống cổ điển là sự lựa chọn hoàn hảo khi gia chủ muốn không gian kiến trúc sang trọng, đẳng cấp nhưng diện tích xây dựng hạn chế.

10 mau nha ong co dien tuyet dep danh cho nha chat
Nhà ống cổ điển 4 tầng sử dụng gam màu trắng chủ đạo kết hợp mái thái ngói đỏ hình chữ A làm bừng sáng ngoại thất sang trọng và quyền quý. Ảnh: Kientrucdonga. 

Nhiều đại lý Honda bị “tố” bội tín trong thương vụ CR-V “đại hạ giá“

(Kiến Thức) - Không chỉ Honda Long Biên, nhiều đại lý Honda khác cũng xảy ra tình trạng bị khách hàng tố "bội tín", không giao xe Honda CR-V đại hạ giá cho khách. 

Hơn 2 tuần qua, thông tin dòng SUV Honda CR-V đại hạ giá xuống mức thấp kỷ lục, chỉ từ 730 triệu đồng cho bản 2.0L và hơn 830 triệu đồng cho bản 2.4L gây xôn xao thị trường.
Đợt giảm giá mạnh nhất từ trước đến nay đối với dòng Honda CR-V lập tức thu hút lượng lớn khách hàng đến đại lý Honda tìm hiểu và đặt mua xe.

Bị khách tố “bội tín” thương vụ CR-V, Honda Việt Nam “phủi” trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Honda Việt Nam vừa trả lời Kiến Thức về việc các đại lý đồng loạt hủy cọc khách đặt mua xe Honda CR-V, khiến nhiều khách hàng vô cùng bức xúc

Như Kiến Thức đã đưa tin, khoảng 3 tuần nay, nhiều đại lý của Honda Việt Nam ở Hà Nội bị khách hàng tố “bội tín” trong việc bán xe Honda CR-V giảm giá sốc đến 200 triệu đồng/xe (chỉ từ 730 triệu đồng cho bản CR-V 2.0L và hơn 830 triệu đồng cho bản CR-V 2.4L).

Cụ thể, sau khi tiến hành ký hợp đồng, đặt cọc mua Honda CR-V, bất ngờ vài ngày sau khách mua xe được đại lý thông báo hết hàng, hoặc hết phiên bản 2.0 hoặc đề nghị nâng lên bản 2.4 TG (bản cao nhất) khiến khách hàng hụt hẫng và vô cùng bức xúc.

Thậm chí có khách hàng vì muốn nhanh chóng sở hữu được Honda CR-V các phiên bản trên phải vay ngân hàng, trong khi đó hợp đồng mua bán xe bị hủy nhưng lãi ngân hàng khách vẫn phải trả.

Qua hàng loạt sự cố không mua được Honda CR-V thời gian qua, nhiều khách hàng bức xúc đặt câu hỏi: Đây có phải là chiêu trò lôi kéo khách hàng cho phiên bản xe mới của Honda? Các đại lý Honda như Honda Long Biên chịu trách nhiệm đến đâu về những thiệt hại của khách hàng khi ký hợp đồng mua xe CR-V 2.4 nhưng không được giao xe? Vì sao không có bất cứ khuyến cáo nào từ Honda Việt Nam trong thương vụ Honda CR-V đại hạ giá này?

Để làm rõ thông tin, Kiến Thức đã liên hệ với Honda Việt Nam tìm hiểu vụ việc.

Bi khach to “boi tin” thuong vu CR-V, Honda Viet Nam "phui" trach nhiem
Mức giá thấp không tưởng của Honda CR-V khiến hàng nghìn khách đổ xô đi mua.

Trả lời các câu hỏi trên của Kiến Thức, Honda Việt Nam cho hay, từ ngày 1/9/2017, Honda Việt Nam có triển khai chương trình khuyến mại: “Mua CR-V, tặng ngay SH” áp dụng với Honda CR-V 2.4 (phiên bản thường), bên cạnh đó Honda Việt Nam thực hiện chương trình bán CR-V nội bộ với số lượng nhất định và ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết.

Đến hết ngày 6/9/2017, Honda Việt Nam đã kết thúc việc nhận các đơn hàng mới do đã nhận đủ chỉ tiêu theo kế hoạch. Thông tin này đã được Honda Việt Nam gửi tới các đại lý để thông báo đến khách hàng.

Về việc các đại lý đồng loạt hủy cọc khách hàng mua CR-V, theo giải thích của Honda Việt Nam, khi lượng xe hết, đại lý ôtô mới chạy đôn chạy đáo để lo nguồn xe, nhiều trường hợp chấp nhận mua lại lần 2, lần 3 với giá cao (tất nhiên là vẫn thấp hơn giá ký với khách hàng) nhưng không đủ. Chính vì thế, đại lý ôtô mới đồng loạt hủy cọc.

Honda Việt Nam khẳng định: “Phạm vi chương trình bán hàng nội bộ lần này là dành cho khách hàng thân thiết với số lượng nhất định. Honda Việt Nam đã khuyến cáo các đại lý của mình chỉ nên nhận đơn hàng dựa theo số lượng xe đã được Honda Việt Nam phân bổ để tránh gây ra hiểu lầm đáng tiếc.

Tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn, các đại lý tiếp tục nhận đơn đặt hàng mới của khách hàng dẫn đến tình trạng một số khách hàng đã đặt cọc nhưng không được đáp ứng nhu cầu".

Như vậy, với câu trả lời của Honda Việt Nam, có thể hiểu, việc ký hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý là thỏa thuận hai bên và là hợp đồng dân sự nên quyền lợi, trách nhiệm do hai bên thỏa thuận, thực hiện. Honda Việt Nam sẽ không có trách nhiệm gì khi hợp đồng bị hủy mà trách nhiệm thuộc về các đại lý của Honda Việt Nam.

Câu trả lời này khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Họ cho rằng, Honda Việt Nam công bố thông tin khuyến mãi mập mờ và khi xảy ra sự cố thì phủi trách nhiệm, đùn đẩy cho đại lý. "Honda Việt Nam mất hình ảnh quá, tất nhiên là có nhiều người mua được CR-V với giá 730 triệu đồng nhưng hết hàng thì bảo hết hàng. Việc Honda cũng như các đại lý Honda ém thông tin khiến khách hàng có tâm lý cho rằng bị lừa đảo, điều này sẽ khiến Honda rất khó trụ vững trong thời buổi hiện nay vì còn liên quan đến bảo hành và dịch vụ sau bán hàng", một khách hàng phản hồi. 

"Báo giá thấp để lôi kéo khách tới cửa hàng, đặt cọc xong rồi báo lại hết hàng, thả nổi cho đại lý và nhân viên mặc sức tranh giành khách... Đây có được gọi là lừa đảo không nhỉ? Đừng mắng đứa con hư mà phải mắng cha mẹ không dạy con. Honda ơi là Honda", độc giả Trần Mạnh Hùng bức xúc.

"Một thương hiệu lớn như thế thì phải thống nhất được cách làm việc với từng đại lý để không bị tổn thất uy tín. Không thể nói Honda Việt Nam không liên quan đến sự việc này được, khi không chỉ một mà là hàng loạt đại lý của Honda bị tố bội tín", anh Lê Thịnh ở Vĩnh Tuy (Hà Nội) nhận xét. 

"Nếu đây là chiêu trò thì các đại lý Honda cũng như Honda Việt Nam đã tự hạ thấp thương hiệu của mình. Cái mất nhiều hơn cái lợi sản lượng xe bán được trước mắt", bạn đọc tên Hoàng nhấn mạnh. 

Bản chất cuộc đại hạ giá của Honda CR-V tại Việt Nam?
Trái ngược tốc độ bán hàng nhanh của năm 2016, CR-V trong 2017 bán khá chậm do tâm lý khách hàng chờ đợi hai yếu tố: giá xe 2018 sẽ giảm do thuế nhập khẩu ASEAN về 0% và CR-V mới bản 7 chỗ sắp ra mắt tại Việt Nam. Cả năm 2016 có 5.101 xe tới tay khách hàng, hết 7 tháng 2017 mới chỉ là 1.771 xe, gần 35%.
Trước áp lực sắp hết 2017, để mở đường cho phiên bản mới, Honda buộc phải xả hàng tồn (clear stock) bằng những chương trình khuyến mãi sâu, vì trước đó CR-V đang đắt hơn 200 triệu so với đối thủ CX-5 có giá chỉ từ 800 triệu. Hãng này lý giải chọn thời điểm tháng 9 để xả hàng tồn chứ không đợi tới cuối năm vì doanh số của Honda nhỏ so với các đối thủ Toyota, Trường Hải, cần "chạy trước, nếu đợi tới cuối năm các ông lớn cũng bung giá thì Honda sẽ không được chú ý như bây giờ".
Được biết, trong khoảng 6 ngày đầu tháng 9 chạy chương trình, Honda đã giải quyết xong lô hàng tồn kho, trong đó chủ yếu là bản 2.4 TG, còn lại số ít là 2.0 và 2.4 tiêu chuẩn. Đại lý Honda không còn nhận đơn đặt hàng của khách cho hai bản thấp, với bản cao 2.4 TG nhận cọc nhưng ở trạng thái chờ, nếu có xe sẽ báo, nếu không trả lại cọc. Mức giá sáng 7/9 quay lại thời điểm như tháng 8, tức bản 2.4 TG giá 1,028 tỷ.
Theo Tầm nhìn