Ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi giá bất động sản

(Vietnamdaily) - Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản tại các địa phương.

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, một số địa phương xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản.

Người dân bị lôi kéo tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch... Những điều này gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.

Bộ đề nghị các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, theo dõi thông tin, có biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng "sốt giá" và "bong bóng" bất động sản.

Các địa phương tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính… Điều này nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

Ngan chan hien tuong tung tin don thoi gia bat dong san
 Gần đây xuất hiện tình trạng cò "thổi" giá đất ở Bình Phước.

Bộ cũng đề nghị thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương. Địa phương cần có biện pháp quản lý, kiểm soát hữu hiệu hoạt động môi giới của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

Đồng thời, các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông…gây bất ổn cho thị trường; xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý…vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có).

Được biết, từ năm 2020 đến nay thị trường liên tục xuất hiện những cơn sốt đất “chết yểu” tại nhiều địa phương từ xã Bình Ba (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội) gần đây là huyện Hớn Quản (Bình Phước)…

'Cò' đất bắt tay chủ đầu tư: Rủi ro lớn cho khách hàng

Nhiều dự án đất nền, chung cư chưa đủ điều kiện mở bán, nhưng “cò” vẫn rao bán rầm rộ. Vấn đề phức tạp đến mức, Bộ Xây dựng phải cảnh báo hiện tượng “cò” đất bắt tay chủ đầu tư lộng hành và nguy cơ rủi ro khi khách hàng mua phải những dự án kiểu này.

Bán “lúa non”, gây sốt ảo

Trong vai một khách hàng có nhu cầu mua đất nền tại dự án Danko City (tỉnh Thái Nguyên), PV Tiền Phong được một nhân viên môi giới tên H. và N. (tự nhận là nhân viên của Homevina - đơn vị phân phối độc quyền của dự án - PV), tư vấn nhiều thông tin liên quan giá và cách thức đặt cọc căn hộ. “Toàn bộ dự án có khoảng 1.600 sản phẩm nhà phố kinh doanh; biệt thự, liền kề (khoảng 1.000 sản phẩm). Đây là đợt mở bán giai đoạn đầu, khoảng 120 lô suất ngoại giao với mức giá ưu đãi 12-15 triệu đồng/m2 tùy vị trí”, môi giới N. cho biết.

Về pháp lý của dự án, môi giới này cũng thừa nhận chưa có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, để thuyết phục khách hàng, các môi giới cho biết đã có quy hoạch 1/500, có số lô trên bản đồ quy hoạch (khách hàng được đưa ra để chọn).

Tư vấn về phương thức mua bán, môi giới N. cho biết cụ thể: “Ban đầu khách hàng sẽ đặt cọc 50 triệu đồng. Sau 7 ngày sẽ ký hợp đồng vay vốn. Hiện tại, dự án chưa đủ điều kiện mua bán nên đây là hình thức bán “lúa non” với giá rẻ. Hợp đồng vay vốn được chia làm 7 đợt với tổng giá trị 95%. Sau 18 tháng chuyển sang hợp đồng mua bán”.

'Co' dat bat tay chu dau tu: Rui ro lon cho khach hang
Dự án Danko City (Thái Nguyên) chưa hoàn thiện hạ tầng và đủ điều kiện bán hàng,”cò” đất vẫn rao rầm rộ 

Giới thiệu một nhà phố kinh doanh nằm ở mặt đường 30m, môi giới H. cho hay, giá nhà phố này khoảng 1,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá thực tế sẽ rơi vào khoảng 1 tỷ 540 triệu đồng, cộng với khoảng 250 triệu đồng thu ngoài hợp đồng (có thể hiểu là tiền chênh - PV), lần đầu khách hàng sẽ đóng khoảng hơn 300 triệu đồng.

Một cán bộ truyền thông Cty Danko thừa nhận, dự án Danko City chưa được cấp phép xây dựng. Theo vị này, công ty đang làm các quy trình thủ tục theo đúng quy định, các giấy tờ dự án đang trong quá trình hoàn thiện và chưa bán hàng.

Trước đó, ngày 11/11/2019, Bộ Xây dựng có văn bản cho ý kiến chấp thuận đầu tư dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (tên thương mại là Danko City) làm chủ đầu tư. Theo đó, Bộ Xây dựng lưu ý dự án có nguy cơ phá vỡ quy hoạch. Do đó, Bộ Xây dựng yêu cầu tỉnh Thái Nguyên cần rà soát, xác định quy mô dân số, diện tích sử dụng đất ở, số lượng căn hộ và quy đổi dân số tại dự án bảo đảm phù hợp quy hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tương tự, Dự án Wyndham Lynn Times Thanh Thủy (Thanh Thủy, Phú Thọ) đang được các đơn vị phân phối quảng cáo rầm rộ tại Hà Nội rằng, đây là khu nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao đầu tiên. Theo lời nhân viên, do dự án chưa xong thủ tục pháp lý nên khách hàng có thiện chí mua sẽ đặt cọc 50 đến 100 triệu đồng. Sau 7 ngày, hai bên sẽ ký hợp đồng ký quỹ và nộp 15% trị giá căn hộ để đảm bảo việc ký kết hợp đồng mua bán. Tiến độ thanh toán kéo dài 17 đợt, mỗi lần nộp tương ứng 5% trị giá căn hộ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Xây dựng Phú Thọ, hiện tại, dự án vẫn chưa đủ điều kiện pháp lý để bán hàng.

Ngăn chặn hành vi trái luật

Trước thực trạng lách luật huy động vốn của một số chủ đầu tư, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, cần bổ sung chế định về đặt cọc với số tiền không vượt quá 50 triệu đồng khi hai bên ký hợp đồng mua bán vào Điều 57, Luật Kinh doanh Bất động sản. HoREA kiến nghị không lập hợp đồng mua bán hoặc sử dụng hình thức lập biên bản, thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ, “góp vốn đầu tư”, “hợp tác đầu tư”, “hợp tác kinh doanh” để thực hiện giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai. Việc này là huy động vốn trái phép, trái với quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản.

“Luật Kinh doanh Bất động sản không có quy định đặt cọc, nên các đầu nậu, doanh nghiệp lách qua Bộ luật Dân sự để không hạn chế về số tiền huy động. Dự án yêu cầu đặt cọc càng cao, khách hàng càng dễ bị lừa. Trong hợp đồng kinh doanh bất động sản, thanh toán đợt 1 không quá 30% trị giá hợp đồng, cho nên đặt cọc không quá 50 triệu đồng là hợp lý”, ông Châu nói.

Để khắc phục vấn đề “cò” đất bắt tay chủ đầu tư tạo sốt ảo, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Theo thẩm quyền, Bộ Xây dựng sẽ có văn bản đôn đốc các địa phương tập trung đẩy mạnh quản lý nhà nước về thị trường bất động sản nói chung, hoạt động môi giới bất động sản nói riêng để đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, sẽ tiếp tục rà soát các quy định pháp luật liên quan hoạt động môi giới bất động sản để có các đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý thị trường bất động sản nói chung.

Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, năm 2020 sẽ thanh tra các dự án bất động sản tại các tỉnh. Hoạt động thanh tra sẽ chú trọng các dự án phân lô, bán nền, huy động vốn trái phép của khách hàng.

Sốt đất ở khu vực khảo sát làm sân bay Téc Ních, chính quyền cảnh báo lừa đảo

(Vietnamdaily) - UBND huyện Hớn Quản (tỉnh Bình Phước) đã có văn bản cảnh báo người dân về các khu đất phân lô bán nền không đúng quy định trên địa bàn.

Theo đó, trong thời gian qua, “cơn sốt ảo” về đất nền đang diễn ra phức tạp ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đặc biệt là các xã có đất lâm nghiệp tách khỏi lâm phần sau quy hoạch 3 loại rừng như ở các xã Minh Đức, Đồng Nơ, Tân Hiệp, An Phú, Minh Tâm.

Một số đối tượng đã tự ý san ủi xây dựng đường giao thông trên đất nông nghiệp không phù hợp với quy hoạch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật cũng như quy hoạch sử dụng đất.

Bà Rịa - Vũng Tàu bán đấu giá 6 khu đất hơn 10.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Bà Rịa-Vũng Tàu dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 6 khu đất tại TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và huyện Xuyên Mộc, thu về hơn 10.684 tỷ đồng

Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất UBND tỉnh về việc tổ chức đấu giá 6 khu đất công với tổng diện tích hơn 225 ha tại TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và huyện Xuyên Mộc. Thời gian dự kiến đưa ra đấu giá là tháng 4/2021 với tổng giá trị dự kiến khoảng 10.684 tỷ đồng.

Cụ thể, tại TP Vũng Tàu sẽ có 4 khu đất công gồm khu đất cụm 5 tại phường 1 với diện tích 2,76ha, dự kiến đấu giá hơn 2.300 tỷ đồng; khu du lịch mũi Nghinh Phong tại phường 2 với diện tích 13,83ha, dự kiến đấu giá gần 1.500 tỷ đồng; khu đất nhận chuyển giao từ Ngân hàng Công thương (tại phường 10 và 11 với diện tích 76,69ha, dự kiến đấu giá 4.463 tỷ đồng; khu cù lao Bến Đình với diện tích 109,8ha, dự kiến đấu giá 2.133 tỷ đồng.