Bộ Tổng tham mưu thông báo vụ 2 máy bay Su-22 rơi

(Kiến Thức) - Theo thông báo chính thức của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN, vẫn chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể 2 máy bay Su-22 rơi.

Liên quan đến 2 máy bay SU-22 mất liên lạc, chiều 16/4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam có thông báo số 543/TM-TC, cho biết ngày 16/4, Trung đoàn Không quân 937, đóng quân ở sân bay Phan Rang tổ chức huấn luyện bay trong điều kiện cơ động phức tạp trên biển ở khu vực vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Lúc 11 giờ 24 phút, Biên đội 2 máy bay SU-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút (khu vực mất mục tiêu ở Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km).
Bo Tong tham muu thong bao vu 2 may bay Su-22 roi
 Máy bay cường kích Su-22.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không - Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.

Hai phi công gặp nạn gồm Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Trung tá Lê Văn Nghĩa, quê ở Huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nôi, hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM; còn Đại uý Nguyễn Anh Tú, quê ở Kiến Thuỵ, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Hiện, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn đang tích cực hoạt động tại hiện trường nhưng mới phát hiện và vớt được 3 thùng dầu phụ; chưa tìm thấy phi công và vị trí cụ thể máy bay rơi.
Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc mất an toàn bay nghiêm trọng nêu trên và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị giải quyết hậu quả./.

Chứng kiến máy bay Su-22M4 của Trung đoàn 937 cất cánh

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh đẹp máy bay cường kích Su-22M4 của Trung đoàn 937 – Không quân Nhân dân Việt Nam huấn luyện chiến đấu.

Chung kien may bay Su-22M4 cua Trung doan 937 cat canh
 Trung đoàn 937 là một trong những đơn vị của Không quân Nhân dân Việt Nam được trang bị các máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K làm nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất, mặt biển và có thể thực hiện tuần tra bảo vệ không phận khi cần. Trong ảnh là chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm trên một chiếc Su-22UM3K.

Hai máy bay cường kích Su-22 gặp nạn gần đảo Phú Quý

Hai máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã bị rơi trong khi huấn luyện ném bom ở gần đảo Phú Quý, Bình Thuận.

Vì sao Su-22 Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến 10.000 tấn?

(Kiến Thức) - Với tên lửa Kh-29, máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam có thể đánh chìm tàu chiến có lượng giãn nước 10.000 tấn.

Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn.