Bộ Tài chính đề xuất nâng giảm trừ gia cảnh lên 15,5 triệu đồng

Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ 11 triệu đồng lên tối đa 15,5 triệu đồng/tháng, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.

Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Theo tờ trình, dẫn số liệu của Cục Thống kê đã công bố chỉ số CPI năm 2020 tăng 3,23%, CPI năm 2021 tăng 1,84%, CPI năm 2022 tăng 3,15%, CPI năm 2023 tăng 3,25% và CPI năm 2024 tăng 3,63%.

Nghị quyết 192 của Quốc hội bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, trong đó tại khoản b Điều 1 điều chỉnh chỉ tiêu "Tốc độ tăng chỉ số CPI bình quân khoảng 4,5 - 5%".

Bộ Tài chính cho rằng, với mức biến động CPI năm 2025 dự kiến từ 4,5 – 5% thì biến động chỉ số CPI từ 2020 đến 2025 theo tính toán của Cục Thống kê sẽ vượt 20% (khoảng 21,24%).

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26 thì cần thiết phải nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ 11 triệu đồng lên tối đa 15,5 triệu đồng/tháng, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026
Bộ Tài chính đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ 11 triệu đồng lên tối đa 15,5 triệu đồng/tháng, áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026

Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét các quyết định như sau:

Phương án 1: Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo tốc độ tăng CPI.

Với phương án này, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên khoảng 13,3 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên 5,3 triệu đồng/tháng.

Bộ Tài chính đánh giá phương án này đúng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đảm bảo nhu cầu thiết yếu cuộc sống và mức trượt giá từ thời điểm điều chỉnh gần nhất (năm 2020).

Phương án 2: Điều chỉnh theo tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người.

Theo đó, mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng lên 15,5 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng từ 4,4 triệu đồng/tháng lên khoảng 6,2 triệu đồng/tháng.

Bộ Tài chính cho rằng, phương án này sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp ở mức cao hơn, người dân sẽ được hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội và đời sống được nâng lên.

Thực hiện phương án này sẽ có tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước ở mức cao hơn. Tuy nhiên, khi mức giảm trừ gia cảnh cao hơn thì nộp thuế ít đi, thu nhập khả dụng của người dân tăng lên. Qua đó, việc này sẽ góp phần kích thích tăng chi tiêu hộ gia đình, tiêu dùng xã hội và gián tiếp giúp tăng thu ngân sách từ các nguồn khác trong trung, dài hạn.

Như vậy, ở cả 2 phương án Bộ Tài chính đưa ra, mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế tăng thêm 2,3-4,5 triệu đồng; còn người phụ thuộc 900.000 -1,8 triệu đồng/người/tháng so với hiện tại.

vtv.vn

Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho giáo dục, y tế - Dân “dễ thở” nhưng…

Việc Nhà nước xem xét giảm trừ những chi phí trên không chỉ giúp người dân “dễ thở” hơn, mà còn thúc đẩy những giá trị nền tảng như giáo dục, sức khỏe và an cư.

Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để trình Quốc hội vào tháng 10 tới. Đồng thời, báo cáo bổ sung một số khoản “giảm trừ đặc biệt", nhằm hỗ trợ người dân về giáo dục, y tế.

Đề xuất cho phép giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với các chi phí thiết yếu như học phí, chữa bệnh, mua nhà lần đầu hoặc thuê nhà dài hạn đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận.

Kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh, cao nhất 18 triệu đồng/tháng

Nhiều bộ, ngành, địa phương đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống của người dân hiện nay.

Kiến nghị nâng mức giảm trừ
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế. Trong đó, hàng loạt bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón nhận được sự đồng thuận lớn

Với doanh nghiệp sản xuất phân bón, khi áp thuế GTGT 5%, doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ thuế đầu vào, chi phí đầu tư giảm, dẫn đến giá thành sản xuất sẽ giảm.

Từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Ap thue gia tri gia tang 5% doi voi phan bon nhan duoc su dong thuan lon
 Áp thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón nhận được sự đồng thuận lớn

Doanh nghiệp chịu thiệt vì chính sách thuế GTGT