Bỏ qua Mông Cổ, Singapore, thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra ở Nga?

Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga đang là một trong những ứng cử viên sáng giá làm nơi đăng cai tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều, kênh YTN TV của Hàn Quốc dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay.

Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận lời mời gặp mặt và họp bàn với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từ hồi tháng Ba, song địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh của hai nước lại chưa được thống nhất.
Hiện nay, Vladivostok được xem là một ứng cử viên sáng giá trong số nhiều cái tên được đề cử như thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ hay Singapore.
Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga.
 Thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga.
Theo RT, trong khi Mỹ được cho muốn tổ chức họp bàn thượng đỉnh với Triều Tiên ở Singapore thì Bình Nhưỡng lại dường như không mặn mà với đề xuất này. Nguyên nhân là do nhà lãnh đạo Kim Jong-un muốn di chuyển bằng tàu hỏa nhưng khoảng cách giữa Triều Tiên và Singapore lại lên tới 4.700 km. Điều này đồng nghĩa với việc ông Kim phải dùng máy bay để tới Singapore. Còn về thành phố Ulaanbaatar, giới chức Mỹ lại tỏ ra quan ngại về vấn đề an ninh ở khu vực này.
Hôm 27/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã ra thông báo xác nhận Mỹ - Triều đang thu hẹp danh sách các địa điểm được chọn để tổ chức thượng đỉnh xuống còn “2 – 3 nơi”. Bởi cuộc gặp giữa ông Kim và ông Trump sẽ diễn ra vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu tới.
“Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành họp bàn. Chúng tôi đã giới hạn danh sách lựa chọn địa điểm tổ chức xuống còn 2 – 3 nơi. Hy vọng, chúng tôi sẽ đạt được những thành công lớn. Triều Tiên vừa có một cuộc đối thoại dài và tốt đẹp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Mọi chuyện đang diễn ra suôn sẻ, thời gian cũng như địa điểm tổ chức họp bàn với Triều Tiên đang được xây dựng”, ông Trump chia sẻ trên Twitter hôm 28/4.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên hết lời ca ngợi thượng đỉnh liên Triều

Báo nhà nước Triều Tiên đã đăng tải 61 hình ảnh về cuộc hội đàm giữa nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Moon Jae In, đồng thời đề cập tới tuyên bố chung lịch sử giữa hai bên.

Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, hôm 28/4 dành 4 trên 6 trang đăng tải chi tiết các hoạt động trong khuôn khổ cuộc hội nghị thượng đỉnh liên Triều.

Các chuyên gia thế giới nói gì về cuộc gặp lịch sử Mỹ-Triều

(Kiến Thức) - Nhiều nhà chính trị cùng các chuyên gia phân tích đã đưa ra các quan điểm cá nhân xung quanh cuộc gặp Mỹ-Triều Tiên dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới.

Trong những ngày gần đây truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ về cuộc gặp mặt được coi là bước ngoặt trong lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Vào tối ngày 8/3 (giờ địa phương), bên ngoài Nhà Trắng, Cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc, ông Chung Eui-yong đã có thông báo ngắn về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mời Mỹ cùng tham gia cuộc gặp mặt trực tiếp. Theo lời ông Chung, cùng lời mời trên, trong thời gian tới, Bình Nhưỡng cũng đồng ý dừng các vụ thử bắn tên lửa và sẵn lòng cùng ngồi vào bàn đàm phán để hướng tới việc ngừng chương trình hạt nhân.

Không khí ở Hàn Quốc trong ngày Thượng đỉnh liên Triều lịch sử

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở Hàn Quốc trong ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba, giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.
 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt đầu cuộc hội đàm lịch sử tại phòng họp trên tầng hai của Nhà Hòa Bình trong ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm phía Hàn Quốc vào lúc 10h30 sáng 27/4 (giờ địa phương). Ảnh: CNN.

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này mang ý nghĩa lịch sử lớn lao, đặc biệt là đối với người dân ở hai miền Triều Tiên. Ảnh: Getty.

Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.
 Rất đông người dân Hàn Quốc vẫy cờ thống nhất khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh Hàn-Triều qua màn hình lớn ở thành phố Paju ngày 27/4. Ảnh: AP.

Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các thành viên nữ thuộc tổ chức yêu hòa bình của phụ nữ Hàn Quốc tuần hành ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Paju, gần biên giới với Triều Tiên. Ảnh: AP. 

Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.
 Người dân Hàn Quốc chăm chú theo dõi cuộc hội đàm lịch sử được phát sóng trực tiếp qua ti vi tại một nhà ga ở thủ đô Seoul ngày 27/4. Ảnh: CNN.

Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.
 Mọi người tập trung tại một nhà ga ở Seoul khi theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Tổng thống Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua màn hình lớn. Ảnh: Getty.

Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.
 Không chỉ ở trong nước, người dân Hàn Quốc sinh sống ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến sự kiện lịch sử này. Ảnh: Một nhóm người ở khu phố Hàn (Koreatown), Los Angeles (Mỹ), ngồi trong nhà hàng theo dõi cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều qua ti vi. Ảnh: AP.

Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.
 Người dân Hàn Quốc tại Paju tuần hành ủng hộ cuộc hội đàm lịch sử liên Triều hôm 26/4. Ảnh: Getty.

Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.
 Có thể thấy, người dân Hàn Quốc rất mong chờ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: Getty.

“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.
“Tôi rất hoan nghênh, tin tưởng vào cuộc gặp thượng đỉnh lần này và hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp”, ông Kim Ju-hong, một người dân Hàn Quốc, chia sẻ. Ảnh: AJ.