Bố mang 700 triệu cùng hỏa táng vì con trai bất hiếu

Cách đây ít ngày, Dương Lâm, 47 tuổi, một nhân viên hỏa táng tại đài hóa thân đã được chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ nhất trong cuộc đời.

Trong khi hỏa táng, người nhân viên 47 tuổi nhìn qua lò để kiểm tra và thấy rất nhiều tờ tiền 100 NDT bay phấp phới, cháy rừng rực trong lò lửa. Ông lập tức chia sẻ tin này cho những người quen biết. Một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy chốc tin tức này lan rộng nhưng không rõ thực hư. Phóng viên đã vào cuộc điều tra và rồi xác nhận thông tin là chính xác.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Người chết là ông Đào Hán, người Tam Đào, huyện Phụ Ninh (Giang Tô, Trung Quốc). Từ hơn 10 năm trước, theo phong tục địa phương, ông Đào Hán đã sống một mình, để các con trai lập gia đình ra ở riêng. Ông chia đôi hai mẫu đất cho hai cậu con trai, còn bản thân ông thuê một gian phòng gần thị trấn, sống bằng nghề thu mua phế liệu.
Ngày ngày dầm mưa dãi nắng, chi tiêu lại tiết kiệm, ăn uống không đủ dinh dưỡng nên sức khỏe của ông Đào Hán dần kiệt quệ. Cách đây mấy tháng, ông cảm thấy không còn cầm cự được bao lâu nữa, muốn trước khi qua đời được gần con gần cháu, ra đi tại quê nhà. Vì thế, ông trả nhà, chuyển hết đồ đạc về quê. Không ngờ, khi ông về, hai người con trai lại tìm đủ lý do, đùn đẩy nhau không ai muốn chăm sóc, phụng dưỡng ông.
Quá đau lòng vì con bất hiếu, ông Đào Hán lủi thủi trở lại nhà trọ, không lâu sau thì qua đời trong cô độc. Biết tin bố qua đời, hai người con trai của ông Đào Hán rất nhanh đã có mặt, mục đích chính là để xem bố có để lại gia tài gì không. Tuy vậy, khi con cái ông đến nơi thì thấy bố đã được khâm liệm. Hàng xóm đều nói ông cụ dự cảm được vận hạn đã đến, đã tự mình chuẩn bị sẵn quan tài.
Hai anh em cũng chẳng buồn nhìn mặt bố lần cuối, cứ thế đưa cả quan tài đi hỏa táng. Sau khi Dương Lâm – nhân viên hỏa táng thông báo trong áo quan hỏa táng cùng người quá cố có rất nhiều tiền, hai anh em mới trố mắt nhìn nhau. 
Về nhà, hai người cẩn thận kiểm tra lại di vật của bố, mới phát hiện hồi tháng Sáu ông Đào Hán đã đi rút toàn bộ 210.000 NDT (hơn 730 triệu VNĐ) tiết kiệm ở ngân hàng, đổi thành tiền mặt. Có lẽ ông đã mang toàn bộ số tiền cùng hỏa táng bởi không muốn để tiền lại cho lũ con bất hiếu.

Những cảnh ùn tắc giao thông trên thế giới

(Kiến Thức) - Ùn tắc giao thông không chỉ khiến người đi đường cảm thấy nhức nhối mà còn gây thiệt hại to lớn về kinh tế và môi trường trên thế giới.

Nhung canh un tac giao thong tren the gioi
Cảnh tượng ùn tắc giao thông này diễn ra tại một trạm thu vé trên đường cao tốc hướng về Bắc Kinh sau dịp nghỉ lễ mới đây ở Trung Quốc.

Cuộc sống người dân thủ đô Triều Tiên qua loạt ảnh mới

(Kiến Thức) - Hãng tin Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh mới nhất về cuộc sống người dân thủ đô Triều Tiên.

Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi
 Người dân thủ đô Triều Tiên trên xe buýt tại Bình Nhưỡng ngày 7/10/2015.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-2
Một cảnh sát Triều Tiên hướng dẫn giao thông trước Sân vận động Kim Il-sung ngày 8/10/2015.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-3
Các cổ động viên Triều Tiên cổ vũ đội nhà trong trận đấu bóng đá với Philippines tại sân vận động Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng ngày 8/10. 
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-4
Những chiếc taxi đỗ bên ngoài một ga tàu ở Bình Nhưỡng ngày 7/10.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-5
Những người nông dân Triều Tiên thu hoạch trên cánh đồng ở ngoại ô Bình Nhưỡng ngày 8/10. 
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-6
Một người dân câu cá trong khi các binh sĩ Triều Tiên chèo thuyền trên sông Taedong ngày 8/10/2010. 
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-7
Thành quả đi câu.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-8
Người Triều Tiên trên đường tới sân vận động Kim Il-sung để xem trận đấu bóng ngày 8/10. 
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-9
Người phụ nữ Triều Tiên mang những bình hoa này để trang trí hành lang của một khách sạn ở Bình Nhưỡng ngày 7/10.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-10
Người đàn ông đạp xe trên đường phố Bình Nhưỡng ngày 8/10, bên đường là hai phụ nữ Triều Tiên đang mặc trang phục truyền thống.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-11
Một người đàn ông Triều Tiên ngồi hút thuốc ngày 8/10.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-12
Một cô gái Triều Tiên chơi bóng chuyền ngày 8/10.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-13
Hình ảnh tại một sân bay ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 7/10.
Cuoc song nguoi dan thu do Trieu Tien qua loat anh moi-Hinh-14
Một người phụ nữ Triều Tiên đẩy xe hàng tại Bình Nhưỡng ngày 24/10. 

Tận mục cuộc sống “khu ổ chuột” New York 100 năm trước

Những bức ảnh về cuộc sống nghèo nàn của người nhập cư ở "khu ổ chuột" New York, Mỹ, hơn 100 năm trước do nhiếp ảnh gia Jacob Riis A ghi lại.

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc
 Những người dân nhập cư New York phải trả 5 cent để có được một chỗ nằm tồi tàn trên sàn nhà. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-2
Một người đàn ông nghèo khổ bới rác để tìm kiếm những thứ có thể dùng được. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-3
Ba đứa bé cuộn tròn vào nhau dưới thời tiết lạnh giá của thành phố New York. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-4
Con phố Mulberry từng là một "khu ổ chuột" New York "nổi tiếng", nơi tập trung khá nhiều người dân nhập cư. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-5
Một người dân nhập cư già nua ngồi trong một góc của khu phố Mulberry. Hơn 100 năm sau, nơi này đã trở thành chỗ thu hút khách du lịch khi đến New York, Mỹ. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-6
Những bức ảnh của Riis nổi tiếng đến nỗi khiến cho chính trị gia có tầm ảnh hưởng lúc bấy giờ là Theodore Roosevelt đã phải ra tay dẹp bỏ hết tất cả những căn nhà xuống cấp quá trầm trọng ở "khu ổ chuột". Trong ảnh là cảnh người nhập cư rửa mặt trong một căn nhà chật chội cho thuê. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-7
Một người nhập cư làm nghề bán rong phải ngủ trong một hầm rượu ở đường Ludlow. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-8
Nhiếp ảnh gia Riis đặc biệt lo ngại đến cuộc sống tồi tàn và nhiều bạo lực xung quanh những đứa trẻ ở khu nhập cư. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-9
Cuộc sống và công việc làm xì gà thường ngày của một gia đình Bohemian. Cả gia đình phải làm việc từ 6h sáng đến 21h đêm và chỉ kiếm được khoảng 3,75 USD/1.000 điếu xì gà. (ảnh: Jacob Riis/MCNY). 

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-10
Riis là một nhiếp ảnh gia tài năng. Tuy nhiên, công nghệ chụp ảnh hơn 100 năm trước chưa đủ hiện đại để có thể bắt kịp được chuyển động của đôi tay bé gái này. (ảnh: Jacob Riis/MCNY). 

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-11
Bức ảnh này chụp tại một "công xưởng bóc lột sức lao động" ở đường Ludlow. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-12
Hình ảnh một bé gái lớn lên ở khu ổ chuột tên là Katie bé nhỏ. (ảnh: Jacob Riis/MCNY). 

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-13
Một người phụ nữ già nua phải sống ở khu nhà thuê với điều kiện sống nghèo nàn. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-14
Sau bộ ảnh về người nhập cư, Riis cũng đã làm việc với các nhà hảo tâm để làm giảm bớt phần nào cuộc sống đói nghèo ở khu ổ chuột tồi tàn. Trên đây là hình ảnh của Ban Thanh tra Bầu cử được lập ra nhằm giúp đỡ những người dân ở tầng lớp dưới cùng xã hội. (ảnh: Jacob Riis/MCNY).

Tan muc cuoc song “khu o chuot” New York 100 nam truoc-Hinh-15
Những hình ảnh chân thực của Riis đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt từng ca ngợi Riis là "công dân có công lao nhất New York". (ảnh: Jacob Riis/MCNY).