Bố đi chống dịch COVID-19, chỉ nhìn con ra đời qua điện thoại

Đã 2 tháng xa nhà, Tuyền làm nhiệm vụ chống dịch COVID-19 trên biên giới nhưng vẫn thường xuyên liên lạc được với vợ con. Chỉ cần nghe các con ê a, anh đã thấy hạnh phúc.

Hai lần các con chào đời thì cả hai lần đại úy Phạm Văn Tuyền (đồn Biên Phòng Lộc Thành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước) không được hưởng cảm giác nhận con từ tay các nữ hộ sinh.
Thương vợ thương con, nhưng anh chỉ biết liên lạc với vợ và nhìn con lớn lên từng ngày qua chiếc điện thoại.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai
Nỗi nhớ con gửi qua điện thoại. (Ảnh nhân vật cung cấp) 
Con trai đầu ra đời khi anh Tuyền đang đi học xa nhà. Bố tốt nghiệp khi con trai ba tháng tuổi, nhưng chỉ bên con một thời gian ngắn ngủi, Tuyền phải lên đường.
Ở nhà, chị Ngân (vợ anh - giáo viên hợp đồng của một trường tiểu học tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) thường chỉ lên tấm ảnh cưới để được nghe con bập bẹ “ba ba”. Mỗi âm thanh con phát ra là niềm hạnh phúc vô bờ của cả gia đình, bởi bé mắc chứng chậm nói, tăng động giảm chú ý.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-2
"Bố Tuyền ơi, con bế được em rồi nè". (Ảnh nhân vật cung cấp) 
Đơn vị đóng quân cách nhà gần 70 cây số, vài ba tháng anh Tuyền mới được về thăm nhà 3 ngày. Ít được gặp bố, nên bé Gold thường lảng tránh. Đến bữa ăn, con không ngồi gần, bố đút không ăn vì “tưởng là người lạ”.
Biết chồng buồn, chị Ngân động viên: “Em là vợ bộ đội, can đảm có thừa, bố cứ vững tin”. Có hậu phương vững chắc, Tuyền yên tâm hơn để làm tròn nhiệm vụ được giao.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-3
Để chồng yên tâm công tác, chị Ngân và Gold thường gửi cho bố những tấm hình vui tươi. (Ảnh nhân vật cung cấp) 
Anh Tuyền được phân công trực tại chốt chống dịch COVID-19 trên biên giới cách đường biên Campuchia 350m. Công việc tuần tra ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép để vừa bảo vệ biên giới chủ quyền, vừa hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan nên anh và đồng đội luôn trong tư thế sẵn sàng.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-4
Ban chỉ huy xuống chốt động viên tổ 3 đồn Biên Phòng Lộc Thành. (Ảnh nhân vật cung cấp, đại úy Tuyền ngoài cùng bên phải) 
Khi chồng trên trận chiến chống dịch bệnh và tội phạm, thì ở nhà vợ anh bước vào cuộc chiến đấu mới, đó là cuộc vượt cạn lần 2 vào ngày 4 /4 vừa qua. Lại một lần nữa vợ sinh nở mà không có chồng bên cạnh, Tuyền gửi trọn niềm tin vào các y bác sĩ cùng bà nội, bà ngoại của bé.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-5
 Chào bố, con là Jerry đây. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Lâu lâu, anh nghe mẹ vợ thông báo: “Vợ con vào phòng sanh 3 tiếng rồi nhưng vẫn chưa thấy gì”, "Bác sĩ đang tiêm thuốc kích sanh, hy vọng sinh thường", “Ngôi thai nằm ngang, sợ phải mổ”, “ Alo, mẹ gọi lại sau nhé, vợ con nó đau quá rồi”…
Những lúc ấy, Tuyền thấy thời gian trôi đi thật chậm, anh chỉ biết mím chặt môi nhủ thầm: “Em ơi, con ơi, ráng lên chút nữa”. 15 giờ ngày 4/4, Tuyền nhận được tin nhắn từ Bệnh viện đa khoa Mỹ Phước: “Bé trai nặng 3400g đã chào đời và khỏe mạnh”, anh đã không kìm được nước mắt.
“Là vợ con lính biên phòng, mẹ con tôi đã quen cảnh vợ xa chồng, con xa bố”, vợ Tuyền chia sẻ. Để các con quen với hơi của bố cho đỡ xa cách ngày về, đêm đêm chị Ngân lại lấy áo bố đắp cho con.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-6
 "Bố ơi, nhìn con có giống bố không?". (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đã 2 tháng xa nhà, động lực của Tuyền là vẫn thường xuyên liên lạc được với vợ con. Chỉ cần nghe các con ê a, khóc cười, rồi đòi ăn, đòi bú, Tuyền ngập tràn hạnh phúc. Những đêm thiếu ngủ cùng sự khắc nghiệt của thời tiết và điều kiện thiếu nước sinh hoạt nơi núi rừng heo hút chẳng là gì khi nụ cười hồn nhiên của bé Gold và bàn tay nhỏ xíu của bé Jerry huơ lên như muốn nói: “Chúng con yêu bố”.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-7
Nhà mình có thêm em Jerry, chỉ còn đợi bố về để đi chụp ảnh gia đình nữa thôi bố nhé. (Ảnh nhân vật cung cấp) 
Chia sẻ về mong ước của mình, anh Tuyền cười: “Hy vọng 30/4 năm nay chúng ta đánh thắng và giải phóng nhân dân khỏi giặc COVID-19. Xong nhiệm vụ, mình sẽ về đi chợ nấu cho vợ con một bữa ăn thật ngon, rồi chở Gold đi mua sữa, đồ chơi và cả phao tắm mà lâu nay con ao ước”.
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-8
 
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-9
 
Bo di chong dich COVID-19, chi nhin con ra doi qua dien thoai-Hinh-10
Có hậu phương vững chắc, các chiến sĩ biên phòng yên tâm công tác và vượt qua mọi khó khăn. Đêm xuống các anh đốt lửa để vừa giữ ấm vừa giữ tinh thần tỉnh táo. (Ảnh nhân vật cung cấp) 
Và cứ thế, khi bình minh lên hay sương đêm phủ trên những cung đường biên viễn, đại úy Tuyền và đồng đội lại sát cánh bên nhau, vững lòng vì phía sau họ là hậu phương kiên cường.

Hàng ngàn người về quê và du lịch dịp 30/4, Sài Gòn kẹt xe nghiêm trọng các cửa ngõ

Tranh thủ thời gian nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, hàng ngàn người dân đang làm việc, sinh sống tại TP.HCM đã di chuyển về các tỉnh miền Tây, miền Đông để vui chơi khiến các tuyến đường cửa ngõ ra vào thành phố đông nghẹt.

Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo

Từ sáng 30/4, theo ghi nhận của phóng viên, trên tuyến quốc lộ 1A, hàng ngàn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc, di chuyển về quê nghỉ lễ khiến các nút giao thông chính ùn tắc, đi lại khó khăn. Hàng ngàn người dân ùn ùn kéo về quê nghỉ lễ.

Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-2
Tuyến đường quốc lộ 1A ùn tắc kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-3
Phương tiện chen chúc nhau trên đường.
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-4
Khu vực cầu Bình Điền, cầu vượt Nguyễn Văn Linh, đường hướng vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương bị ùn ứ kéo dài, nhiều tài xế ngán ngẩm vì bị kẹt giữa dòng xe. Ảnh Phà Cát Lái kẹt cứng từ sáng sớm 30/4.
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-5
Tại bến phà Cát Lái, xe máy nối đuôi nhau chờ qua phà dài hơn 100m, đây là nút giao thông quan trọng để di chuyển về Đồng Nai, Vũng Tàu. Trước đó trong chiều 29/4, tình trạng kẹt cứng cũng diễn ra khi lượng người tham gia giao thông lớn. 
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-6

Người dân di chuyển chậm rãi để về Đồng Nai, Vũng Tàu. Nhiều người dân cũng mệt mỏi vì kẹt xe kéo dài.

Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-7
Lực lượng CSGT túc trực tại các điểm ùn tắc. 
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-8
 
Hang ngan nguoi ve que va du lich dip 30/4, Sai Gon ket xe nghiem trong cac cua ngo-Hinh-9
Đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Trung Lương ô tô xếp hàng nối đuôi nhau. 

Hà Nội chuẩn bị 1.000 giường bệnh sẵn sàng chống dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Sáu bệnh viện mũi nhọn phải sẵn sàng 1.000 giường, xét nghiệm 24/24 giờ, theo kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 được Sở Y tế Hà Nội đưa ra trong cuộc họp khẩn với hơn 30 giám đốc trung tâm y tế và các bệnh viện trên địa bàn.

Sở Y tế Hà Nội vừa tổ chức họp khẩn với giám đốc 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, giám đốc các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn để quán triệt và triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, thời điểm này, các biện pháp tổ chức tiếp nhận, điều trị và quản lý, theo dõi cách ly triệt để tại chỗ khi có người mắc Covid-19 là hết sức quan trọng.
Với mức độ dịch diễn biến phức tạp như hiện nay, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu 6 bệnh viện mũi nhọn là Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông có phương án chuẩn bị 1.000 giường bệnh chống dịch. Các bệnh viện phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ số thuốc, trang bị, vật tư tiêu hao, tổ chức diễn tập sẵn sàng kích hoạt khi có tình huống ca bệnh xảy ra.
Ha Noi chuan bi 1.000 giuong benh san sang chong dich Covid-19

Hà Nội chuẩn bị phương án 1.000 giường bệnh chống dịch Covid-19. Ảnh: Internet.

Thành phố thành lập 5 đội phản ứng nhanh luôn thường trực sẵn sàng 24/24 giờ, tổ chức xuống thực địa để triển khai các biện pháp khoanh vùng, điều tra, xử lý ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm tất cả các trường hợp nghi nhiễm nCoV để làm xét nghiệm. Trong trường hợp cần thiết, có thể huy động tất cả các đội chống dịch cơ động của các quận, huyện tham gia hỗ trợ nhằm đảm bảo tối đa lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
Khoa Xét nghiệm của các bệnh viện sẽ thường trực 24/24 giờ, đảm bảo đủ nhân lực phục vụ công tác lấy mẫu tất cả những trường hợp nghi nhiễm được xét nghiệm khi có yêu cầu.
Kết luận tại cuộc họp, TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần tập trung vào 2 vấn đề chính. Thứ nhất, cần rà soát lại kịch bản phòng chống dịch của đơn vị, chú trọng sang hướng dự phòng, giám sát tại cộng đồng để chủ động phát hiện ca bệnh, tuân thủ quy trình cách ly, hạn chế tối đa việc lây nhiễm. Thứ hai, tập trung cho công tác truyền thông, thông tin chính xác, minh bạch về tình hình dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt là các hướng dẫn của ngành y tế để cộng đồng cùng hiểu và chung tay với chính quyền địa phương trong phòng chống dịch.
TS Nguyễn Khắc Hiền cũng lưu ý đến các đơn vị cần đảm bảo sức khỏe, phương tiện phòng hộ cho cán bộ, nhân viên y tế khi tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch Covid-19.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết việc xuất hiện ca dương tính tại Hà Nội nằm trong kịch bản phòng chống dịch của thành phố. Trong những ngày tới thành phố cần sẵn sàng tâm thế để tiếp tục điều tra, cách ly y tế, kịp thời phát hiện người dương tính Covid-19.
Ông khuyến cáo mỗi cán bộ y tế và người dân không chủ quan nhưng cũng hết sức bình tĩnh, tiếp nhận thông tin tình hình dịch bệnh một cách chính thống cũng như chủ động các biện pháp bảo vệ bản thân theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh COVID-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch COVID-19.

Cách phòng dịch Covid-19 khi sống tại chung cư, người dân cần nắm rõ

(Kiến Thức) - Để phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại khu chung cư, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khi sử dụng cầu thang máy, cầu thang bộ.

Bộ Y tế đã có hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 đối với người dân, ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư

Cach phong dich Covid-19 khi song tai chung cu, nguoi dan can nam ro
Hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khi sử dụng cầu thang máy, cầu thang bộ. Ảnh: Internet. 
Đối với người dân, Bộ Y tế đưa ra 17 hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 ở chung cư gồm:
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt ngay sau khi về nhà.
2. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; Không khạc nhổ bừa bãi.
4. Súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
5. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
6. Thay và giặt sạch quần áo đi làm, đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà.
7. Hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khi sử dụng cầu thang máy, cầu thang bộ.
8. Hạn chế đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
9. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.
10. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường. Đặc biệt là tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can.
Cach phong dich Covid-19 khi song tai chung cu, nguoi dan can nam ro-Hinh-2
 17 hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 ở chung cư. Ảnh: BYT. 
11. Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ; hạn chế sử dụng điều hòa.
12. Thu gom rác hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
4. Súc miệng, súc họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
5. Giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng.
6. Thay và giặt sạch quần áo đi làm, đi chơi hoặc đến chỗ đông người ngay sau khi về nhà.
7. Hạn chế nói chuyện, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt khi sử dụng cầu thang máy, cầu thang bộ.
8. Hạn chế đến chỗ đông người. Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
9. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc.
10. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hàng ngày bằng các dung dịch tẩy rửa thông thường. Đặc biệt là tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can.
11. Thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ; hạn chế sử dụng điều hòa.
12. Thu gom rác hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.
13. Tự theo dõi sức khỏe, đo nhiệt độ hàng ngày. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở thì đeo khẩu trang; hạn chế tiếp xúc với mọi người; gọi cho đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095 để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
14. Thông báo ngay cho Ban quản lý/Ban quản trị/Ban đại diện chung cư nếu nghi ngờ có người thuộc diện phải quản lý sức khỏe hoặc cách ly.
15. Cập nhật thông tin hàng ngày về dịch bệnh Covid-19 trên các website chính thức của Bộ Y tế (https://ncov.moh.gov.vn, https://suckhoedoisong.vn), cơ quan y tế địa phương; Không thông tin, tuyên truyền sai lệch về tình hình dịch bệnh Covid-19.
16. Thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 của chung cư, cơ quan y tế địa phương.
17. Khi có trường hợp bệnh xác định, nghi ngờ mắc bệnh, cách ly tại nhà thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban quản lý/Ban quản trị/Ban đại diện.
Cach phong dich Covid-19 khi song tai chung cu, nguoi dan can nam ro-Hinh-3
Đối với ban quản lý/ban quản trị/ban đại diện để phòng chống dịch cần tuân thủ 11 hướng dẫn sau để phòng dịch Covid-19. 

Cach phong dich Covid-19 khi song tai chung cu, nguoi dan can nam ro-Hinh-4
8 hướng dẫn phòng chống dịch tại khu chung cư đối với người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê, người cho thuê căn hộ chung cư.