Bố chồng hàng ngày mắng chửi tôi vì không được ăn thịt bò

Mỗi bữa cơm, bố chồng lại trách tôi bất hiếu, có đồ gì ngon cũng không cho ông ăn. Nhưng thực tình đâu phải thế...

Tôi làm dâu đã bước sang năm thứ 20. Mẹ chồng tôi mất sớm, từ trước khi hai vợ chồng tôi về chung một nhà.

Ngần ấy năm qua, mọi việc lớn bé trong nhà đều do một tay tôi chăm lo, chồng tôi chỉ biết làm kinh tế. Từ nấu nướng mỗi ngày ba nữa, dọn dẹp nhà cửa cho đến lo chuyện giỗ Tết, tôi chưa bao giờ nề hà việc gì.

Bố chồng tôi năm nay 80 tuổi. Thời gian gần đây, ông mắc bệnh gout và tiểu đường. Bác sĩ dặn vợ chồng tôi không được cho ông ăn đồ gì "quá chất" như lòng lợn, thịt bò..., kể cả đậu hũ, đồng thời kiêng ăn đồ ngọt hết mức có thể.

Bo chong hang ngay mang chui toi vi khong duoc an thit bo

Bố chồng tôi không chấp nhận được việc mắc bệnh phải kiêng khem ăn uống. (Ảnh minh họa: Newsweek).

Nghe lời bác sĩ, tôi cố gắng áp dụng, hàng ngày lên thực đơn riêng thật cẩn thận cho bố. Tôi luôn dậy sớm đi chợ mua đồ tươi ngon, rau sạch, chuẩn bị từ bữa sáng cho bố rồi mới đi làm. Biết bố sẽ chán khi không được ăn nhiều thịt, tôi thậm chí còn lên mạng học thêm các cách nấu ăn từ rau củ hấp dẫn hơn.

Trước khi mắc bệnh, bố chồng tôi ăn rất khỏe, đặc biệt thích ăn thịt bò. Từ ngày kiêng khem, ông tỏ ra khó chịu ra mặt, luôn kiếm cớ quát mắng tôi và các cháu. Có hôm ông còn giận dỗi bỏ bữa hay lén ra ngoài tự mua đồ ăn.

Vợ chồng tôi nhiều lần hết lời khuyên bố, nịnh bố giữ gìn vì sức khỏe nhưng không được. Sợ bố buồn bực, khó chịu sinh thêm bệnh, thỉnh thoảng tôi đành phải cho ông ăn "thả cửa". Sau mỗi lần như vậy, ông lại bị đau nhức khắp người, khó đi lại, có khi phải nhập viện. Chưa hết, đường tiêu hóa của ông cũng có vấn đề, không ít lần ăn xong, ông "xả" ra giường, ra nhà... trong vô thức và đương nhiên người "chịu trận" lại là tôi.

Câu chuyện "ăn thỏa thích và cái kết đắng" này vẫn liên tục diễn ra. Lâu dần, tôi cảm thấy quá mệt mỏi khi vừa bị bố chồng trách móc, quát mắng, vừa phải vất vả nấu các chế độ ăn khác nhau trong nhà, rồi dọn dẹp "tàn cuộc".

Các con tôi đang trong giai đoạn học hành vất vả để thi chuyển cấp. Nhiều lúc muốn tẩm bổ cho các con, tôi cũng không dám vì luôn có ánh mắt dò xét từ bố chồng. Chỉ cần nấu nồi chè đỗ đen cho con thôi, tôi cũng bị bố chồng trách mắng.

- Giờ cái nhà này không ai còn coi ông già này ra gì nữa rồi. Ăn gì ngon cũng giấu đi ăn một mình, không cho ông già này ăn.

- Bố ơi, bố biết bệnh của bố không ăn được mà ạ...

- Chúng mày là đồ bất hiếu!

Tôi thật sự thương bố chồng ốm bệnh, không được ăn những món mình thích ai mà không chán chường, cáu giận. Nhưng tôi cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này.

Ngày nào tôi cũng tất bật từ sáng đến đêm, hết việc cơ quan lại đến việc nhà. Ấy vậy còn phải nhận thêm không biết bao nhiêu câu mắng chửi. Về làm dâu mười mấy năm, đáng lẽ ra bố chồng phải hiểu tôi là người như thế nào chứ?

Chồng tôi cứ an ủi, xin tôi thông cảm và coi như không có chuyện gì, nhưng làm sao tôi chịu tình cảnh này mãi được. Tôi tủi thân quá, cứ nghĩ đến là khóc. Bao giờ tôi mới hết khổ cực đây?

Thành công sau ly hôn, bỗng dưng bố chồng cũ tới cầu xin

Chuyến ghé thăm đường đột của bố chồng cũ làm tôi rơi vào tình huống khó xử, chưa biết phải làm gì trước lời cầu xin của ông.

Tôi ly hôn đã được 5 năm. Tôi còn nhớ ngày rời khỏi nhà chồng, ra đi với hai bàn tay trắng, gạt nước mắt bế con đi trong sự đắc ý của chồng và bố chồng. Hai người đàn ông là nguyên nhân chính khiến tôi dù không muốn nhưng vẫn phải chủ động ly hôn. Bố chồng thì hay cáu gắt, soi mói con dâu, còn chồng tôi thì chẳng bao giờ ngó ngàng đến vợ con. Cả tháng không đưa cho vợ đồng nào còn vũ phu, chửi bới vợ.

Tôi vừa chăm con nhỏ, vừa phải lo việc nhà, thế mà cũng không được yên thân. Ly hôn sớm để giải thoát khỏi cuộc hôn nhân bế tắc là điều tôi nghĩ đến từ lâu, nhưng vì con còn nhỏ nên cứ nín nhịn mãi chưa dám. Cũng một phần tôi thương bố mẹ đẻ, ông bà chịu nhiều điều tiếng nếu như con gái ly hôn. Nhưng rồi, điều gì đến cũng đã phải đến, tôi đã chủ động thoát khỏi cuộc hôn nhân đầy nước mắt chỉ sau vài năm chung sống.

Tranh luận về nàng dâu khổ nhất màn ảnh Việt

Nhân vật Son, do Kim Oanh thể hiện, trong "Dưới bóng cây hạnh phúc" được khán giả nhận xét là nàng dâu khổ nhất màn ảnh. Nhiều người thương cô nhưng cũng có ý kiến không đồng tình.

Dưới bóng cây hạnh phúc được ví là phiên bản "sống chung với bố chồng", xoay quanh phận làm dâu của nhân vật Son. Son sống biết điều, chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình chồng. Ấy vậy mà cô vẫn không làm vừa lòng bố chồng, anh chồng, em chồng - em dâu và cả chồng (Đạt - Mạnh Hưng đóng).

Những mâu thuẫn đời thường đẩy Son vào bi kịch liên tiếp, bị người nhà hiểu lầm, chỉ trích, hắt hủi. Từ khi Nhài (Thạch Huyền đóng), bạn thân của Son, xuất hiện và muốn đòi công bằng cho Son, mọi chuyện càng trở nên rối tung.