BN416 ở Đà Nẵng rất nặng, nhiều triệu chứng giống phi công Anh

Trong số 20 bệnh nhân COVID-19 nặng có 7 bệnh nhân nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân 416, ca bệnh Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch ở Đà Nẵng này hiện có nhiều triệu chứng giống bệnh nhân 91 là phi công người Anh.

Thông tin tại cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc điều trị ca bệnh COVID-19 nặng chiều muộn ngày 18-8 cho biết hiện cả nước có hơn 400 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại hơn 20 cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo bác sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các ca bệnh hiện đang có 20 ca COVID-19 rất nặng và nguy kịch, trong đó 13 ca tiên lượng rất nặng và 7 ca rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Những ca bệnh này đều có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn, ung thư... Một số ca phải can thiệp ECMO ngay từ khi xác định mắc COVID-19.

BN416 o Da Nang rat nang, nhieu trieu chung giong phi cong Anh
Các bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa bệnh nhân COVID-19 nặng - Ảnh: Bộ Y tế
Cuộc hội chẩn trực tuyến có sự tham gia của PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ điểm cầu Bệnh viện C Đà Nẵng, các chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hô hấp, truyền nhiễm… và các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19.

Tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, hiện có bác sĩ Trần Thanh Linh, Bệnh viện Chợ Rẫy, đang hỗ trợ điều trị bệnh nhân nặng. Tại đây đang điều trị 3 bệnh nhân nặng, trong đó có 2 bệnh nhân phải sử dụng ECMO là bệnh nhân 416 và 742. Hai bệnh nhân này được Hội đồng chuyên môn đề nghị xem xét vấn đề nhiễm trùng bệnh viện, tìm nguyên nhân xem xét vấn đề kháng kháng sinh đối với một số vi khuẩn bệnh viện.

Đại diện Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết ca bệnh 416 là ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng trong giai đoạn từ ngày 25-7, đang diễn tiến rất nặng, trong đó xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng, kháng thuốc, rất khó điều trị. Hiện bệnh nhân vẫn thở máy, chạy ECMO, điều trị kháng sinh, lọc máu liên tục. Bệnh nhân nhiễm hai loại vi khuẩn đa kháng thuốc.

Kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR của bệnh nhân 416 trong 6 ngày gần đây cho thấy bệnh nhân liên tục âm tính rồi dương tính SARS-CoV-2. Cụ thể, kết quả ngày 12-8 cho thấy bệnh nhân âm tính, ngày 14-8 bệnh nhân dương tính trở lại với SARS-CoV-2, nhưng mới nhất ngày 17-8, bệnh nhân lại chuyển âm tính.

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy bệnh nhân 416 hiện kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh điều trị hai loại vi khuẩn mà người đàn ông 57 tuổi quê Đà Nẵng này mắc phải. "Bệnh nhân viêm phổi, hai bên còn có dịch màng phổi. Tiên lượng nặng"- bác sĩ Linh cho hay.

PGS Nguyễn Trường Sơn đề nghị vận chuyển bằng ô tô mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân 416 vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để phân tích gene kháng thuốc, từ đó lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp điều trị đích cho bệnh nhân mà Bệnh viện Chợ Rẫy đang có. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết bệnh nhân 416 có những triệu chứng, biểu hiện tương đồng với bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh) mà Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều trị khỏi trước đây.

BN416 o Da Nang rat nang, nhieu trieu chung giong phi cong Anh-Hinh-2
Các điểm cầu tham gia buổi hội chẩn chiều 18-8 - Ảnh: V.Thu
Tại Trung tâm y tế Hòa Vang (Đà Nẵng), PGS-TS Đỗ Ngọc Sơn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện) Bạch Mai đang hỗ trợ tại đây, cho biết Trung tâm Y tế Hòa Vang hiện có 10 bệnh nhân điều trị hồi sức, trong đó có 5 bệnh nhân thở máy, nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cao, sức khỏe kém. Trung tâm đã đề nghị Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia dinh dưỡng giỏi vào hỗ trợ điều trị nâng cao thể trạng cho những bệnh nhân suy kiệt do phải nằm viện lâu ngày.

Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 có 2 bệnh nhân nặng được hội chẩn là bệnh nhân 438 và bệnh nhân 427. Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 có 3 bệnh nhân nặng, trong đó nặng nhất là BN 812, hiện đang được theo dõi sát.

Tại buổi hội chẩn kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, các chuyên gia đã hội chẩn từng ca bệnh nặng chi tiết về diễn biến từng ngày của bệnh nhân. Các chuyên gia nhắc nhở các bệnh viện kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường dinh dưỡng bệnh viện, tăng cường thông khí phòng bệnh; lưu ý vấn đề phối hợp sử dụng thuốc đối với bệnh nhân có nhiều bệnh đi kèm.

Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị các bệnh viện thành lập các nhóm điều trị có đầy đủ các bác sĩ hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng…. hỗ trợ và điều trị hiệu quả bệnh nhân.

Linh Ka khoe trọn vòng ba và vòng eo siêu thực khi diện bikini

(Kiến Thức) - Khoe ảnh mặc bikini, Linh Ka khiến các fan xuýt xoa tròn mắt vì body chuẩn không cần chỉnh.

Linh Ka khoe tron vong ba va vong eo sieu thuc khi dien bikini
Vòng eo siêu nhỏ và tỉ lệ người cân đối của hotgirl sinh năm 2002 khiến cộng cồng mạng phải ghen tị. 

8 bộ phận vô dụng đến “thừa thãi” trên cơ thể chúng ta

(Kiến Thức) - Con người không ngừng ngừng phát triển, thay đổi và tiến hóa cơ thể để trở nên hoàn hảo. Dù vậy, thật trớ trêu khi cơ thể của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bộ phận vô dụng và thừa thãi.

8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta

1. Cơ gan bàn tay: Hãy thử nắm ngửa tay ra và kéo căng phần cổ tay. Nếu bạn thấy có một chiếc gân nổi lên, thì bạn nằm trong số 10% dân số thế giới "may mắn" được sở hữu cơ gan bàn tay. Bộ phận vô dụng này được gọi là "long palmar muscle" - cơ gan tay, và nó... hoàn toàn vô dụng.

8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-2
2. Ruột thừa: Đúng như cái tên mà loài người đặt cho nó, đây là một bộ phận cơ thể thừa thãi, lại dễ gây viêm nhiễm. Những người làm phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa xong đều chẳng cảm thấy gì khác, vẫn tiếp tục cuộc sống như bình thường.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-3
3. Xương cụt: Đây là khúc xương ở phía cuối xương sống và nó là minh chứng cho thấy tổ tiên của chúng ta từng... có đuôi. Ở các loài động vật, đuôi là bộ phận giúp chúng ta duy trì thăng bằng và khả năng di chuyển tốt. Nhưng khi con người học được cách đi bằng 2 chân, việc tồn tại một cái đuôi bỗng trở nên vô nghĩa. Vậy là qua thời gian, nó tiêu biến đi, chỉ còn lại khúc xương cụt.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-4
4. Răng khôn: Chắc hẳn nhiều người từng phải đau khổ vì chiếc răng này. Nhẹ thì ê ẩm, nặng thì đau nhức đến mức không ăn được gì và phải tới nhờ các nha sĩ giải quyết. Tuy nhiên, những chiếc răng này lại đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với tổ tiên của chúng ta: giúp nghiền nát thức ăn. Ngày nay, răng khôn trở nên thừa thãi và nhiều khi phải đi nhổ bỏ.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-5
5. Đôi tai Darwin (Darwin’s tubercle) hay còn gọi là "sụn tai Darwin". Dấu hiệu nhận biết một người sở hữu đôi tai này, đó là có một phần sụn nhỏ lồi lên phía vành tai. Lý do có cái tên như vậy là vì Darwin chính là người đầu tiên đề cập đến nó. Đôi tai này khá vô dụng, chỉ là một phần còn sót lại của quá trình tiến hóa thôi.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-6
6. Đôi tai biết động đậy: Một số người có khả năng cử động được tai, số khác thì không. Và để làm được điều đó, đôi tai của bạn cần một nhóm cơ đặc biệt. Các cơ trong tai vốn tồn tại từ thời xa xưa, nhằm giúp tổ tiên hướng tai về phía có tiếng động, qua đó tăng khả năng sinh tồn. Còn giờ thì tai con người đã bé hơn trước nên nhóm cơ này chẳng còn tác dụng gì nữa.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-7
7. Plica semilunaris (màng mắt): Plica semilunaris là một nếp gấp mô siêu nhỏ nằm ở góc trong của mắt. Mọi người thường nhầm lẫn nó với tuyến lệ, vậy nhưng Plica semilunaris hoàn toàn là một bộ phận riêng biệt. Tuy nhiên, trên thực tế lớp mí mắt này gần như không có tác dụng gì. Các nhà khoa học cho biết đây là sản phẩm còn sót lại của quá trình tiến hóa.
8 bo phan vo dung den “thua thai” tren co the chung ta-Hinh-8
8. Cơ da cổ - Platysma muscle: Phần cơ này trải dài từ phần cổ trước tới tận ngực. Tác dụng lớn nhất của phần cơ này là vì mục đích thẩm mỹ, cho phép con người thực hiện một số biểu cảm rõ hơn trên khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng miệng. Có điều theo các nhà khoa học, đây cũng là một bộ phận còn sót lại từ quá trình tiến hóa. Ảnh: Internet. 

Điểm danh các bệnh nền khiến người mắc COVID-19 có nguy cơ tử vong cao

Tới nay, các ca tử vong vì COVID-19 ở Việt Nam đều bị ít nhất một bệnh nền ở tình trạng nguy hiểm.

Các nhà khoa học trên thế giới ghi nhận những người từng hoặc đang có bệnh nền sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp 12 lần người bình thường.

Theo báo cáo của Viện Y học Quốc gia Italia, vào giai đoạn đầu của đại dịch, 99% bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi ở nước này đều có ít nhất một bệnh nền liên quan tới tim, thận, tiểu đường, huyết áp cao.