Bloomberg đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam sau Đại hội XII

Theo ước tính của Bloomberg, kinh tế Việt Nam trong năm 2016 có thể tăng trưởng 6,7%, tương đương mức năm 2015.

Trong khi các nền kinh tế đang nổi trên thế giới như Nga, Brazil và Trung Quốc đang giảm tốc, mức tăng trưởng gần 7% mà Việt Nam đạt được trong năm 2015 sẽ đưa quốc gia này trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Đây là bình luận được trang mạng Bloomberg.com đăng tải ngày 24/1.
Bloomberg danh gia cao trien vong kinh te Viet Nam sau Dai hoi XII
Đại lộ Thăng Long tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ, pano. (Ảnh: Quỳnh Trang/TTXVN)
Theo bài viết, nhu cầu tiêu dùng nội địa và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao là những yếu tố giúp Việt Nam đương đầu với những thách thức từ nguy cơ xuất hiện làn sóng bán tháo chứng khoán và hạ giá tiền tệ trong năm 2015.
Bài viết dẫn lời các chuyên gia quốc tế cho rằng “trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng nội địa có thể coi là một yếu tố quyết định. Người dân Việt Nam ngày càng lạc quan về tương lai. Xét trên bình diện khu vực và quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ.”
Theo ước tính của Bloomberg, kinh tế Việt Nam trong năm 2016 có thể tăng trưởng 6,7%, tương đương mức năm 2015. Những nỗ lực gần đây của Ngân hàng Trung ương Việt Nam nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn cũng đã góp phần tăng tính ổn định cho nền kinh tế vĩ mô, đồng thời giảm bớt áp lực đối với dự trữ ngân hàng.
Trong khi đó, theo các số liệu chính thức, tiêu dùng cá nhân trong năm 2015 đã tăng 9,3%. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2015 tăng 17,4% so với năm 2014, lên mức kỷ lục 14,5 tỷ USD. Các thị trường chứng khoán cũng thu hút giới đầu tư nước ngoài.
Bài viết dẫn lời nhà kinh tế Eugenia Victorino, thuộc Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand, nhận định: “Nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2016. Tuy nhiên, triển vọng dài hạn phụ thuộc vào những kết quả từ sự thay đổi về mặt chính trị trong 12 tháng tới."
Ông Victorino dự đoán trong năm 2016 và 2017, Việt Nam có thể trở thành một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nhân tố có thể làm chệch hướng tăng trưởng của Việt Nam là thâm hụt thương mại tăng cao, có thể là do khối lượng nhập khẩu hang tiêu dùng lớn, như ôtô.

Đợt rét buốt kỷ lục tại miền Bắc kéo dài bao lâu?

(Kiến Thức) - "Đợt  rét buốt kỷ lục tại miền Bắc là đợt rét sâu, mạnh và rất hiếm gặp, tuy nhiên sẽ không kéo dài như đợt rét năm 2008", ông Lê Thanh Hải cho biết.

Liên quan đến đợt rét buốt kỷ lục tại miền Bắc, trao đổi với Báo điện tử Kiến Thức, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, đợt rét kỷ lục tại miền Bắc hiện nay là một đợt rét rất mạnh, rất sâu và hiếm gặp.
So với đợt rét kỷ lục kéo dài năm 2008, tại Hà Nội nhiệt độ đo được là 6,7 độ C nhưng sáng sớm nay (24/1) tại Hà Nội đo được nhiệt độ là 6,5 độ C. Tại Sapa năm 2008 đo nhiệt độ là -1 độ C thì sáng nay tại Sapa, nhiệt độ đo được là -2 độ C.

Cảnh người dân Sa Pa vất vả lùa gia súc đi tránh tuyết rơi

Nhiệt độ ở Sa Pa (Lào Cai) giảm xuống còn 3 độ C khiến nhiều người dân bản vội vã lùa gia súc đi tránh rét.

Canh nguoi dan Sa Pa vat va lua gia suc di tranh tuyet roi
  Sáng 23/1, người dân thôn Can Hồ B (xã Bản Khoang, Sa Pa, Lào Cai) họp để bàn phương án chống rét cho người và gia súc. Ông Lý Quẩy Dảo - Phó chủ tịch UBND xã Bản Khoang cho biết, thực hiện chỉ đạo từ huyện, xã đã cử nhân viên khuyến nông xuống từng thôn, bản để hướng dẫn cho người dân.