Binh sĩ Triều Tiên đào tẩu bị bắn 40 phát vẫn sống sót

Theo giới chức Hàn Quốc, một binh sĩ Triều Tiên đào tẩu ở khu vực an ninh chung (JSA) bị trúng ít nhất 5 viên đạn và đang trong tình trạng nguy kịch.

Binh sĩ Triều Tiên đào tẩu sang Hàn Quốc ở khu vực An ninh chung (JSA) tại làng Bàn Môn Điếm hôm 13/11. Người này đã lái xe gần JSA nhưng sau đó buộc phải chạy bộ khi bánh xe gặp sự cố.
Quân đội Triều Tiên đã bắn về phía binh sĩ đào tẩu 40 phát nhưng người này đã chạy qua được bên kia biên giới được tìm thấy dưới đống lá.
Binh si Trieu Tien dao tau bi ban 40 phat van song sot
Bác sĩ cho hay binh sĩ này vẫn trong tình trạng hôn mê. Ảnh: Yonhap 
Binh si Trieu Tien dao tau bi ban 40 phat van song sot-Hinh-2
 Bác sĩ cho hay binh sĩ này vẫn trong tình trạng hôn mê. Ảnh: Yonhap
Quan chức quân đội Hàn Quốc Suh Uk cho biết: "Cho đến sáng nay, chúng tôi được biết binh sĩ Triều Tiên vẫn không có nhận thức và không thể tự thở nhưng tính mạng anh ta có thể được cứu."
Bác sĩ cũng đã lấy 5 viên đạn ra khỏi người nạn nhân nhưng nghi ngờ vẫn còn hai viên đạn trong cơ thể người này.
Ông Lee Cook-jong, bác sĩ phẫu thuật cho binh sĩ, nói rằng đường ruột của binh sĩ này bị tổn hại nghiêm trọng do đạn.
Binh si Trieu Tien dao tau bi ban 40 phat van song sot-Hinh-3
 Bác sĩ nói chuyện với các binh sĩ Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo nói với các nhà lập pháp rằng đây là lần đầu tiên binh sĩ Triều Tiên bắn về phía Hàn Quốc ở JSA.
Các nghị sĩ Hàn Quốc thắc mắc liệu hành động trên của Triều tiên có vi phạm các điều khoản của hiệp ước đình chiến giữa hai nước hay không. Phía Hàn Quốc cho biết hơn 30.000 người Triều Tiên đã đào tẩu sang miền Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.
Khoảng 1.000 người Triều Tiên bỏ trốn sang Hàn Quốc mỗi năm nhưng rất ít người đào tẩu qua khu vực phi quân sự liên Triều (DMZ), một trong những nơi có an ninh nghiêm ngặt nhất thế giới.
Thậm chí còn bất thường hơn khi người Triều Tiên vượt qua JSA, một địa điểm thu hút khách du lịch và là khu vực duy nhất thuộc DMZ mà cả lực lượng Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.

Thực hư Quân đội Syria tháo chạy khỏi thành phố Albu Kamal

(Kiến Thức) - Đại diện các lực lượng vũ trang Nga tại Syria bác bỏ khẳng định quân đội chính phủ Syria  rút khỏi thành phố Albu Kamal.
 

Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời đại diện các lực lượng vũ trang Nga tại Syria bác bỏ thông tin quân đội chính phủ Syria rút khỏi thành phố chiến lược Albu Kamal nằm gần biên giới Iraq.
"Tất cả các tuyên bố của phiến quân IS hay các trang mạng thông tin ủng hổ tổ chức khủng bố này về việc quân đội chính phủ Syria rút chạy khỏi thành phố Albu Kamal là không xác đáng và vô căn cứ. Từ hôm 10/11, chính phủ Syria và lực lượng đồng minh đã kiểm soát hoàn toàn thành phố này",  Đại diện Quân đội Nga cho biết.