Bình nước La Vie có mùi tanh nồng: Công ty "đẩy" tội

(Kiến Thức) - Theo giải thích của Công ty TNHH La Vie, việc sản phẩm bị mùi có thể do bình nước bị nhiễm mùi đặt cạnh bếp, thùng rác và chỉ xét nghiệm các mẫu còn "nguyên đai nguyên kiện".

Liên quan đến vụ việc nước đóng bình của Công ty TNHH La Vie có mùi hăng, vị tanh, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Phạm Văn Ký, Giám đốc chất lượng khu vực phía Bắc Công ty TNHH La Vie tại Hà Nội xung quanh vấn đề này. Ông Ký khẳng định, nước sản xuất ra bảo đảm, không thể có mùi và vị lạ. Việc sản phẩm bị hỏng có thể xảy ra trong khâu phân phối, lưu trữ.
Công nhận mùi và bỏ qua xét nghiệm vị
Ông Ký cho biết, về thông tin khách hàng phản ánh có mùi, công ty đã lấy mẫu phân tích ở nhà máy một bình sản xuất ngày 15/6/2013 nhưng do nhận được một phần mẫu nhỏ trong chai 0,5 lít nên chưa thể kết luận chính xác. Công ty mong muốn nhận được cả bình để phân tích sâu hơn và có phúc đáp đầy đủ cho khách hàng. 
Ông Ký giải thích, về sản phẩm có mùi công ty đã có trả lời khách hàng. Theo đó, về mặt cảm quan, các chuyên gia của công ty nhận thấy, mẫu nước có mùi lạ giống mùi ẩm mốc nhưng rất nhẹ chứ không nặng mùi như ý kiến của khách hàng. 
Nguyên nhân theo ông Ký, có thể do mẫu nước lấy về ít, lại được sang chiết sang chai La Vie nhỏ đã qua sử dụng nên bị ảnh hưởng. Đặc biệt, công ty cũng đã tiến hành phân tích hóa lý với 3 chỉ số cơ bản, nhưng kết quả cho thấy chỉ có chỉ số pH bằng 7,01 cao hơn đôi chút mức tiêu chuẩn sản phẩm của La Vie (tiêu chuẩn là 6,4 ± 0,94). Sự sai khác này có thể là do khâu bảo quản ở đại lý hoặc khách hàng, nhất là tác động của nước cũ trong bình nóng lạnh đã lẫn vào.
Ông Ký cho biết, quy trình sản xuất của La Vie là quy trình khép kín và tự động từ nguồn nước cho đến khi hoàn thiện thành phẩm. Toàn bộ quy trình không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào, trong môi trường vệ sinh hết sức nghiêm ngặt, lại được theo dõi và kiểm tra trước khi xuất hàng nên chắc chắn không thể có mùi được. 
Việc sản phẩm tại nhà khách hàng có mùi, theo ông Ký có thể là do khâu vận chuyển, bảo quản hoặc bình nước được đặt tại những nơi có nguồn mùi mạnh như trong phòng bếp, cạnh thùng rác sinh hoạt của gia đình nên có thể có các mùi gia vị, mùi nấu ăn thẩm thấu vào. Ngoài ra, theo ông Ký, khi bình được cắm vào cây nước, trong cây nước vẫn còn một lượng nước cũ và trong quá trình sử dụng nước đi xuống để cân bằng áp lực với luồng khí đi lên (trong đó có cả nước ở cây và không khí) và đó cũng là lý do có thể làm lây nhiễm lên trên bình nước. 
Tuy nhiên, khi phóng viên đưa ra thắc mắc yêu cầu làm rõ của khách hàng rằng, tại sao lại chỉ có 2 bình La Vie dùng cách nhau cả mấy bình nước mới bị, còn các bình nước khác cũng của La Vie và của các hãng khác cũng sử dụng trên cây nước nóng lạnh đó lại không bị (?) thì ông Ký cho rằng cần xem xét và trả lời sau. Bởi vì cần phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu vận chuyển, khâu bảo quản của đại lý, nơi để sản phẩm, bên trong và bên ngoài bình... đang bị khiếu nại đã phù hợp với hướng dẫn bảo quản và sử dụng sản phẩm ghi trên nhãn hàng chưa.
Về vị tanh ghê khi uống nước trong 2 bình này, ông Ký cho rằng, vì bình nước đã mở, có mùi nên chúng tôi chỉ đánh giá bằng việc ngửi mùi mà không cần thiết phải thử vị, vì công ty sau đó còn tiến hành xét nghiệm một số chỉ tiêu lý hóa trong mẫu nước khiếu nại.  
Phóng viên đã có buổi làm việc với ông Phạm Văn Ký, Giám đốc chất lượng khu vực phía Bắc Công ty TNHH La Vie tại Hà Nội.
Phóng viên đã có buổi làm việc với ông Phạm Văn Ký, Giám đốc chất lượng khu vực phía Bắc Công ty TNHH La Vie tại Hà Nội.  
Không đánh giá được khi sản phẩm đã mở
Trả lời câu hỏi của phóng viên, tại sao La Vie chỉ xét nghiệm 3 chỉ số cơ bản mà không xét nghiệm các chỉ số về vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất...  ông Ký cho rằng, xét nghiệm 3 chỉ số này để xác định xem nước trong bình có phải là nước của La Vie không, chứ không phải để xem tại sao nước gây ra mùi và vị lạ (?). Vì một khi bình nước đã mở nắp sử dụng, thì không thể tuyệt đối loại trừ khả năng chất lượng nước sẽ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (dù có thể là sự vô ý). Nguồn khoáng của La Vie đã được đánh giá về chất lượng và trữ lượng và cấp giấy phép. Sản phẩm La Vie được chứng nhận về chất lượng nên chất lượng luôn ổn định, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
Ông Ký cho biết, nước của La Vie được định kỳ phân tích tại các phòng thí nghiệm quốc gia trong nước và tại Pháp 4 tháng/lần. Kết quả luôn đảm bảo ổn định, không có gì biến động. Độ pH biến động trong 2 bình nước khách hàng phản ánh là do tác động của bên ngoài mới có sự biến đổi đó. Sự biến đổi này có thể là do ly, cốc, cây nóng lạnh... khiến cho vi sinh vật nhiễm vào. Vi sinh vật cũng có thể có lợi và có hại. 
Hai bình nước có mùi có khả năng bị nhiễm vi sinh vật từ cây nước là có thể xảy ra. Nếu khách hàng muốn xét nghiệm các chỉ số khác trong nước của La Vie, công ty sẵn sàng xét nghiệm để khách hàng yên tâm. 
Tuy nhiên, La Vie chỉ làm trên mẫu sản phẩm của công ty còn nguyên đai, nguyên kiện, chứ sản phẩm đã mở không thể đánh giá được. 
Phóng viên đã đề nghị công ty phối hợp với báo giải thích rõ hơn: Nếu do cây nóng lạnh thì tại sao chỉ 2 bình nước mới có dấu hiệu bất thường còn các bình nước khác lại không? Tiếp tục xét nghiệm nước trong 2 bình này các chỉ số về vi sinh vật, hóa học, kim loại nặng... để trả lời rõ cho khách hàng xem có ảnh hưởng tới sức khoẻ hay không? Ông Ký ghi nhận đề nghị của phóng viên và sẽ tiếp tục hợp tác với khách hàng để làm rõ thêm sự việc.

Những người sống sót từ những thai nhi bị phá

(Kiến Thức) - Dưới đây là danh sách những người sống sót và vượt lên số phận dù cha mẹ họ cố gắng bỏ họ trong thời kỳ mang thai.

Melissa Ohden được sinh ra tại Ấn Độ năm 1977, khi mang thai cô mẹ cô là cô gái 15 tuổi không chồng và chỉ có 1 sự lựa chọn là phải phá thai. Mẹ cô ăn một vài loại trái cây để phá thai, rồi cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ để mong thai nhi chết đi. Khi mẹ lên cơn đau đẻ, bà muốn giữ bí mật để giết thai nhi khi vừa được sinh ra. Cô đã sống sót khi một y tá tìm thấy cô khóc trong một thùng rác mà mẹ cô bỏ lại.
 Melissa Ohden được sinh ra tại Ấn Độ năm 1977, khi mang thai cô mẹ cô là cô gái 15 tuổi không chồng và chỉ có 1 sự lựa chọn là phải phá thai. Mẹ cô ăn một vài loại trái cây để phá thai, rồi cố gắng nhảy ra khỏi cửa sổ để mong thai nhi chết đi. Khi mẹ lên cơn đau đẻ, bà muốn  giữ bí mật để giết thai nhi khi vừa được sinh ra. Cô đã sống sót khi một y tá tìm thấy cô khóc trong một thùng rác mà mẹ cô bỏ lại.
Gianna Jessen. Khi mang thai cô được 7 tháng tuổi, mẹ cô đã quyết định từ chối quyền làm mẹ, bà đã tìm đến trung tâm phá thai lớn nhất thế giới, người ta khuyên bà tiêm muối vào tử cung, nó sẽ ăn mòn dần làm thai nhi bị bỏng và chết trong vòng 24 giờ sau đó, điều kỳ diệu là Jessen vẫn còn sống, nhưng bác sĩ phá thai đã không còn làm việc, bà buộc phải sinh con. Hiện tại Jessen là một trong những diễn giả nổi tiếng.
Gianna Jessen. Khi mang thai cô được 7 tháng tuổi, mẹ cô đã quyết định từ chối quyền làm mẹ, bà đã tìm đến trung tâm phá thai lớn nhất thế giới, người ta khuyên bà tiêm muối vào tử cung, nó sẽ ăn mòn dần làm thai nhi bị bỏng và chết trong vòng 24 giờ sau đó, điều kỳ diệu là Jessen vẫn còn sống, nhưng bác sĩ phá thai đã không còn làm việc, bà buộc phải sinh con. Hiện tại Jessen là một trong những diễn giả nổi tiếng. 

Tá hỏa vì bình nước La Vie có vị “lạ” tanh nồng

(Kiến Thức) - Trong 1 tháng, gia đình anh Nguyễn Đức Cường (Thành Công, Hà Nội) bị nhận hai thùng nước La Vie 19 lít có mùi hăng nồng và vị tanh không thể uống được. Khi anh Cường phản ánh, phía công ty đến lấy mẫu nhưng không có trả lời thỏa đáng. 

Hai bình nước có vị tanh
Phản ánh với phóng viên, anh Nguyễn Đức Cường cho biết, trung bình khoảng 10 ngày gia đình anh dùng hết 2 bình nước La Vie. Tuy nhiên, cách đây hơn 1 tháng, khi uống nước, cả hai con anh đều kêu nước có mùi và vị tanh không uống được. Ban đầu anh không tin còn mắng con nhưng khi vợ chồng anh thử thì thấy đúng là nước có mùi hăng nồng xộc lên mũi, uống vào thì có vị tanh lợm. Sợ có thể do cốc, hoặc cây nước, vợ chồng anh đã rửa sạch cốc và đưa bình nước ra khỏi cây để rót nước thì vẫn thấy mùi như vậy.