Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Golf & Doanh nhân

Biết gì về lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi vừa bị bắt?

01/02/2021 19:26

(VietnamDaily) - Bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo Myanmar vừa bị quân đội nước này bắt giữ, từng được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1991.

Thiên An (T.H)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Ngày 1/2, nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi (ảnh) và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cầm quyền (NLD) bị quân đội Myanmar bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Ngày 1/2, nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi (ảnh) và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ cầm quyền (NLD) bị quân đội Myanmar bắt giữ. Ảnh: Reuters.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa Chính phủ Myanmar và lực lượng quân đội nước này. Điều này làm dấy lên nỗi lo về một cuộc đảo chính sau cuộc bầu cử mà quân đội khẳng định là có gian lận. Ảnh: NDTV.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa Chính phủ Myanmar và lực lượng quân đội nước này. Điều này làm dấy lên nỗi lo về một cuộc đảo chính sau cuộc bầu cử mà quân đội khẳng định là có gian lận. Ảnh: NDTV.
Cụ thể, trong cuộc bầu cử năm ngoái, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vang dội, chiếm 83% số ghế ở Quốc hội. Tuy nhiên, đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập, với sự ủng hộ của quân đội, tuyên bố không chấp nhận kết quả này và khẳng định có gian lận. Ảnh: Reuters.
Cụ thể, trong cuộc bầu cử năm ngoái, Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi giành chiến thắng vang dội, chiếm 83% số ghế ở Quốc hội. Tuy nhiên, đảng Liên minh Đoàn kết và phát triển (USDP) đối lập, với sự ủng hộ của quân đội, tuyên bố không chấp nhận kết quả này và khẳng định có gian lận. Ảnh: Reuters.
Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Rangoon (nay là Yangon), Myanmar. Bà là con gái của tướng Aung San - người bị ám sát không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập năm 1948. Ảnh: Reuters.
Bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19/6/1945 tại một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Rangoon (nay là Yangon), Myanmar. Bà là con gái của tướng Aung San - người bị ám sát không lâu trước khi Myanmar giành được độc lập năm 1948. Ảnh: Reuters.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Delhi (Ấn Độ) vào năm 1964 và trường Đại học Oxford (Anh) năm 1968, bà làm việc tại Liên Hợp Quốc trong 3 năm. Ảnh: Sky News.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Delhi (Ấn Độ) vào năm 1964 và trường Đại học Oxford (Anh) năm 1968, bà làm việc tại Liên Hợp Quốc trong 3 năm. Ảnh: Sky News.
Vào năm 1972, bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một học giả người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford. Hai người con của họ lần lượt chào đời vào các năm 1973 và 1977. Ảnh: The Guardian.
Vào năm 1972, bà Aung San Suu Kyi kết hôn với ông Michael Aris, một học giả người Anh đồng thời là giảng viên trường Đại học Oxford. Hai người con của họ lần lượt chào đời vào các năm 1973 và 1977. Ảnh: The Guardian.
Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh chụp bà Aung San và hai con tại Grantown-on-Spey, Scotland, năm 1980. Ảnh: The Guardian.
Trong khoảng thời gian 15 năm từ 1973-1988, bà Aung San Suu Kyi ở nhà chăm lo cho gia đình nhỏ. Ảnh chụp bà Aung San và hai con tại Grantown-on-Spey, Scotland, năm 1980. Ảnh: The Guardian.
Năm 1988, bà trở về Yangon để chăm sóc mẹ. Khi đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Bà San Suu Kyi quyết định ở lại đất nước Myamar để tham gia đấu tranh vì dân chủ cho người dân. Ảnh: NDTV.
Năm 1988, bà trở về Yangon để chăm sóc mẹ. Khi đó, đất nước Myanmar đang bị chia rẽ trong một cuộc chiến giữa bên chính quyền quân sự và giới sinh viên, tri thức đấu tranh đòi dân chủ. Bà San Suu Kyi quyết định ở lại đất nước Myamar để tham gia đấu tranh vì dân chủ cho người dân. Ảnh: NDTV.
Bà trở thành lãnh đạo của đảng NLD. Chính quyền quân sự Myanmar tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 5/1990. Khi đó, Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng, song các lãnh đạo quân đội từ chối chuyển giao quyền lực. Ảnh: Reuters.
Bà trở thành lãnh đạo của đảng NLD. Chính quyền quân sự Myanmar tổ chức bầu cử quốc gia vào tháng 5/1990. Khi đó, Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng, song các lãnh đạo quân đội từ chối chuyển giao quyền lực. Ảnh: Reuters.
Trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2010, bà Suu Kyi đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ, quản thúc tại gia. Ảnh: France24.
Trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2010, bà Suu Kyi đã trải qua gần 15 năm bị giam giữ, quản thúc tại gia. Ảnh: France24.
Năm 1991, bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, trong lúc đang bị quản thúc tại gia. Ảnh: Reuters.
Năm 1991, bà Aung San Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình, trong lúc đang bị quản thúc tại gia. Ảnh: Reuters.
Vào năm 2012, hai năm sau khi được bãi bỏ quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Hạ viện Myanmar. Ảnh: Reuters.
Vào năm 2012, hai năm sau khi được bãi bỏ quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Kyi được bầu vào Hạ viện Myanmar. Ảnh: Reuters.
Năm 2015, Đảng NLD của bà Suu Kyi lên nắm quyền sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ khi đó không nắm trọn vẹn quyền lực mà chia sẻ cùng quân đội. Ảnh: Reuters.
Năm 2015, Đảng NLD của bà Suu Kyi lên nắm quyền sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên, chính phủ khi đó không nắm trọn vẹn quyền lực mà chia sẻ cùng quân đội. Ảnh: Reuters.
Tháng 4/2016, Tổng thống Myanmar ký sắc lệnh ban hành luật trao cho bà Aung San Suu Kyi chức Cố vấn nhà nước. Được biết, Hiến pháp Myanmar ngăn bà Suu Kyi trở thành Tổng thống bởi bà có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài, nhưng với chức vụ Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi vẫn được coi là nhà lãnh đạo của Myanmar. Ảnh: Reuters.
Tháng 4/2016, Tổng thống Myanmar ký sắc lệnh ban hành luật trao cho bà Aung San Suu Kyi chức Cố vấn nhà nước. Được biết, Hiến pháp Myanmar ngăn bà Suu Kyi trở thành Tổng thống bởi bà có chồng, con mang quốc tịch nước ngoài, nhưng với chức vụ Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi vẫn được coi là nhà lãnh đạo của Myanmar. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video hồi năm 2019: Người dân Myanmar đón Tết té nước Thingyan (Nguồn video: THĐT)

Bạn có thể quan tâm

FMC lãi mỏng do trích dự phòng rủi ro thuế từ Mỹ

FMC lãi mỏng do trích dự phòng rủi ro thuế từ Mỹ

Những thú chơi ngông khác người của tỷ phú thế giới

Những thú chơi ngông khác người của tỷ phú thế giới

Cuộc sống xa hoa của tỷ phú giàu thứ 2 thế giới

Cuộc sống xa hoa của tỷ phú giàu thứ 2 thế giới

Vĩnh Sơn Sông Hinh bị xử lý về thuế hơn 2,2 tỷ vì loạt sai phạm nghiêm trọng

Vĩnh Sơn Sông Hinh bị xử lý về thuế hơn 2,2 tỷ vì loạt sai phạm nghiêm trọng

Việt Nam thêm tỷ phú USD, ông Phạm Nhật Vượng bứt phá

Việt Nam thêm tỷ phú USD, ông Phạm Nhật Vượng bứt phá

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú Forbes

Ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú Forbes

Becamex IDC bất ngờ thay CEO

Becamex IDC bất ngờ thay CEO

Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?

Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?

Ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chủ tịch Vietnam Post

Ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chủ tịch Vietnam Post

Cổ phiếu VIC vọt tăng, ông Phạm Nhật Vượng củng cố tài sản

Cổ phiếu VIC vọt tăng, ông Phạm Nhật Vượng củng cố tài sản

1.500 tỷ đồng xây dựng 2 công trình bảo dưỡng máy bay tại Sân bay Long Thành

1.500 tỷ đồng xây dựng 2 công trình bảo dưỡng máy bay tại Sân bay Long Thành

Khối tài sản khủng của nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Khối tài sản khủng của nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Top tin bài hot nhất

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

Tử vi 12 cung hoàng đạo 7/7: Nhân Mã công danh gặp cản trở

06/07/2025 17:30
Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

Khuôn mặt bí ẩn hiện ra trên bể nước cổ nghìn năm tuổi

06/07/2025 12:50
Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

Tấm tranh khảm 2.000 năm bị dùng làm bàn trà suốt 50 năm

07/07/2025 06:42
"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

"Nội soi" xác ướp Ai Cập, bàng hoàng thấy 49 lá bùa hộ mệnh

06/07/2025 12:25
Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

Giải mã hóa thạch lưỡng cư khổng lồ sống trước khủng long

07/07/2025 07:30

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status