Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Biến đổi khí hậu, “nấm sát thủ” trỗi dậy... đe dọa con người

30/05/2025 20:00

Nghiên cứu của các chuyên gia Anh phát hiện biến động khí hậu có khả năng khiến một số loại nấm gây chết người lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới.

Tâm Anh (theo Timesofindia)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Các nhà khoa học tại Đại học Manchester (Anh) mới công bố nghiên cứu về biến đổi khí hậu thúc đẩy sự phát triển của một số loài nấm có hại trên thế giới, gây lo ngại cho sức khỏe cộng đồng và an ninh lương thực. Ảnh: Timesofindia.
Các nhà khoa học tại Đại học Manchester (Anh) mới công bố nghiên cứu về biến đổi khí hậu thúc đẩy sự phát triển của một số loài nấm có hại trên thế giới, gây lo ngại cho sức khỏe cộng đồng và an ninh lương thực. Ảnh: Timesofindia.
Nấm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo ước tính, nhiễm trùng nấm gây ra cái chết của khoảng 2,5 triệu người mỗi năm. Ảnh: Timesofindia.
Nấm đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo ước tính, nhiễm trùng nấm gây ra cái chết của khoảng 2,5 triệu người mỗi năm. Ảnh: Timesofindia.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Manchester đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách các sinh vật, bao gồm nấm sẽ thay đổi như thế nào khi khí hậu ấm lên. Ảnh: Timesofindia.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Manchester đã thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách các sinh vật, bao gồm nấm sẽ thay đổi như thế nào khi khí hậu ấm lên. Ảnh: Timesofindia.
Các nhà nghiên cứu đã dùng thuật toán mô phỏng và dự báo để đánh dấu phạm vi lan rộng của nấm Aspergillus - một loại nấm sợi thông dụng và là tác nhân chính gây bệnh Aspergillosis (bệnh nhiễm trùng phổi do bào tử nấm Aspergillus). Ảnh: activepure.
Các nhà nghiên cứu đã dùng thuật toán mô phỏng và dự báo để đánh dấu phạm vi lan rộng của nấm Aspergillus - một loại nấm sợi thông dụng và là tác nhân chính gây bệnh Aspergillosis (bệnh nhiễm trùng phổi do bào tử nấm Aspergillus). Ảnh: activepure.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra biến đổi khí hậu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng loại nấm Aspergillus mở rộng phạm vi sinh tồn đến Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nga. Ảnh: rytechinc.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra biến đổi khí hậu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số chủng loại nấm Aspergillus mở rộng phạm vi sinh tồn đến Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nga. Ảnh: rytechinc.
Norman van Rijn, một trong những tác giả của nghiên cứu đồng thời là chuyên gia về biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manchester cho biết: "Nấm ít được nghiên cứu hơn so với virus và ký sinh trùng nhưng nghiên cứu mới cho thấy các tác nhân gây bệnh nấm có khả năng sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các khu vực trên thế giới trong tương lai. Ảnh: Getty.
Norman van Rijn, một trong những tác giả của nghiên cứu đồng thời là chuyên gia về biến đổi khí hậu và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manchester cho biết: "Nấm ít được nghiên cứu hơn so với virus và ký sinh trùng nhưng nghiên cứu mới cho thấy các tác nhân gây bệnh nấm có khả năng sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các khu vực trên thế giới trong tương lai. Ảnh: Getty.
Nấm Aspergillus là một giống vi nấm dạng sợi, tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, thường xuyên phát tán hàng triệu bào tử nấm vào không khí. Con người tiếp xúc và hít phải bào tử nấm Aspergillus mỗi ngày nhưng hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nhờ hệ thống miễn dịch "loại bỏ" chúng. Ảnh: Aspergillus felis (Barrs VR et al).
Nấm Aspergillus là một giống vi nấm dạng sợi, tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, thường xuyên phát tán hàng triệu bào tử nấm vào không khí. Con người tiếp xúc và hít phải bào tử nấm Aspergillus mỗi ngày nhưng hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào nhờ hệ thống miễn dịch "loại bỏ" chúng. Ảnh: Aspergillus felis (Barrs VR et al).
Tuy nhiên, bào tử nấm có thể phát triển sâu trong cơ thể, gây bệnh Aspergillosis lên những cá nhân đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh phổi tiềm ẩn, hen suyễn, những người bị suy yếu hệ miễn dịch do đang điều trị ung thư, ghép tạng, hay mắc HIV/AIDS... Theo các chuyên gia, bệnh nhiễm nấm Aspergillus có tỉ lệ tử vong rất cao (20 - 40%) và thường khó chẩn đoán được. Ảnh: Aspergillus felis (Barrs VR et al).
Tuy nhiên, bào tử nấm có thể phát triển sâu trong cơ thể, gây bệnh Aspergillosis lên những cá nhân đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp như bệnh phổi tiềm ẩn, hen suyễn, những người bị suy yếu hệ miễn dịch do đang điều trị ung thư, ghép tạng, hay mắc HIV/AIDS... Theo các chuyên gia, bệnh nhiễm nấm Aspergillus có tỉ lệ tử vong rất cao (20 - 40%) và thường khó chẩn đoán được. Ảnh: Aspergillus felis (Barrs VR et al).
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra 2 loài nấm là Aspergillus flavus và Aspergillus fumigatus dự kiến có thể sẽ lan rộng sang một số vùng của Mỹ, Canada, châu Âu và Bắc Á vào năm 2100. Ngược lại, một số khu vực ở Nam Mỹ, châu Phi và Australia có thể trở nên quá nóng làm tăng khả năng chịu đựng của nấm, cho phép chúng tồn tại lâu hơn trong cơ thể người. Ảnh: Barrs VR et al.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra 2 loài nấm là Aspergillus flavus và Aspergillus fumigatus dự kiến có thể sẽ lan rộng sang một số vùng của Mỹ, Canada, châu Âu và Bắc Á vào năm 2100. Ngược lại, một số khu vực ở Nam Mỹ, châu Phi và Australia có thể trở nên quá nóng làm tăng khả năng chịu đựng của nấm, cho phép chúng tồn tại lâu hơn trong cơ thể người. Ảnh: Barrs VR et al.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm Aspergillus flavus vào danh sách tác nhân gây bệnh nấm nghiêm trọng vào năm 2022 vì khả năng tác động đến sức khỏe cộng đồng và có thể kháng thuốc kháng nấm. Ảnh: Getty.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm Aspergillus flavus vào danh sách tác nhân gây bệnh nấm nghiêm trọng vào năm 2022 vì khả năng tác động đến sức khỏe cộng đồng và có thể kháng thuốc kháng nấm. Ảnh: Getty.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cá mái chèo dạt vào bờ biển.

Bạn có thể quan tâm

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

Xúc động người cựu chiến binh đọc thơ trước mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện

Xúc động người cựu chiến binh đọc thơ trước mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện

Cây cảnh trồng trong nhà vừa đẹp không gian vừa cho quả ngon

Cây cảnh trồng trong nhà vừa đẹp không gian vừa cho quả ngon

Giải mã bản thảo ma thuật cổ huyền bí nhất châu Phi

Giải mã bản thảo ma thuật cổ huyền bí nhất châu Phi

Còi 2.000 năm tuổi tìm thấy trong mộ cổ khiến thế giới sửng sốt

Còi 2.000 năm tuổi tìm thấy trong mộ cổ khiến thế giới sửng sốt

Sự thật bất ngờ về dãy núi dài nhất thế giới

Sự thật bất ngờ về dãy núi dài nhất thế giới

Vì sao loài bọ hung được người Ai Cập cổ tôn thờ như thần thánh?

Vì sao loài bọ hung được người Ai Cập cổ tôn thờ như thần thánh?

Top tin bài hot nhất

Còi 2.000 năm tuổi tìm thấy trong mộ cổ khiến thế giới sửng sốt

Còi 2.000 năm tuổi tìm thấy trong mộ cổ khiến thế giới sửng sốt

27/07/2025 06:42
Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

Tìm thấy bình đựng nước hé lộ bí mật thương gia Ai Cập

27/07/2025 12:25
Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

27/07/2025 14:40
Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

27/07/2025 19:08
Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

Bí ẩn kim tự tháp bậc thang 4.600 năm tuổi ở Ai Cập

27/07/2025 08:12

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status